Đáp án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 4. Cơ chế thị trường
File Đáp án Kinh tế pháp luật 10 cánh diều bài 4. Cơ chế thị trường. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều (bản word)
PHẦN MỘT: GIÁO DỤC KINH TẾ
CHỦ ĐỀ 2: THỊ TRƯỜNG VÀ CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
BÀI 4: CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG
Mở đầu
Câu hỏi: Hiện nay ở hầu hết các quốc gia, nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường. Thông tin về thị trường xuất hiện hàng ngày trên nhiều kênh tin tức khác nhau. Em hãy xem một bản tin về sự biến động thị trường hàng hoá nào đó và cho biết tình hình sản xuất, nhu cầu tiêu dùng, giá cả thị trường của hàng hoá được thể hiện như thế nào trong bản tin?
Trả lời:
* Tình hình biến động xăng - dầu giữa căng thẳng Nga - Ucraine:
Link: https://www.youtube.com/watch?v=ySUqf_KScEM
Khái niệm cơ chế thị trường
Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi
Cá Basa là một loại thuỷ sản được nhiều người tiêu dùng ưa thích. Một vài năm gần đây, do điều kiện sản xuất bất lợi, sản lượng cá giảm làm giá cá Basa trên thị trường tăng cao. Do giá tăng, nhiêu người tiêu dùng có xu hướng chuyển dần sang dùng sản phẩm thuỷ sản khác để thay thế. Nhu cầu tiêu dùng cá Basa giảm sút trên thị trường trong một khoảng thời gian đã làm giảm giá sản phẩm này. Giá cả giảm, lợi nhuận thấp khiến người nuôi cá Basa cân nhắc chuyển vốn sang sản xuất sản phẩm khác. Trong khi đó, giá cá Basa giảm dần lại có thể kéo người tiêu dùng quay trở lại mua sản phẩm. Theo thời gian, tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế đã tự phát xác định giá cả sản phẩm cá Basa ở mỗi thời điểm trên thị trường.
- a) Em hãy kể tên các chủ thể kinh tế có liên quan trong trường hợp nêu bên. Các chủ thể đó có ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào trên thị trường?
- b) Theo em, lựa chọn của các chủ thể kinh tế chịu ảnh hưởng của những yếu tố nào? Khi có sự thay đổi các lựa chọn của các chủ thể kinh tế, yếu tố gì của thị trường sẽ thay đổi theo?
Trả lời:
- a)
* Các chủ thể kinh tế có liên quan trong trường hợp nêu bên: người tiêu dùng cá basa, người tiêu dùng các loại thủy sản khác, người nuôi cá basa
* Các chủ thể ảnh hưởng lẫn nhau như thế nào trên thị trường là:
- Điều kiện sản xuất bất lợi, sản lượng cá giảm làm giá cá Basa trên thị trường tăng cao -> nhiều người tiêu dùng có xu hướng chuyển dân sang dùng sản phẩm thuỷ sản khác để thay thế -> Giá cả giảm, lợi nhuận thấp khiến người nuôi cá Basa cân nhắc chuyên vốn sang sản xuất sản phẩm khác.
- Giá cá Basa giảm dần -> người tiêu dùng quay trở lại mua sản phẩm.
=> Theo thời gian, tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế đã tự phát xác định giá cả sản phẩm cá Basa ở mỗi thời điểm trên thị trường.
- b) Lựa chọn của các chủ thể kinh tế chịu ảnh hưởng của những yếu tố là:
- Điều kiện sản xuất.
- Năng lực sản xuất.
- Sự thay đổi của khối lượng, cơ cấu sản xuất sản phẩm.
- Giá cả của sản phẩm.
=> Khi có sự thay đổi các lựa chọn của các chủ thể kinh tế, yếu tố như giá cả, khối lượng, cơ cấu sản xuất, tiêu dùng của thị trường sẽ thay đổi theo.
Ưu điểm và nhược điểm của cơ chế thị trường
Câu 1: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Trước những áp lực cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường về sản phẩm giấy nhập khâu từ Trung Quốc, Đài Loan, In-đô-nê-xI-a, Pháp,... các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam đã chú trọng đổi mới công nghệ sản xuất và áp dụng các công cụ cải tiến nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh. Một sáng kiến tiêu biểu đã được áp dụng hiệu quả tại Công ty Giấy, thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam là cải tiềén lô cuộn giấy và máy cắt để giảm tỉ lệ giấy nhăn, giảm lượng giấy phế liệu, từ đó tăng sản lượng và chất lượng sản phẩm. Với những sáng kiến được áp dụng thường xuyên trong sản xuất kinh doanh, Tổng công ty Giấy Việt Nam giữ được vị thế dẫn đầu về quy mô, sản lượng và chất lượng trên thị trường. Việt Nam.
(Theo khcncongthuong.vn, Bộ Công Thương, năm 2021)
- a) Em hãy cho biết trên thị trường giấy Việt Nam có sản phẩm của những nhà sản xuất giấy ở những quốc gia nào?
- b) Vì sao các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam luôn phải chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất?
- c) Hãy kể tên một số sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường các quốc gia khác và sản phẩm của quốc gia khác có trên thị trường Việt Nam mà em biết.
Trả lời:
- a) Trên thị trường giấy Việt Nam có sản phẩm của những nhà sản xuất giấy ở những quốc gia:
- Trung Quốc
- Đài Loan
- In-đô-nê-xi-a
- Pháp,…
- b) Các doanh nghiệp sản xuất giấy của Việt Nam luôn phải chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất vì: Áp lực cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường giấy nhập khẩu từ nước ngoài => chú trọng cải tiến kĩ thuật, đổi mới công nghệ sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm và năng lực cạnh tranh.
- c) Một số sản phẩm của Việt Nam đã xuất hiện trên thị trường các quốc gia khác như:
- Hàng thủy sản: xuất khẩu sang các nước Hà Lan, Đức, Bỉ, Italy và Pháp,…
- Sắt thép: xuất khẩu sang các nước EU, Trung Quốc, Campuchia, Malaysia và Mexico.
- Quả vải thiều: xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Australia, Thái Lan,…
* Sản phẩm của quốc gia khác có trên thị trường Việt Nam như:
- Nhập khẩu Nho mẫu đơn từ Nhật
- Nhập khẩu Thịt lợn đông lạnh từ Nga
- Nhập khẩu gỗ từ Campuchia
Câu 2: Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin và thảo luận
Hình 1 cho em biết điều gì về nền kinh tế thế giới từ đầu thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI?
Thông tin. Trong giai đoạn 2008 — 2018, nên kinh tế Việt Nam tăng trưởng bình quân 6,1%. Thu nhập các nhóm dân cư đều tăng lên, đời sống của mọi tầng lớp dân cư được cải thiện. Tuy nhiên, tốc độ tăng thu nhập của nhóm nghèo luôn thấp hơn nhóm giàu, khoảng cách giàu nghèo ngày càng gia tăng. Theo kết quả khảo sát mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê năm 2002, thu nhập bình quân đâu người của nhóm nghèo là 107,7 nghìn đồng, nhóm giàu là 872,9 nghìn đồng. Năm 2016, thu nhập bình quân đầu người tương ứng của hai nhóm này là 771 nghìn đồng và 7 547 nghìn đồng.
Bất bình đẳng về kinh tế đi cùng với bất bình đẳng vẻ tiếng nói và cơ hội khiến nhóm người nghèo nhất bị gạt ra bền lẻ xã hội. Hàng triệu người dân tộc thiểu số, nông, dân sản xuất nhỏ, người nhập cư, lao động phi chính thức và phụ nữ có khả năng bị nghèo hoá, khó tiếp cận dịch vụ công, khó tham gia vào quá trình ra quyết định và bị phân biệt đối xử.
(Theo thông tin của Tổng cục Thống kê và Báo cáo của Oxfam, năm 2017)
Hình 2 phản ánh tình trạng gì xảy ra đối với tài nguyên nước? Dưới góc độ lợi ích của người sản xuất, em hãy giải thích vì sao một số nhà máy chọn phương án xả trực tiếp nước thải ra sông hồ tự nhiên? Việc làm này gây tác hại gì đối với môi trường và xã hội?
Trả lời:
* Hình 1: nền kinh tế thế giới từ đầu thế kỉ XX đến đầu thế kỉ XXI thể hiện:
Những năm đầu thế kỉ XX, diễn ra 2 cuộc chiến tranh thế giới lần 1 năm 1914 và thứ 2 năm 1939. Chiến tranh thứ nhất bùng nổ do sự tham chiến của hai phe là phe Liên minh (Đức, Áo-Hung, I-ta-li-a). Chiến tranh thứ hai là mâu thuẫn giữa mặt trận đồng minh và phe phát xít.
- Năm 1929: Đại khủng hoảng là thời kỳ suy thoái kinh tế toàn cầu diễn ra hầu hết trong những năm 1930, bắt đầu ở Hoa Kỳ. Thời gian diễn ra cuộc Đại khủng hoảng khác nhau trên khắp thế giới; ở hầu hết các quốc gia, nó bắt đầu vào năm 1929 và kéo dài cho đến cuối những năm 1930. Đây là đợt suy thoái dài nhất, sâu nhất và lan rộng nhất trong thế kỷ 20. Đại khủng hoảng thường được sử dụng như một ví dụ về mức độ suy giảm của nền kinh tế toàn cầu
- Năm 1973: Cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 bắt đầu từ tháng 10 năm 1973 khi các nước thuộc Tổ chức các quốc gia Ả Rập xuất khẩu dầu mỏ tuyên bố ban hành lệnh cấm vận hay nói cách khác là quyết định ngừng sản xuất dầu mỏ sang các nước ủng hộ Israel trong cuộc chiến tranh Yom Kippur, cụ thể ở đây là nước Mỹ. Trước khi lệnh cấm chấm dứt vào tháng ba 1974, giá dầu thế giới đang từ 3/thùnglênđếngần12/thùng, trong khi đó ở nước Mỹ thì giá dầu cao hơn chút ít. Việc ngừng xuất khẩu dầu mỏ này đã gây ra cuộc Khủng hoàng dầu mỏ,
- Năm 1986: Ngày thứ Hai đen tối xảy ra vào ngày 19 tháng 10 năm 1987, khi chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones (DJIA) mất gần 22% trong một ngày. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của một sự suy giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu và ngày thứ Hai đen tối trở thành một trong những ngày khét tiếng nhất trong lịch sử tài chính. Đến cuối tháng, hầu hết các sàn giao dịch lớn đã giảm hơn 20%.
- Năm 1997: Khủng hoảng tài chính châu Á là cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ tháng 7 năm 1997 ở Thái Lan rồi ảnh hưởng đến các thị trường chứng khoán, trung tâm tiền tệ lớn, và giá cả của những tài sản khác ở vài nước châu Á, nhiều quốc gia trong đó được coi như là "những con Hổ Đông Á". Mặc dù được gọi là cơn khủng hoảng "Đông Á" bởi vì nó bắt nguồn từ Đông Á, nhưng ảnh hưởng của nó lại lan truyền toàn cầu và gây nên sự khủng hoảng tài chính trên toàn cầu, với những tác động lớn lan rộng đến cả các nước như Nga, Brasil và Hoa Kỳ.
- Năm 2000: Bong bóng Dotcom (Dotcom Bubble) là một bong bóng kinh tế ảnh hưởng đến giá cổ phiếu liên quan đến ngành công nghệ trong những năm 1990 – 2000 ở Hoa Kỳ. Sự kiện này được kích hoạt bởi sự thổi phồng về ngành công nghiệp Internet mới. Cũng như sự chú ý của giới truyền thông và sự đầu tư của các nhà đầu tư vào các công ty Dotcom. Đa số các công ty Dotcom là các công ty lớn có tên miền với đuôi “.com”.
- Năm 2008: Khủng hoảng tài chính Hoa Kỳ 2007-2009 là cuộc khủng hoảng trong nhiều lĩnh vực tài chính (tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán) diễn ra từ năm 2007 cho đến tận nay. Cuộc khủng hoảng này bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp, và bản thân nó lại là nguồn gốc trực tiếp của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008
- Năm 2011: Cuộc khủng hoảng nợ công ở châu Âu diễn biến hết sức phức tạp. Trên bình diện khu vực, cuộc khủng hoảng có nguồn gốc sâu xa là chế độ phúc lợi được thiết lập từ sau Đại chiến thế giới thứ II theo hướng "chi nhiều hơn thu." Thói quen kéo dài nhiều thập kỷ này khiến các chính phủ châu Âu dễ dàng vay mượn để đối phó với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, song sự “vung tay quá trán” không tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế đã đẩy “lục địa già” vào tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước và nợ công cao ngất ngưởng.
=> Tình hình khủng hoảng ở nhiều nơi trên thế giới.
* Hình 2: Trình trạng xảy ra đối với tài nguyên nước:
- Nguồn nước, ở nhiều nơi suy giảm nghiêm trọng.
- Nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải từ nhà máy xả thẳng ra môi trường.
- Một số nhà máy chọn phương án xả trực tiếp nước thải ra sông hồ tự nhiên vì: không tốn nhiều chi phí để xử lí nước thải.
=> Tác hại của việc xả trực tiếp nước thải ra sông hồ tự nhiên: Nước thải công nghiệp có rất nhiều các anion gây ô nhiễm môi trường nước là Cl-, SO42-, PO43, Na+, K+ và vô số các hợp chất kim loại nặng mang độc tính cao như Hg, Pb, Cd, As, Sb, Cr, F… chúng sẽ hòa tan trong nước, khiến nguồn nước bị thay đổi tính chất theo chiều hướng có hại
=> Ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt của người dân.
Giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường
Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Tại khu vực miền Bắc, giá lợn hơi ngày 16/5/2021 ổn định so với mức giá cuối tuần trước và dao động trong khoảng từ 64 000 đông/kg đến 69 000 đồng/kg. Cụ thể, tại các tỉnh Yên Bái, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Ninh Bình, giá lợn hơi được thu mua chung mức 69 000 đồng/kg. Tỉnh Lào Cai tiếp tục giữ mức giá 64 000 đồng/kg. Đây cũng là mức giao dịch thấp nhất thời điểm hiện tại ở miền Bắc.
(Theo Tạp chí Công Thương, ngày 17/5/2021)
- a) Thông tin bên cho em biết mức giá cụ thể của sản phẩm thịt lợn như thế nào?
- b) Em hãy nhận xét về giá lợn hơi tại những thời điểm và địa điểm khác nhau theo thông tin bên.
- c) Các thông tin đó cho em biết điều gì về giá cả?
Trả lời:
- a) Mức giá cụ thể của sản phẩm thịt lợn: dao động trong khoảng 64 000 đồng/kg đến 69 000 đồng/kg.
- Các tỉnh Yên Bái, Nam Định, Hà Nam, Vĩnh Phúc và Ninh Bình: 69 000 đồng/kg.
- Tỉnh Lào Cai tiếp tục giữ mức giá 64 000 đồng/kg.
- b) Nhận xét về giá lợn hơi tại những thời điểm và địa điểm khác nhau: Giá lợn hơi tại những thời điểm và địa điểm khác nhau sẽ có giá dao động khác nhau dựa trên sự tác động của thị trường, ở mỗi nơi sự tác động người mua và người bán sẽ tạo nên giá cả khác nhau nhưng vẫn trong mức dao động chung.
- c) Giá cả có thể dao động do tác động qua lại giữa các chủ thể kinh tế tham gia hoạt động mua bán trên thị trường tại một thời điểm, địa điểm nhất định.
Luyện tập
Câu 1: Em hãy cho biết các nhận định sau đây đúng hay sai? Vì sao?
- Cơ chế thị trường vận hành theo mệnh lệnh của Nhà nước.
- Cơ chế thị trường vận hành theo các quy luật kinh tế khách quan.
- Chỉ có người sản xuất quan tâm tới giá cả thị trường.
- Cơ chế thị trường không có sự tương tác giữa các chủ thể kinh tế.
Trả lời:
- Cơ chế thị trường vận hành theo mệnh lệnh của Nhà nước. => Sai.
* Giải thích: Cơ chế thị trường vận hành theo sự tác động qua lại của các chủ thể kinh tế.
- Cơ chế thị trường vận hành theo các quy luật kinh tế khách quan. => Đúng.
- Chỉ có người sản xuất quan tâm tới giá cả thị trường. => Sai.
* Giải thích: Cả người mua và người bán đều quan tâm tới giá cả thị trường.
- Cơ chế thị trường không có sự tương tác giữa các chủ thể kinh tế. => Sai.
* Giải thích: Cơ chế thị trường là cách thức vận hành của nền kinh tế, sự tác động qua lại của các chủ thể kinh tế để phân bổ nguồn lực, hình thành giá cả, xác định khối lượng, cơ cấu sản xuất,…
Câu 2: Em hãy kết nối các ví dụ sau đây với những ưu điểm tương ứng của cơ chế thị trường.
- Nhà sản xuất A phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có lãi nhiều.
- Nhà sản xuất X tập trung đầu tư vào cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động.
- Phát huy lợi thế về đất đai và khí hậu, nhiều nông dân các tỉnh Nam Trung Bộ đã chuyển từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Vùng Tây Bắc phát triển dịch vụ du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc tại địa phương.
Trả lời:
Kết nối các ví dụ sau đây với những ưu điểm tương ứng của cơ chế thị trường.
- Nhà sản xuất A phân phối lại nguồn hàng từ nơi có lãi ít đến nơi có lãi nhiều.
=> Hợp lí hóa cách thức kinh doanh giúp tăng doanh thu, thúc đẩy liên kết mua bán sản phẩm giữa các vùng.
- Nhà sản xuất X tập trung đầu tư vào cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề của người lao động.
=> Thúc đẩy cải tiến kĩ thuật, nâng cao tay nghề để giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu xuất và hiệu quả làm việc.
- Phát huy lợi thế về đất đai và khí hậu, nhiều nông dân các tỉnh Nam Trung Bộ đã chuyển từ trồng lúa sang trồng cây ăn quả xuất khẩu, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
=> Phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền để sản xuất hiệu quả.
- Vùng Tây Bắc phát triển dịch vụ du lịch trên cơ sở khai thác các giá trị văn hoá truyền thống của các dân tộc tại địa phương.
=> Phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, vùng miền để thúc đẩy liên kết kinh tế trong nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Câu 3: Em hãy thảo luận nhóm, chia sẻ thông tin và trả lời câu hỏi:
- a) Ở quê hương em có đặc sản gì nổi tiếng? Sản phẩm này hiện đã có mặt ở những vùng miền nào trong cả nước?
- b) Theo em, vì sao các sản phẩm đặc sản của các địa phương hiện nay có thể mua được ở rất nhiều nơi trong cả nước?
- c) Em có nhận xét gì về sự khác biệt mức giả các sản phẩm là đặc sản tại địa phương nơi sản xuất và tại những nơi khác? Tại sao lại có sự khác biệt đó?
Trả lời:
Em tự thực hiện theo các gợi ý.
Câu 4: Em hãy bình luận ý kiến của các bạn về giá cả thị trường trong đoạn hội thoại dưới đây. Nếu em tham gia cuộc tranh luận đó, em sẽ làm rõ hơn điều gì về chức năng của giá cả thị trường?
Nhóm Lan tranh luận về giá cả thị trường và chức năng của giá cả thị trường. Một vài ý kiến được đưa ra như sau:
- Lan: Tớ thấy giá cả thị trường thay đổi liên tục, ở mỗi nơi lại khác nhau.
- Mai: Tớ thì cho rằng giá cả thị trường do người sản xuất quyết định.
- Hưng: Giá cả thị trường giúp chúng ta nhận biết được tình hình hàng hoá trên thị trường để điều chỉnh chi tiêu. Như những lúc thịt lợn tăng giá, nhà tớ chuyển sang ăn thịt bò, cá, gà,...
Trả lời:
Nếu em tham gia cuộc tranh luận đó, em sẽ làm rõ hơn về các chức năng của giá cả thị trường:
- Giúp điều tiết sản xuất, lưu thông và tiêu dùng một cách tối ưu, như bạn Lan nói, giá cả thị trường thay đổi liên tục, ở mỗi nơi lại khác nhau, ở mỗi nơi sự tác động người mua và người bán sẽ tạo nên giá cả khác nhau nhưng vẫn trong mức dao động chung.
- Tạo động lực cho các chủ thể kinh tế thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng.
- Giúp phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, mọi vùng miền, giúp hội nhập kinh tế quốc tế. Ở mọi địa phương khác nhau sẽ có những điều kiện khác nhau, phát huy tốt các tiềm năng ở mỗi nơi để sản xuất hiệu quả nhất.
Vận dụng
Câu 1: Em hãy tìm hiểu về tỉnh hình thị trường một số hàng tiêu dùng tại địa phương em trong dịp Tết Nguyên đán và viết nhận xét về giá cả thị trường của các loại hàng hoá đó.
Trả lời:
Em hãy tự thực hiện theo gợi ý.
Câu 2: Em hãy sưu tầm thông tin (hình ảnh, số liệu, video clip,... ) về những hành vi không đúng khi tham gia thị trường và viết bài phê phán các hành vi đó.
Trả lời:
Những hành vi không đúng khi tham gia thị trường:
- Đầu cơ, găm hàng, tăng giá hàng hoá bất hợp lý:
=> Ví dụ 1: Cố tình "găm" xăng dầu chờ tăng giá
- Không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ.
=> Ví dụ 2: các dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19, các sản phẩm kit test Covid.
Báo tham khảo
Thị trường là nơi giao thương, trao đổi giữa người mua và người bán, điều tiết hàng hóa, giá cả giữa cung cầu, mua bán,…. Tuy vậy, những hành vi không đúng khi tham gia thị trường diễn ra rất thường xuyên đối với nhiều mặt hàng khác nhau. Những ngày qua tại một số địa phương, lực lượng chức năng đã phát hiện một số đơn vị kinh doanh xăng dầu đóng cửa, tạm ngưng hoạt động một phần do không đủ nguồn cung, nhân lực phục vụ song cũng có nơi có dấu hiệu “găm hàng” chờ tăng giá. “Tình trạng các cây xăng “găm hàng” chờ tăng giá nhằm trục lợi diễn ra ngày càng nhiều, gây bức xúc trong xã hội. nếu các cửa hàng kinh doanh xăng dầu cố tình găm hàng chờ tăng giá trục lợi thì đây là hành vi vi phạm pháp luật. Vì vậy, cần phải tiến hành xử lý nghiêm, kịp thời mọi hành vi vi phạm này. Bên cạnh đó cũng có hành vi trục lợi khác trong khi đại dịch Covid-19 đang ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe, nền kinh tế thì tình trạng Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng trang thiết bị y tế (bộ xét nghiệm SARS-CoV-2, máy đo nồng độ bão hòa oxy trong máu SpO2....) tăng cao dẫn đến việc khan hiếm nguồn cung, có hiện tượng đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để định giá bán trang thiết bị y tế bất hợp lý. Việc làm này khiến người dân phẫn nộ. Vì vậy cần xử lí nghiêm minh để các cửa hàng phải đảm bảo giá bán ra phù hợp với với các chi phí đầu vào, không bán qua nhiều cấp trung gian, tăng giá bất hợp lý để đảm bảo bình ổn giá bán trên thị trường
=> Giáo án giáo dục kinh tế và pháp luật 10 cánh diều bài 4: Cơ chế thị trường