Đáp án Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời sáng tạo bản 2 chủ đề 5: Phát triển cộng đồng đoàn kết và bền vững
File đáp án Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2 chủ đề 5: Phát triển cộng đồng đoàn kết và bền vững. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
CHỦ ĐỀ 5. PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG ĐOÀN KẾT VÀ BỀN VỮNG
Hoạt động 1: Tổ chức hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết, hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc
1. Chia sẻ các hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết, hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc mà em biết hoặc đã tham gia.
Hướng dẫn chi tiết:
Một số hoạt động giáo dục tinh thần đoàn kết, hòa bình và hữu nghị giữa các dân tộc như:
- Giao lưu thanh niên, học sinh quốc tế
- Lễ hội văn hóa các dân tộc Việt Nam
- Quyên góp, giúp đỡ nạn nhân ở các vùng xảy ra thiên tai, dịch bệnh
- Vẽ và triển lãm tranh ca ngợi hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc.
- Tham gia vào các hoạt động tình nguyện cộng đồng.
2. Lựa chọn một nội dung giáo dục tỉnh thần đoàn kết, hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc và xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động.
Hướng dẫn chi tiết:
KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI VẼ VÀ TRIỂN LÃM TRANH VỀ TÌNH ĐOÀN KẾT, HÒA BÌNH, HỮU NGHỊ GIỮA CÁC DÂN TỘC
1. Mục tiêu:
Khuyến khích, phát huy tinh thần sáng tạo, thể hiện ý tưởng, năng khiếu của học sinh và góp phần giáo dục ý nghĩa tình đoàn kết, hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc trên thế giới.
2. Đối tượng tham gia: Học sinh khối lớp 12.
3. Thời gian thực hiện: 1 tháng
4. Nội dung triển khai:
Công việc | Thời gian thực hiện | Người phụ trách | Sản phẩm/ kết quả thực hiện |
Xây dựng và truyền thông về kế hoạch tổ chức. | Tuần 1 | Nhóm 1 và 2 | Bảng kế hoạch cho các lớp |
Thu nhận tranh vẽ từ các cá nhân tham gia. | Tuần 2 | Nhóm 2 và 3 | Số lượng tác phẩm dự thi |
Triển lãm tranh dự thi | Tuần 3 | Nhóm 3 và 4 | Không gian triển lãm tranh. |
Chấm điểm sản phẩm và xếp hạng giải thưởng | Tuần 4 | Nhóm 4 và 1 | Kết quả giải thưởng |
3. Tổ chức hoạt động giáo dục theo kế hoạch và báo cáo kết quả.
Hướng dẫn chi tiết:
- Tổng số tác phẩm dự thi
- Số lượng khách tham quan triển lãm
- Đánh giá sự hưởng ứng tích cực từ cộng đồng và các học sinh.
4. Tham gia các hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình, hữu nghị giữa các dân tộc ở địa phương và chia sẻ cảm xúc của em.
Hướng dẫn chi tiết:
- Cảm xúc của em sau khi tham gia vào những hoạt động này là sự hạnh phúc khi thấy mình thuộc một phần của một cộng đồng, cảm thấy hài lòng và tự hào khi thấy những hoạt động mình tham gia tạo ra bầu không khí tích cực và đoàn kết.
- Đồng thời, em cũng thấu hiểu và cảm thấy biết ơn những dân tộc khác khi họ chia sẻ với em về truyền thống, văn hóa của mình.
Hoạt động 2: Thể hiện sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau và thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá
1. Chỉ ra những biểu hiện của sự hứng thú, ham hiểu biết khi khám phá các nền văn hoá khác nhau.
Hướng dẫn chi tiết:
- Hiểu được giá trị, ý nghĩa của các nền văn hoá đối với xã hội và cá nhân
- Tìm hiểu về lịch sử, truyền thống, ngôn ngữ, và tín ngưỡng của các dân tộc khác nhau
- Có nhiều thông tin về các nền văn hoá
- Thích thú, rung cảm trước vẻ đẹp, sự độc đáo của các nền văn hoá
- Thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá
- Giữ tinh thần mở cửa và sẵn lòng học hỏi từ những dân tộc khác
- Tích cực tham gia những hoạt động khám phá các nền văn hoá như các buổi hội thảo, học nhảy, triển lãm, hoặc tham quan các địa điểm văn hóa.
2. Xác định những biểu hiện của thái độ tôn trọng sự khác biệt giữa các nền văn hoá.
Hướng dẫn chi tiết:
- Tự hào khi giới thiệu với người nước ngoài về lịch sử, truyền thống văn hoá của dân tộc mình
- Không thể hiện cử chỉ, lời nói thiếu tôn trọng văn hoá của các dân tộc
- Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hoá của các dân tộc
- Tìm hiểu những điều nên làm và không nên làm của đất nước sở tại trước khi đến.
3. Lựa chọn một số đặc trưng văn hoá của dân tộc mà em quan tâm và giới thiệu về những giá trị của nền văn hoá đó.
Hướng dẫn chi tiết:
- Nội dung: Phong tục, tập quán; trang phục; lễ hội
- Hình thức: Đoạn phim ngắn; bài thuyết trình; tập san ảnh
4. Chia sẻ sự hứng thú, ham hiểu biết và thái độ tôn trọng của em đối với các nền văn hóa khác nhau.
Hướng dẫn chi tiết:
- Khi nghe thuyết trình về văn hóa của các dân tộc vùng Tây Nguyên, em thấy có nhiều phong tục tốt đẹp cần được gìn giữ.
- Em đã rất chăm chú và phát hiện nhiều điều thú vị khi được nghe giới thiệu về văn hóa Nhật Bản.
Hoạt động 3: Chủ động, tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng
1. Chỉ ra những biểu hiện của sự chủ động, tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng.
Hướng dẫn chi tiết:
- Cởi mở, chào hỏi, bắt chuyện,... với mọi người trong cộng đồng
- Thể hiện sự chân thành, biết lắng nghe khi trò chuyện với mọi người
- Tích cực tham gia các hoạt động giúp đỡ cộng đồng phù hợp với khả năng của bản thân
- Chủ động đề xuất những khó khăn của cộng đồng và kêu gọi mọi người chung tay hành động, giúp đỡ
- Chủ động gặp gỡ các cá nhân, tổ chức để xin hỗ trợ cho hoạt động giúp đỡ cộng đồng.
2. Thể hiện sự chủ động, tự tin khi thiết lập các mối quan hệ xã hội và sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng trong các tình huống.
Tình huống 1:
Sau đợt lũ lụt, địa phương của T phải chịu hậu quả rất nặng nề, nghiêm trọng nhất là nguy cơ dịch bệnh có khả năng bùng phát. Nếu là T, em sẽ làm gì?
Tình huống 2:
K đang cùng nhóm bạn thực hiện dự án Thắp sáng ước mơ đến trường cho những học sinh ở vùng khó khăn. K muốn kết nối với các cá nhân, tổ chức để hỗ trợ cho dự án của mình.
Nếu là K, em sẽ làm gì?
Hướng dẫn chi tiết:
Tình huống 1:
- Tham gia vào các hoạt động cứu hộ và cứu trợ
- Tham gia vào các chiến dịch phòng chống dịch bệnh như tiêm phòng, phát khẩu trang, tăng cường vệ sinh môi trường.
Tình huống 2:
- Nghiên cứu và xác định các cá nhân, tổ chức hoặc doanh nghiệp có thể quan tâm và muốn hỗ trợ cho dự án
- Chuẩn bị một kế hoạch cụ thể
- Tổ chức các buổi gặp gỡ và trò chuyện với các cá nhân hoặc đại diện từ các tổ chức để trao đổi ý tưởng
3. Lựa chọn một hoạt động giúp đỡ cộng đồng ở địa phương, xây dựng kế hoạch và thực hiện.
Hướng dẫn chi tiết:
- Điểm giống nhau, khác nhau giữa các ý kiến
- Khái quát những điểm chính từ các ý kiến tham khảo
- Suy ngẫm sự lựa chọn và quyết định của bản thân.
4. Chia sẻ bài học kinh nghiệm mà em đã chủ động, tự tin thiết lập được các mối quan hệ xã hội và giúp đỡ cộng đồng.
Hướng dẫn chi tiết:
- Việc hiểu rõ thông tin về các cá nhân, tổ chức sẽ giúp chúng ta chủ động và tự tin khi thiết lập các mối quan hệ xã hội.
- Tham gia càng nhiều hoạt động giúp đỡ cộng đồng sẽ giúp chúng ta trưởng thành hơn.
Hoạt động 4: Xây dựng, triển khai dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo và quản lí dự án hiệu quả
1. Chia sẻ những dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo mà em biết hoặc đã tham gia.
Hướng dẫn chi tiết:
- Tên dự án: Hành Trình Yêu Thương
- Mục tiêu của dự án: cung cấp, hỗ trợ và giúp đỡ cho các cộng đồng có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là trẻ em mồ côi, người già, và người nghèo.
- Các hoạt động hoặc nội dung của dự án:
+ Dự án tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ cơ bản như thức ăn, quần áo, sách vở, và dược phẩm cho những người có nhu cầu.
+ Ngoài ra, dự án còn tổ chức các buổi tư vấn sức khỏe, giáo dục về vệ sinh cá nhân, và các hoạt động vui chơi, giải trí cho trẻ em.
- Những việc làm cụ thể của em:
+ Em đã tham gia vào việc thu thập quần áo, thực phẩm, đồ chơi và sách vở từ cộng đồng.
+ Sau đó, em tham gia vào việc đóng gói và phân phối các mặt hàng này đến các trung tâm cứu trợ và các gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
+ Em cũng tham gia vào việc tổ chức các buổi tư vấn và hoạt động giáo dục về sức khỏe và vệ sinh cho trẻ em trong cộng đồng.
2. Xác định các cách quản lí dự án hiệu quả.
Hướng dẫn chi tiết:
- Quản lí theo mục tiêu của dự án đề ra
- Giám sát quy trình thực hiện dự án
- Cập nhật thường xuyên tiến độ của dự án
- Chia dự án thành các giai đoạn để dễ theo dõi và điều chỉnh khi cần thiết
- Kiểm tra kết quả thực hiện sau mỗi giai đoạn
- Chủ động giải quyết những khó khăn phát sinh trong quá trình thực hiện
- Thực hiện kết nối, chuyển giao kết quả dự án cho người thụ hưởng.
3. Xây dựng dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo.
Hướng dẫn chi tiết:
DỰ ÁN 200 CẶP SÁCH TẶNG HỌC SINH VÙNG CAO
1. Lí do ra đời của dự án:
Đáp ứng nhu cầu về cặp sách để trao tặng cho học sinh vùng cao trước khi bước vào năm học mới.
2. Mục tiêu thực hiện dự án:
- Giáo dục tinh thần nhân đạo "Tương thân tương ái" cho cộng đồng
- Quyên góp được ít nhất 200 cặp sách có chất lượng tốt.
3. Thời gian thực hiện: 3 tháng.
4. Mô tả dự án: Dự án sẽ thu nhận cặp sách do cộng đồng đóng góp; sau đó, tiến hành trao tặng cho đại diện chính quyền địa phương hoặc trao tặng trực tiếp tại trường có học sinh khó khăn.
5. Điều kiện thực hiện dự án:
- Nhà trường và người thân ủng hộ dự án
- Phân công nhiệm vụ và phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên
- Thời gian thực hiện dự án không làm ảnh hưởng đến việc học tập của các thành viên tham gia.
6. Các hoạt động và phân công nhiệm vụ:
Hoạt động | Người thực hiện |
Thành lập nhóm tình nguyện; báo cáo, xin ý kiến góp ý của nhà trường và những người xung quanh. | Nhóm trưởng |
Tuyên truyền mục đích, ý nghĩa của dự án | Ban tuyên truyền |
Kêu gọi sự ủng hộ kinh phí hoặc cặp sách cho học sinh | Tập thể nhóm |
Tổ chức lễ trao quả. | Tập thể nhóm |
4. Xây dựng dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo.
Hướng dẫn chi tiết:
- Tìm kiếm những yêu cầu, quy định liên quan đến dự án
- Xác định phạm vi, mức độ của dự án để phân công nhiệm vụ cho các thành viên thực hiện theo từng giai đoạn
- Giám sát, đảm bảo các công việc triển khai hiệu quả và tạo sự gắn kết giữa các thành viên
- Đánh giá kết quả thực hiện sau khi kết thúc dự án.
5. Chia sẻ kết quả thực hiện hoạt động tình nguyện nhân đạo.
Hướng dẫn chi tiết:
- Nhờ sự hỗ trợ và đóng góp của mọi người, chúng em đã đạt được những thành tựu đáng kể.
- Chúng em đã cung cấp cặp sách cho những em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn, cùng với đó là việc cung cấp kiến thức về sức khỏe và vệ sinh cá nhân.
- Chúng em cũng đã tổ chức các hoạt động giáo dục về kỹ năng sống và tạo ra một môi trường đầy tình thương và niềm vui cho các em nhỏ.
Hoạt động 5: Đánh giá ý nghĩa của hoạt động xã hội
1. Xác định ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với cá nhân và cộng đồng.
Hướng dẫn chi tiết:
- Đối với cá nhân:
+ Phát triển kĩ năng xã hội
+ Rèn luyện sự tự tin và nâng cao giá trị của bản thân
+ Có thêm nhiều niềm vui trong cuộc sống
+ Mở rộng các mối quan hệ xã hội của bản thân
- Đối với cộng đồng:
+ Gắn kết mối quan hệ giữa con người với con người
+ Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng
+ Giúp cộng đồng phát triển bền vững;
+ Góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội
2. Đánh giá ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với em khi tham gia hoạt động đó.
Hướng dẫn chi tiết:
- Tên hoạt động đã tham gia: tình nguyện dọn vệ sinh môi trường
- Những đóng góp của bản thân khi tham gia hoạt động: tích cực tham gia vào việc thu gom rác, làm sạch môi trường xung quanh.
- Những điều em có được sau khi tham gia hoạt động:
+ Em cảm nhận được sự hài lòng và lòng biết ơn từ việc làm điều tốt cho cộng đồng.
+ Em có cơ hội gặp gỡ, kết nối và học hỏi từ những người khác, tạo ra mối quan hệ mới và tăng cường tinh thần đoàn kết trong cộng đồng.
+ Trải nghiệm tham gia hoạt động xã hội đã giúp em phát triển kỹ năng giao tiếp, tự tin và tinh thần trách nhiệm, là những kỹ năng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày và sự nghiệp của em.
3. Chia sẻ suy nghĩ và cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động xã hội.
Hướng dẫn chi tiết:
- Em cảm nhận được sự sâu sắc và ý nghĩa của những hoạt động xã hội.
- Em cảm thấy thấu hiểu và đồng cảm với những người khác trong cộng đồng, và sẵn lòng dành thời gian và công sức để hỗ trợ họ.
- Từ đó, mỗi khi gặp phải những khó khăn và thách thức, em lại cảm thấy khích lệ và quyết tâm hơn để vượt qua.
Nhiệm vụ 6: Đánh giá kết quả trải nghiệm
Lựa chọn mức độ đánh giá phù hợp cho mỗi nội dung.
Nội dung đánh giá | Tự đánh giá |
1. Chia sẻ được các hoạt động giáo dục tình thần đoàn kết, hoà bình và hữu nghị giữa các dân tộc mà em biết hoặc đã tham gia. | Đạt |
2. Xây dựng được kế hoạch giáo dục tinh thần đoàn kết, hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc. | Tốt |
3. Thực hiện được kế hoạch hoạt động thể hiện tinh thần đoàn kết, hoà bình, hữu nghị giữa các dân tộc. | Đạt |
4. Thể hiện được sự hứng thú, ham hiểu biết và thái độ tôn trọng các nền văn hoá khác nhau. | Đạt |
5. Thể hiện được sự chủ động, tự tin trong thiết lập các mối quan hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng. | Tốt |
6. Chia sẻ được những dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo mà em biết hoặc đã tham gia. | Đạt |
7. Xây dựng, triển khai được dự án hoạt động tình nguyện nhân đạo. | Đạt |
8. Quản lí được dự án hoạt động tình nguyên nhân đạo. | Đạt |
9. Xác định được ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với cá nhân và cộng đồng. | Tốt |
10. Đánh giá được ý nghĩa của hoạt động xã hội mà em đã tham gia. | Đạt |