Đáp án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 3. Thị trường
File Đáp án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 3. Thị trường. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ
CHỦ ĐỀ 2: THỊ TRƯỜNG VÀ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
BÀI 3: THỊ TRƯỜNG
Mở đầu
Câu hỏi: Em hãy cùng các bạn đóng vai các chủ thể tham gia vào hoạt động trao đổi sản phẩm theo các gợi ý sau:
- a) Xác định nơi diễn ra hoạt động trao đổi.
- b) Ở đó, các chủ thể trao đổi, mua bán sản phẩm gì?
- c) Các chủ thể thoả thuận về những điều gì?
Trả lời:
Em hãy tự thực hiện.
Khái niệm thị trường
Câu hỏi: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi
- a) Em hãy xác định các chủ thể kinh tế xuất hiện trong hình ảnh. Các chủ thể này đang tiến hành hoạt động gì? Ở đâu?
- b) Để các hoạt động này diễn ra, các chủ thể kinh tế nêu trên cần thoả thuận với nhau để xác định điều gì?
- c) Những quan hệ nào được xác lập trong quá trình mua bán ở các hình ảnh trên?
Trả lời:
- a) Các chủ thể kinh tế xuất hiện trong hình ảnh:
- Hình 1: người bán hàng, người mua hàng
=> Các chủ đang tiến hành hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa ở chợ.
- Hình 2: người mua hàng
=> Các chủ đang tiến hành hoạt động mua bán ở siêu thị.
- b) Để các hoạt động này diễn ra, các chủ thể kinh tế nêu trên cần thoả thuận với nhau để xác định: số lượng, giá cả hàng hóa, dịch vụ khi mua và bán, đáp ứng nhu cầu của mỗi bên.
- c) Những quan hệ nào được xác lập trong quá trình mua bán ở các hình ảnh:
- Quan hệ hàng hóa – tiền tệ.
- Quan hệ mua – bán.
- Quan hệ cung – cầu.
Các loại thị trường
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin và thảo luận
Thông tin 1. Thị trường thép thế giới dự báo sẽ hỏi phục mạnh mẽ trong năm 2021, sau khi suy giảm mạnh ở năm 2020 do đại dịch COVID-19. Sự hồi phục về nhu cầu thép thê giới ở nửa cuối năm 2020 đã đẩy giá tất cả các loại thép tăng lên. Trung Quốc đã tăng thị phần của mình trong sản lượng thép dài thể giới lên 61,2%. Trung Quốc nói riêng và châu Á nói chung vẫn là thị trường tiêu thụ thép dài chủ chốt và trong tương lai gần xu hướng này sẽ chưa thay đổi. Tại Việt Nam, từ giữa năm 2020, thị trường thép trong nước cũng bắt đâu hồi phục. Ngành thép Việt Nam được dự báo sẽ hưởng lợi khi các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn được triển khai.
(Theo Báo cáo thự trường thép Quý III năm 2021, tủ vietnambiz.com)
Thông tin 2. Vải thiều là trái cây đặc sản của miền Bắc, được trồng nhiều ở hai tỉnh Hải Dương và Bắc Giang. Thông thường, cứ đến vụ vải chín hằng năm, vải thiều được thương lái mua buôn tại vườn, vận chuyển đến các chợ đầu mối trên cả nước để cung cấp cho người tiều dùng những quả vải tươi ngon. Vải tươi cũng là nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông sản để có những sản phẩm như vải đông lạnh, nước vải thiều xuất khẩu. Từ vụ vải tháng 5 năm 2021, vải thiều Thanh Hà của tỉnh Hải Dương đã xuất hiện trên sàn thương mại điện tử. Việc đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tạo thêm một kênh phân phối bền vững cho sản phẩm tiềm năng của các địa phương. Đây là kết quả của nỗ lực kết nối các chủ thể kinh tế có liên quan như người sản xuất, các doanh nghiệp kinh doanh, nhà cung cấp dịch vụ thương mại trực tuyến và sự hổ trợ của Nhà nước.
(Theo Cục xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương, năm 2021)
- a) Em hãy cho biết trong hai thông tin bên, nếu xét theo đối tượng sản phẩm được đưa ra mua bán thì thị trường được phân loại như thế nào?
- b) Em hãy cho biết các sản phẩm trong hai thông tin bên có vai trò gì đối với sản xuất và tiêu dùng? Căn cứ vào vai trò đó có thể phân chia thị trường thành những loại nào?
- c) Theo em, xét theo phạm vi không gian, thép được tiêu thụ ở đâu?
- d) Thông tin 2 cho em biết điều gì về cách thức gặp nhau giữa các chủ thể của thị trường vải thiều?
Trả lời:
- a) Nếu xét theo đối tượng sản phẩm được đưa ra mua bán thì thị trường được phân loại:
- Thông tin 1: Thị trường thép.
- Thông tin 2: Thị trường vải thiều.
- b) Vai trò của các sản phẩm trong hai thông tin bên đối với sản xuất và tiêu dùng:
Thông tin 1:
- Đẩy giá tất cả các loại thép tăng lên.
-Thị trường thép tại Việt Nam trong năm 2020 cũng bắt đâu hôi phục.
-Ngành thép Việt Nam được dự báo sẽ hưởng lợi khi các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn được triển khai.
* Thông tin 2:
- Cung cấp cho người tiêu dùng những quả vải tươi ngon.
- Là nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến nông sản.
- Đưa nông sản lên sàn thương mại điện tử tạo thêm một kênh phân phối bền vững cho sản phẩm tiềm năng của địa phương.
Chức năng của thị trường
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trong trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Hằng năm, cử mỗi dịp sắp bắt đầu năm học mới, các cơ sở sản xuất giấy vở học sinh trong huyện A lại hoạt động nhộn nhịp. Năm học trước, một số xưởng sản xuất đã đầu tư thêm vào công nghệ in ấn bìa vở để có những hình ảnh đẹp mắt hơn, đồng thời in thêm các công thức toán, vài ý đẹp lời hay phù hợp với thị hiếu các bạn học sinh tiểu học và trung học cơ sở. Sản phẩm mới đã được các bạn nhỏ đón nhận nhiệt tình. Số lượng vở bán được năm trước của các cơ sở đó đã tăng trung bình 150% mặc dù giá bán cao hơn 10% so với giá bán vở bìa trơn truyền thông, doanh thu và lợi nhuận thu được cũng tăng theo. Mùa khai trường năm nay, các cơ sở sản xuất khác cũng đã đầu tư theo công nghệ in ân mới để có thêm những sản phẩm sinh động, hữu ích tương tự phục vụ thị trường vở học sinh tại địa phương.
- a) Từ trường hợp trên, em hãy chỉ ra dấu hiệu cho thấy sản phẩm mới của các cơ sở sản xuất giấy vở học sinh được đón nhận trên thị trường.
- b) Em hãy cho biết số lượng và mức giá của sản phẩm vở mới thay đổi như thế nào?
- c) Theo em, thông tin nào từ thị trường tác động đến quyết định đầu tư công nghệ in ấn mới của các cơ sở sản xuất giấy vở học sinh?
- d) Với tư cách là người tiêu dùng, thông tin từ thị trường vở học sinh tác động như thế nào tới quyết định mua vở của em?
Trả lời:
- a) Dấu hiệu cho thấy sản phẩm mới của các cơ sở sản xuất giấy vở học sinh được đón nhận trên thị trường:
- Số lượng vở bán được năm trước của các cơ sở đã mặc dù giá bán cao hơn 10% so với giá bán vở bìa trơn truyền thống.
- Doanh thu và lợi nhuận thu được cũng tăng theo.
- b) Số lượng và mức giá của sản phẩm vở mới thay đổi:
- Số lượng vở bán ra của các cơ sở đã tăng trung bình 150%
- Giá bán tăng hơn 10% so với cao hơn 10% s
- c) Thông tin từ thị trường tác động đến quyết định đầu tư công nghệ in ấn mới của các cơ sở sản xuất giấy vở học sinh là:
- Hằng năm, cứ mỗi dịp sắp bắt đầu năm học mới, học sinh sẽ đua nhau mua sắm tập vỡ mới để chuẩn bị tựu trường, vì vậy các cơ sở sản xuất giấy vở học sinh trong huyện A lại hoạt động nhộn nhịp.
- Một số xưởng sản xuất đã đầu tư thêm vào công nghệ ấn để có thêm những sản phẩm sinh động, hữu ích tương tự phục vụ thị trường vở học sinh tại địa phương.
- d) Với tư cách là người tiêu dùng, thông tin từ thị trường vở học sinh tác động tới quyết định mua vở của em là:
- Việc vở được làm đẹp hơn, bắt mắt hơn kích thích nhu cầu mua sắm vở.
- Các thông tin từ mẫu mã, giá cả hàng hóa giúp em có nhiều lựa chọn khi mua vở.
Luyện tập
Câu 1: Em hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
- Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán.
- Người mua, người bán là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường.
- Chỉ có thể tìm đến thị trường thì con người mới thoả mãn được nhu cầu.
- Tiền là một yếu tố cơ bản của thị trường.
- Mua - bán không phải là quan hệ của thị trường.
Trả lời:
- Thị trường là nơi thực hiện hoạt động mua và bán. => Đúng.
- Người mua, người bán là một trong những yếu tố cơ bản của thị trường. => Đúng.
- Chỉ có thể tìm đến thị trường thì con người mới thoả mãn được nhu cầu. => Đúng.
- Tiền là một yếu tố cơ bản của thị trường. => Đúng.
- Mua - bán không phải là quan hệ của thị trường. => Sai.
* Giải thích: Các quan hệ của thị trường bao gồm: hàng hóa – tiền tệ, cung – cầu và mua – bán.
Câu 2: Em hãy đọc trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
Cà phê là nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau trong quá trình sản xuất, chế biến và tiêu thụ. Kênh xuất khẩu phần lớn dưới hình thức nguyên liệu thô (cà phê nhân) chiếm đến 95% sản lượng cà phê sản xuất ra. Các doanh nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu từ cà phê nhân để chế biến ra cà phê rang xay, cà phê hoà tan,... Những sản phẩm này được tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đi một số nước trên thế giới. Trong bối cảnh chuyển đổi số nền kinh tế, bên cạnh các kênh giao dịch trực tiếp, truyền thống của thị trường cà phê thì ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê sử dụng sàn giao dịch điện tử để kết nói với khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
- a) Em hãy chỉ ra sự khác biệt về chủ thể tham gia mua bán đổi với cà phê nhân và cà phê hoà tan. Hai loại sản phẩm cà phê đó được trao đổi trên những loại thị trường nào?
- b) Nếu xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường nào? Cách thức giao dịch giữa các chủ thể của thị trường cà phê hiện nay có điểm gì mới?
Trả lời:
- a) Sự khác biệt về chủ thể tham gia mua bán đối với cà phê nhân và cà phê hoà tan:
- Chủ thể mua bán cà phê nhân: doanh nghiệp chế biến cà phê.
- Chủ thể mua bán cà phê hoà tan: người tiêu dùng từ các nước.
* Hai loại sản phẩm cà phê được trao đổi trên những loại thị trường:
- Cà phê nhân: tiêu thụ cho các doanh nghiệp chế biến sử dụng nguyên liệu để chế biến.
- Cà phê hoà tan: tiêu thụ nội địa và xuất khẩu đi một số nước trên thế giới.
- b) Xét theo phạm vi không gian, cà phê Việt Nam được bán ở những thị trường là:
- Thị trường trong nước.
- Thị trường thế giới.
* Cách thức giao dịch giữa các chủ thể của thị trường cà phê hiện nay có điểm mới là: ngày càng có nhiều doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cà phê sử dụng sàn giao dịch điện tử để kết nói với khách hàng, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm.
Câu 3: Bạn A cho rằng, thị trường có chức năng cung cấp thông tin để các chủ thể kinh tế điều tiết hoạt động sản xuất và tiêu dùng sao cho có lợi nhất.
Em có đồng ý với nhận định của bạn A không? Vì sao?
Trả lời:
Em đồng ý với nhận định của bạn A.
* Giải thích:
- Có thị trường giúp mọi người xác định được giá cả, số lượng của các loại hàng hóa để đưa ra quyết định mua hàng hợp lí.
- Thị trường là “bàn tay vô hình” giúp điều tiết các hoạt động mua bán, quyết định sự hình thành và vận động của giá cả thị trường.
Câu 4: Em hãy tham gia vào cuộc tranh luận sau đây và chia sẻ ý kiến của mình. Hai bạn M và C tranh luận với nhau về chức năng của thị trường, bạn M khẳng định, thị trường xác định mức giá tương ứng với số lượng hàng hoá mà người bán muốn bán, người mua muốn mua. Bạn C không đồng ý vì cho rằng mua bao nhiêu, bán giá như thế nào là do thoả thuận của người mua và người bán chứ thị trường không can thiệp.
Trả lời:
Theo em, bạn M nói đúng.
* Giải thích: Trên thị trường, người mua bao giờ cũng muốn tôi đa hoá lợi ích sử dụng. Vì vậy, người mua luôn luôn muốn ép giá thị trường với mức gia thấp. Ngược lại, người bán bao giờ cũng muốn tôi đá hoá lợi nhuận, và do đó, muốn bán với giá cao.
=> Vì vậy, phải có một mức giá thị trường đặ ra để thực hiện các chức năng cân đối cầu cung ở ngay thời điểm mua bán. Thông qua sự vận động của giá thị trường, các nhà sản xuất có thể nhận biết tương đối chính xác cầu của thị trường và họ có thể chủ động đưa ra thị trường một khối lượng hàng hoá tương đối phù hợp với nhu cầu đó. Sự cân bằng cung cầu là cơ sở quan trọng để ổn định giá cả của từng loại hàng.
Vận dụng
Câu 1: Em hãy cùng bạn lập kế hoạch để khảo sát một số thị trường tại nơi em sinh sống theo gợi ý sau:
- Đối tượng khảo sát;
- Tên thị trường khảo sát;
- Thời gian khảo sát;
- Nội dung khảo sát;
- Các công việc được thực hiện khi khảo sát;
- Kết luận sau khảo sát;
- Báo cáo kết quả khảo sát (cách thức báo cáo, địa điểm báo cáo,...).
Trả lời:
Em tự thực hiện dựa trên thị trường tại nơi em sinh sống theo gợi ý.
Câu 2: Em hãy cùng người thân trong gia đình (bố, mẹ, anh, chị,...) tham gia một thị trường tại nơi em sinh sống và ghi chép lại những gì em đã được trải nghiệm tại thị trường này.
Trả lời:
Em tự thực hiện dựa trên thị trường tại nơi em sinh sống.
* Gợi ý tham khảo:
- Các hàng hóa trên thị trường đó là gì?
- Các chủ thể trong thị trường?
- Giá cả của hàng hóa đó trên thị trường là gì?
- Cách thức giao dịch là gì?
- Các tình huống phát sinh trong quá trình giao dịch.