Đề thi giữa kì 2 hoạt động trải nghiệm 12 chân trời sáng tạo bản 2 (Đề số 3)

Ma trận đề thi, đề kiểm tra Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo (Bản 2) Giữa kì 2 Đề số 3. Cấu trúc đề thi số 3 giữa kì 2 môn HĐTN 12 chân trời này bao gồm: trắc nghiệm, tự luận, hướng dẫn chấm điểm, bảng ma trận, bảng đặc tả. Bộ tài liệu tải về là bản word, thầy cô có thể điều chỉnh được. Hi vọng bộ đề thi này giúp ích được cho thầy cô.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

        PHÒNG GD & ĐT ……………….

Chữ kí GT1: ...........................

        TRƯỜNG THPT…………...

Chữ kí GT2: ...........................

         

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2

HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 12 

CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 2)

NĂM HỌC: 2024 - 2025

Thời gian làm bài: 45 phút (Không kể thời gian phát đề)

Họ và tên: ……………………………………  Lớp:  ………………..

Số báo danh: …………………………….……Phòng KT:…………..

Mã phách

Điểm bằng số

 

 

 

 

Điểm bằng chữ

Chữ ký của GK1

Chữ ký của GK2

Mã phách

ĐỀ BÀI

 A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm) 

Câu 1 (0,25 điểm). Mục đích chính của việc tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng là gì?
A. Phát triển kinh tế cá nhân.
B. Góp phần xây dựng xã hội bền vững.
C. Cạnh tranh giữa các cộng đồng.
D. Thực hiện sở thích cá nhân.

Câu 2 (0,25 điểm). Hoạt động nào dưới đây thể hiện sự tham gia phát triển cộng đồng?
A. Tổ chức dọn vệ sinh tại công viên địa phương.
B. Kinh doanh sản phẩm riêng để kiếm lời.
C. Chơi thể thao trong nhóm bạn thân.
D. Đi du lịch khám phá văn hóa.

Câu 3 (0,25 điểm). Tại sao sự đoàn kết là yếu tố quan trọng trong xây dựng cộng đồng?
A. Để giảm chi phí đầu tư.
B. Để mọi người cùng hướng đến mục tiêu chung.
C. Để tăng lợi ích cá nhân.
D. Để cạnh tranh với các cộng đồng khác.

Câu 4 (0,25 điểm). Hoạt động nào không phù hợp với mục tiêu phát triển cộng đồng?
A. Tham gia trồng cây gây rừng.
B. Thực hiện dự án cung cấp nước sạch.
C. Giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
D. Tăng lợi nhuận kinh doanh cá nhân.

Câu 5 (0,25 điểm). Hành động nào thể hiện tinh thần xây dựng cộng đồng?
A. Đóng góp quỹ hỗ trợ người dân vùng thiên tai.
B. Mua sắm cho nhu cầu cá nhân.
C. Tham gia câu lạc bộ sở thích riêng.
D. Du lịch nghỉ dưỡng cùng gia đình.

Câu 6 (0,25 điểm). Hoạt động nào thúc đẩy sự phát triển bền vững của cộng đồng?
A. Tăng cường ý thức bảo vệ môi trường.
B. Chỉ tập trung vào khai thác tài nguyên.
C. Phát triển công nghiệp không kiểm soát.
D. Không quan tâm đến chất lượng sống.

Câu 7 (0,25 điểm). Đâu là ý nghĩa của sự khác biệt giữa các nền văn hóa?

A. Tạo sự đa dạng về đời sống của nhân dân.

B. Thu hút tính tò mò.

C. Thể hiện tính độc đáo đặc trưng của mỗi nền văn hóa.

D. Phát triển xuất – nhập khẩu.

Câu 8 (0,25 điểm). Đâu là hoạt động giao lưu văn hóa thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc?

A. Trao đổi sinh viên.

B. Giao hữu bóng đá.

C. Đại hội thể thao quốc tế.

D. Hợp tác phát triển kinh tế.

Câu 9 (0,25 điểm). Bảo tồn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên nhằm mục đích

A. khai thác tài nguyên thiên nhiên.

B. duy trì, bảo vệ sự đa dạng phong phú của cảnh quan thiên nhiên.

C. phát triển quê hương, đất nước.

D. bảo vệ môi trường.

Câu 10 (0,25 điểm). Học sinh thực hiện bảo tồn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên nhằm mục đích

A. khai thác các tài nguyên thiên nhiên.

B. tham quan các cảnh quan thiên nhiên.

C. góp phần làm cho phong cảnh ngày càng tươi đẹp và môi trường sống xanh – sạch – đẹp.

D. mang lại lợi ích cho con người.

Câu 11 (0,25 điểm). Chúng ta nên có thái độ như thế nào với những hành vi thiếu ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường?

A. Thờ ơ, không quan tâm.

B. Giả vờ như không nhìn thấy.

C. Trực tiếp lên án hành vi.

D. Đồng tình với hành vi đó.

Câu 12 (0,25 điểm). Tính đến năm 2019 Việt Nam có bao nhiêu di sản văn hóa được UNESCO công nhận?

A. 13.

B. 14.

C. 15.

D. 16.

Câu 13 (0,25 điểm). Đâu không phải là giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

A. Tuyền truyền nâng cao nhận thức cho người dân trong cộng đồng về trách nhiệm tham gia giữ gìn, bảo vệ cảnh quan.

B. Giảm chế tài xử phạt những hành vi gây tổn hại đến cảnh quan. 

C. Phát triển du lịch gắn liền với việc bảo tồn cảnh quan.

D. Không phát triển du lịch một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát, không bền vững.

Câu 14 (0,25 điểm). Đâu không phải là ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên?

A. Tạo ra hiệu ứng làm mát.

B. Ngăn chặn sói mòn.

C. Góp phần phát triển bền vững.

D. Tăng hiệu ứng nhà kính.

Câu 15 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không phải là biểu hiện trách nhiệm chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên?

A. Tuân thủ quy định về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

B. Không báo cho người có trách nhiệm khi thấy hành vi làm tổn hại đến cảnh quan.

C. Thực hiện các hành động cụ thể giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.

D. Thể hiện thái độ không đồng tình khi thấy hành vi gây tổn hại đến cảnh quan.

Câu 16 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây là sai, gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên?

A. Tổ chức tuyên truyền tại các trường học về ý thức bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

B. Tham gia cải tạo vường trường.

C. Săn bắt động vật quý hiếm.

D. Vận động thu gom giấy vụn, vỏ chai lọ để tái chế.

Câu 17 (0,25 điểm). Đâu là giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên?

A. Xả rác bừa bãi ra biển.

B. Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người trong cộng đồng về trách nhiệm tham gia gìn giữ, bảo vệ cảnh quan.

C. Chặt phá rừng trái phép.

D. Phát triển du lịch một cách ồ ạt.

Câu 18 (0,25 điểm). Ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên là gì?

A. Ngăn chặn sói mòn.

B. Tăng hiệu ứng nhà kính.

C. Ngăn chặn băng tan.

D. Mang lại vẻ đẹp cho quê hương.

Câu 19 (0,25 điểm). Đâu là biểu hiện trách nhiệm chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên?

A. Có hành vi làm tổn hại đến cảnh quan. 

B. Không đồng tình với việc giữ gìn cảnh quan.

C. Đồng tình với nạn chặt phá rừng trái phép.

D. Tuân thủ quy định về bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

Câu 20 (0,25 điểm). Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay là gì?

A. Thực thi quy định về xả chất thải đúng yêu cầu.

B. Hiểu rõ về tầm quan trọng của môi trường đến chất lượng cuộc sống con người.

C. Ý thức của người dân chưa tốt.

D. Phân đúng loại rác thải.

Câu 21 (0,25 điểm). Đâu là tác động tiêu cực của con người đến môi trường nước?

A. Người dân đã thực hiện luân canh cây trồng, xen canh tăng vụ để tăng độ phì nhiêu của đất.

B. Một số trại chăn nuôi xả nước thải chưa qua xử lý ra sông hồ.

C. Đường phố trồng nhiều thêm cây xanh.

D. Các phương tiện giao thông, nhà máy xí nghiệp,… xả nhiều khí thải ra môi trường.

Câu 22 (0,25 điểm). Hành động nào sau đây góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?

A. Buôn bán động vật hoang dã.

B. Thả túi nilon xuống sông, suối.

C. Vứt rác trên sông, suối.

D. Sử dụng các tài nguyên hợp lý.

Câu 23 (0,25 điểm). Tại sao việc bảo tồn động vật hoang dã lại quan trọng?
A. Để duy trì sự cân bằng sinh thái.
B. Để tạo ra nguồn thực phẩm cho con người.

C. Để tăng trưởng dân số động vật.
D. Để bảo vệ tài nguyên khoáng sản.

Câu 24 (0,25 điểm). Biện pháp nào giúp bảo vệ cảnh quan thiên nhiên?
A. Phá rừng để xây dựng khu công nghiệp.
B. Bảo vệ và quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên.
C. Khai thác tài nguyên thiên nhiên không kiểm soát.
D. Mở rộng diện tích đất nông nghiệp.

Câu 25 (0,25 điểm). Đâu không phải ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với cộng đồng?

A. Mở rộng các mối quan hệ xã hội của bản thân.

B. Phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng.

C. Giúp cộng đồng phát triển bền vững.

D. Góp phần hạn chế các tệ nạn xã hội.

Câu 26 (0,25 điểm). Việc hiều rõ thông tin về các cá nhân, tổ chức sẽ giúp chúng ta

A. trau dồi kĩ năng sống.

B. chủ động và tự tin khi thiết lập các mối quan hệ xã hội.

C. hiểu rõ mọi người trong đonà thể.

D. trưởng thành hơn.

Câu 27 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không phải hoạt động truyền thông giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị?

A. Tìm hiểu về quan hệ hữu nghị giữa các dân tộc.

B. Vẽ tranh cổ động.

C. Thuyết trình về một thế giới hòa bình.

D. Tọa đàm.

Câu 28 (0,25 điểm). Câu tục ngữ sau đây của dân tộc nào?

“Nhìn lên sàn bếp chỉ tháy bồ hóng 

Nhìn xuống nền bếp chỉ thấy tro tàn.”

A. Dân tộc Mông.

B. Dân tộc Dao.

C. Dân tộc Tày.

D. Dân tộc Thái.

     B. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 điểm)

Câu 1 (2,0 điểm). Đóng vai thể hiện sự chủ động và tự tin thiết lập các mối qua hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng trong tình huống sau:

Tình huống: Địa phương của bạn M cùng lớp với em đang tuyển tình nguyện viên cho dự án “Trông rừng phòng hộ ven biển”. Đây là dự án do Đài truyền hình cùng Ủy ban Nhân dân các xã thực hiện nhằm ngăn chặn nguy cơ ngập mặn và sạt lở đê điều.

Nếu muốn tham gia dự án này, em sẽ gặp những cá nhân, tổ chức nào để xin làm tình nguyện viên và dự định sẽ làm công việc gì?

Câu 2 (1,0 điểm). Những hoạt động nào có thể giúp bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái do tác động của con người?

BÀI LÀM

        …………………………………………………………………………………………

        …………………………………………………………………………………………

         …………………………………………………………………………………………


 

TRƯỜNG THPT ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 12 

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 2)

Tên bài học

MỨC ĐỘ

Tổng số câu

Điểm số

 

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

VD cao

 

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

TN

TL

 

Chủ đề 5: Phát triển cộng đồng đoàn kết bền vững

8

0

0

1

4

0

0

0

12

1

5

  

Chủ đề 6: Bảo tồn động vật, thực vật và cảnh quan thiên nhiên

8

0

4

0

4

0

0

1

16

1

5

  

Tổng số câu TN/TL

16

1

12

1

8

0

0

1

28

2

10,0

  

Điểm số

4,0

0

1,0

2,0

2,0

0

0

1,0

7,0

3,0

10,0

  

Tổng số điểm

4,0 điểm

40%

3,0 điểm

30%

2,0 điểm

20%

1,0 điểm

10%

10 điểm

100 %

10 điểm

 


 

TRƯỜNG THPT ............................

BẢN ĐẶC TẢ ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ 2 (2024 - 2025)

MÔN: HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 12 

BỘ CHÂN TRỜI SÁNG TẠO (BẢN 2)

Nội dung

Mức độ

Yêu cầu cần đạt

Số câu TL/ 

Số câu hỏi TN

Câu hỏi

TN

(số câu)

TL 

(số câu)

TN

TL

Chủ đề 5

12

1

Phát triển cộng đồng đoàn kết và bền vững

Nhận biết

 - Biết được mục đích chính của việc tham gia xây dựng và phát triển cộng đồng.

- Biết được hoạt động thể hiện sự tham gia phát triển cộng đồng.

- Biết được tầm quan trọng của sự đoàn kết.

- Biết được hoạt động không phù hợp với mục tiêu phát triển cộng đồng.

- Nhận biết được hành động thể hiện tinh thần xây dựng cộng đồng.

- Biết được hoạt động thúc đẩy sự phát triển bền vững.

- Biết được ý nghĩa của sự khác biệt văn hóa.

- Biết được hoạt động giao lưu văn hóa thể hiện tinh thần đoàn kết, hòa bình hữu nghị giữa các dân tộc.

8

C1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

Thông hiểu

 - Thể hiện được sự chủ động và tự tin thiết lập các mối qua hệ xã hội, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ cộng đồng trong tình huống.

0

1

C1 (TL)

Vận dụng

- Biết được ý không phải ý nghĩa của hoạt động xã hội đối với cộng đồng.

- Biết được ý nghĩa việc hiểu rõ thông tin về các cá nhân, tổ chức sẽ giúp chúng ta.

- Biết được ý không  phải hoạt động truyền thông giáo dục tình đoàn kết dân tộc, hòa bình, hữu nghị.

- Xác định được dân tộc.

4

C25, 26, 27, 28

Vận dụng cao

Chủ đề 6

16

1

Bảo tồn động vật, thực vật và cảnh quan thiên nhiên

Nhận biết

 - Biết được giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

- Biết được ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên.

- Biết được biểu hiện trách nhiệm chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.

- Biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.

- Biết được tác động tiêu cực của con người đến môi trường nước.

- Biết được hành động góp phần bảo vệ cảnh quan thiên nhiên.

- Biết được hành động thể hiện ý thức bảo vệ thiên nhiên.

8

C17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24

Thông hiểu

 - Biết được ý không phải là giải pháp tích cực, sáng tạo trong việc bảo tồn cảnh quan thiên nhiên.

- Biết được nội dung không phải là ý nghĩa của cảnh quan thiên nhiên.

- Biết được ý không phải là biểu hiện trách nhiệm chung tay giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.

- Biết được hành động sai, gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên.

4

C13, 14, 15, 16

Vận dụng

- Nêu được mục đích bảo tồn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.

- Nêu được mục đích học sinh cần thực hiện bảo tồn và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên.

- Xác định được thái độ với những hành vi thiếu ý thức trong vấn đề bảo vệ môi trường.

- Nêu được di sản văn hóa Việt Nam được UNESCO côcng nhận tính đến năm 2019.

4

C9, 10, 11, 12

Vận dụng cao

- Nêu được những hoạt động có thể giúp bảo tồn và phục hồi các hệ sinh thái bị suy thoái do tác động của con người.

1

C2 (TL)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề thi Hoạt động trải nghiệm 12 chân trời sáng tạo bản 2 - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay