Đáp án Hóa học 10 chân trời sáng tạo Bài 8: Quy tắc Octet
File đáp án Hóa học 10 chân trời sáng tạo Bài 8: Quy tắc Octet . Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án hóa học 10 chân trời sáng tạo (bản word)
BÀI 8: QUY TẮC OCTET
1. LIÊN KẾT HÓA HỌC
Câu 1: Hình 8.1 giải thích sự hình thành phân tử hydrogen (H2) và fluorine (F2) từ các nguyên tử. Theo em, các nguyên tử hydrogen và fluorine đã bắt chước cấu hình electron của các nguyên tử khí hiếm nào khi tham gia liên kết?
Trả lời:
Các nguyên tử hydrogen và fluorine đã bắt chước cấu hình electron của các nguyên tử khí hiếm như He, Ne
Câu 2: Sử dụng sơ đồ tương tự như Hình 8.1, hãy giải thích sự tạo thành phân tử chlorine (Cl2) và oxygen (O2) từ các nguyên tử tương ứng.
Trả lời:
Sự hình thành phân tử Cl2
Sự hình thành phân tử O2
2. Quy tắc Octet
Câu 3: Từ Hình 8.2, cho biết mỗi nguyên tử nitrogen đã đạt được cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm nào.
Trả lời:
Mỗi nguyên tử nitrogen đã đạt được cấu hình electron bền vững của nguyên tử khí hiếm Ne.
Câu hỏi: Nguyên tử của các nguyên tố hydrogen và fluorine có xu hướng cho đi, nhận thêm hay góp chung các electron hóa trị khi tham gia liên kết hình thành phân tử hydrogen fluoride (HF)
Trả lời:
Nguyên tử của các nguyên tố hydrogen và fluorine có xu hướng góp chung các electron hóa trị khi tham gia liên kết hình thành phân tử hydrogen fluoride (HF)
Câu 4: Ion sodium và ion fluoride có cấu hình electron của các khí hiếm tương ứng nào?
Trả lời:
Ion sodium và ion fluoride có cấu hình electron của Ne
Câu 5: Trình bày sự hình thành ion lithium. Cho biết ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng nào?
Trả lời:
- Nguyên tử Lithium cho đi 1 electron để tạo thành ion lithium
- Ion lithium có cấu hình electron của khí hiếm He
Câu hỏi: Biết phân tử magnesium oxide hình thành bởi các ion Mg2+ và O2-. Vận dụng quy tắc octet, trình bày sự hình thành các ion trên từ những nguyên tử tương ứng.
Trả lời:
- Nguyên tử Mg cho đi 2 electron để tạo thành Mg2+
- Nguyên tử O nhận thêm 2 electron để tạo thành O2-
BÀI TẬP
Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?
- Fluorine B. Oxygen C. Hydrogen D. Chlorine
Trả lời:
Chọn đáp án D. Chlorine
Câu 2: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố potassium (Z = 19) phải nhường đi
- 2 electron B. 3 electron C. 1 electron D. 4 electron
Trả lời:
Chọn đáp án C. 1 electron
Câu 3: Vận dụng quy tắc octet, trình bày sơ đồ mô tả sự hình thành phân tử potassium chloride (KCI) từ nguyên tử của các nguyên tố potassium và chlorine
Trả lời:
- Phân tử potassium được hình thành bởi các ion K+ và Cl-.
- Nguyên tử nguyên tố potassium cho đi 1 electron tạo thành K+ để đạt cấu hình electron bền vững của Ar
- Nguyên tử nguyên tố chloride nhận 1 electron tạo thành Cl- để đạt cấu hình electron bền vững của Ar
Câu 4: Giải thích sự hình thành liên kết trong phân tử H2O bằng cách áp dụng quy tắc octet.
Trả lời:
- Phân tử H2O được hình thành bởi 2 ion H+ và 1 ion O2-.
- Nguyên tử nguyên tố hydrogen cho đi 1 electron tạo thành H+ để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm
- Nguyên tử nguyên tố oxygen nhận 2 electron tạo thành O2- để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm Ne