Đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 13: P1.Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam

File đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 13: P1.Đời sống vật chất và tinh thần của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt Tải về

BÀI 13. ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN CỦA CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM (P1)

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Trên đất nước Việt Nam hiện nay có rất nhiều dân tộc cùng sinh sống, đời sống vật chất và tinh thần rất đa dạng, phong phú. Quan sát Hình 1 SGK tr.123, em có thể kể được tên của những dân tộc nào? Hãy chia sẻ hiểu biết của bản thân về một số nét văn hóa tiêu biểu của các dân tộc đó như trang phục, ẩm thực, lễ hội.

Trả lời:

  • Trong Hình 1 SGK tr.123 có các dân tộc: Thái, Tày, Nùng,...
  • Chia sẻ hiểu biết của bản thân về một số nét văn hóa tiêu biểu của các dân tộc đó:
    • Dân tộc Thái: Người Thái có nhiều kinh nghiệm, đào mương, dựng đập, bắc máng lấy nước làm ruộng. Lúa nước là nguồn lương thực chính, đặc biệt là lúa nếp. Người Thái cũng làm nương để trồng lúa, hoa màu và nhiều thứ cây khác. Người Thái rất thích ca hát, đặc biệt là khắp tay. Khắp là lối ngâm thơ hoặc hát theo lời thơ, có thể đệm đàn và múa. Nhiều điệu múa đã được trình diễn trên sân khấu trong và ngoài nước, hấp dẫn đông đảo khán giả. Hạn khuống, ném còn là hai đặc trưng văn hóa nổi bật của người Thái.
    • Dân tộc Tày: Người Tày mặc các bộ trang phục có màu. Trang phục cổ truyền của người Tày được làm từ vải sợi bông tự dệt, được nhuộm chàm đồng nhất trên trang phục nam và nữ, hầu như không có hoa văn trang trí. Phụ kiện trang trí là các đồ trang sức làm từ bạc và đồng như khuyên tai, kiềng, lắc tay, xà tích,.... Ngoài ra còn có thắt lưng, giày vải có quai, khăn vấn và khăn mỏ quạ màu chàm đồng nhất. Cuộc sống của người Tày thường gắn bó với thiên nhiên, do đó, nguồn lương thực, thực phẩm chính của người Tày là phong phú và đa dạng, những sản phẩm thu được từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao quanh. Một số món ăn nổi tiếng là: thịt trâu xào măng chua, thịt lợn chua, cá ruộng ướp chua; canh cá lá chua và tất cả các loại quả chua như khế, sấu, trám, tai chua...; xôi trứng kiến, xôi ngũ sắc, măng chua, nhộng ong đất, khâu nhục, lạp xưởng, thịt lợn hong khô, trám đen, cơm lam, lợn vịt quay, coóng phù (trôi tàu).
    • Dân tộc Nùng: Người Nùng sống tập trung ở các tỉnh đông bắc Bắc Bộ như Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Giang, Tuyên Quang v.v (chiếm tới 84%). Hiện tại, một lượng lớn đã di cư vào các tỉnh Tây Nguyên (11%), chủ yếu tại Đăk Lăk. Quá trình di cư này bắt đầu vào năm 1954, khi Việt Minh kiểm soát miền bắc Việt Nam.

1. Các dân tộc trên đất nước Việt Nam

  1. Thành phần dân tộc theo dân số

Câu 1: Dựa vào Tư liệu 1 (tr.124), em hãy cho biết các dân tộc ở Việt Nam được chia thành mấy nhóm? Căn cứ tiêu chí nào để phân chia như vậy?

Trả lời:

  • Các dân tộc ở Việt Nam được chia thành 2 nhóm: dân tộc đa số và dân tộc thiểu số.
    • Dân tộc đa số: là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng số dân cả nước, theo điều tra dân số cả nước.
    • Dân tộc thiểu số: là dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
  • Căn cứ tiêu chí số dân của từng dân tộc theo tổng điều tra dân số toàn quốc để phân chia như vậy.

Câu 2: Khai thác thông tin trong Tư liệu 2 (tr.124), hãy kể tên một số dân tộc thuộc mỗi nhóm đó.

Trả lời:

Kể tên một số dân tộc thuộc mỗi nhóm đó:

  • Dân tộc đa số: Kinh. 
  • Dân tộc thiểu số: Ơ đu, Brau, Rơ Măm, Pu Péo, Si La, Ngái, Cống, Bố Y,...
  1. Thành phần dân tộc theo ngữ hệ

Câu 1: Ngữ hệ là gì? Dựa vào đặc điểm nào để xếp các dân tộc vào cùng một ngữ hệ?

Trả lời:

  • Ngữ hệ là một nhóm các ngôn ngữ có cùng nguồn gốc, có những đặc điểm giống nhau về ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm, ... Mỗi ngữ hệ có thể bao gồm một hoặc nhiều nhóm ngôn ngữ.
  • Dựa vào đặc điểm để xếp các dân tộc vào cùng một ngữ hệ: ngữ pháp, hệ thống từ vựng cơ bản, thanh điệu và ngữ âm,...

 

Câu 2: Ở Việt Nam có mấy ngữ hệ/ mấy nhóm ngôn ngữ? Kể tên các ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ đó. Dân tộc em thuộc ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ nào?

Trả lời:

  • Ở Việt Nam có 5 ngữ hệ/ 8 nhóm ngôn ngữ.
  • Tên các ngữ hệ, nhóm ngôn ngữ đó:
    • Ngữ hệ Nam Á/Nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Môn - Khơ-me.
    • Ngữ hệ Thái - Ka - đai/ Nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, Ka-đai.
    • Ngữ hệ Mông - Dao/ Nhóm ngôn ngữ Mông - Dao.
    • Ngữ hệ Nam Đảo/Nhóm ngôn ngữ Ma-lay-ô - Pô-li-nê-dê.
    • Ngữ hệ Hán- Tạng/Nhóm ngôn ngữ Hán (Hoa), Tạng - Miến.

 

2. Đời sống vật chất

Câu 1: Em hãy nêu một số nét chính về hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc ở Việt Nam?

Trả lời:

Một số nét chính về hoạt động sản xuất nông nghiệp của các dân tộc ở Việt Nam:

  • Chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
  • Hoạt động canh tác lúc nước gắn liền với việc trị thủy, xây dựng hệ thống thủy lợi như: đắp đê, tạo kênh, mương dẫn vào ruộng.

 

Câu 2: Sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số có điểm gì giống và khác nhau?

Trả lời:

Sản xuất nông nghiệp của người Kinh và các dân tộc thiểu số có điểm giống và khác nhau:

  • Giống nhau: Chủ yếu là sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước.
  • Khác nhau:
    • Người Kinh:
      • Sản xuất nông nghiệp trồng lúa nước ở đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và đắp đê ngăn biển, thau chua, rửa mặn ở đồng bằng Nam Bộ.
      • Bên cạnh cây lúa nước, người Kinh còn trồng một số cây lương thực khác như: ngô, khoai, sắn,... cùng các loại cây rau, củ, gia vị, cây ăn quả,....và chăn nuôi gia súc, gia cầm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
    • Các dân tộc thiểu số:
      • Sản xuất nông nghiệp ở các khu vực có địa hình dốc cao, dốc ở trung du, miền núi phía Bắc, Trường Sơn và Tây Nguyên chủ yếu là canh tác nương rẫy một số cây trồng như ngô, khoai, sắn,...
      • Canh tác lúa nước được tiến hành ở các sườn núi, sườn đồi.

 

Câu 3: Em hãy kể tên một số ngành nghề thủ công của người Kinh và của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.

Trả lời:

Kể tên một số ngành nghề thủ công của người Kinh và của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam:

  • Người Kinh:
    • Gốm, dệt, đan rèn, mộc, chạm khắc đúc đồng, kim hoàn, khảm trai.
    • Sản phẩm của nhiều ngành nghề rất đa dạng và tinh xảo. Không chỉ đáp ứng nhu cầu của người dân trong nước mà còn được xuất khẩu.
  • Các dân tộc thiểu số:
    • Phát triển đa dạng nhiều nghề thủ công, mang dấu ấn và bản sắc riêng của từng tộc người.
    • Nghề dêt và nghề đan ra đời từ rất sớm, phát triển mạnh ở các dân tộc. Nghề gồm, rèn, đúc cũng ra đời sớm nhưng ít phổ biến hơn.
    • Một số ngành nghề thủ công khác cũng được duy trì như nghề mộc, làm đồ trang sức bằng bạc,...
    • Sản phẩm chủ yếu đáp ứng nhu cầu của người dân địa phương.

 

Câu 4: Hãy cho biết một số nghề thủ công nổi tiếng ở địa phương em, hoặc em được biết qua sách, báo, truyền hình. Theo em, các nghề thủ công có vai trò gì trong đời sống, xã hội.

Trả lời:

  • Một số nghề thủ công nổi tiếng ở địa phương mà em được biết qua sách, báo, truyền hình:
    • Làng Thạch Xá làm chuồn chuồn tre
    • Làng Đậu bạc Định Công
    • Làng Nón Chuông
    • Làng sơn mài Hạ Thái – Hà Nội
    • Làng quạt Chàng Sơn
    • Làng gốm Bát Tràng
    • Làng sơn mài Hạ Thái
    • Làng điêu khắc Dư Dụ
  • Theo em, vai trò của các nghề thủ công trong đời sống, xã hội:
    • Trở thành một bộ phận tích cực của nền sản xuất hàng hóa ở các địa phương, góp phần nâng cao đởi sống kinh tế của người dân địa phương.
    • Là một thành tố cơ bản của văn hóa dân gian nên cũng góp phần vào việc hình thành và phát triển các giá trị văn hóa nơi cộng đồng làng xã. Sản phẩm thủ công không chỉ thể hiện sự khéo léo ở kỹ thuật mà còn có yếu tố nghệ thuật. Chính điều này làm nên chất nghệ sĩ của người thợ thủ công và tính văn hóa cao của các nghề thủ công.
    • Góp phần xây dựng tiện nghi và bộ mặt thẩm mỹ cho đời sống người dân. Các sản phẩm do họ tạo tác nên không chỉ mang tính thực dụng mà còn có giá trị thẩm mỹ độc đáo, là nơi họ gửi gắm những ước vọng bay bổng của tâm hồn. Do vậy, ngoài công năng vốn có của nó, tự thân mỗi sản phẩm nghề thủ công còn là một tác phẩm nghệ thuật, thể hiện thế cách của con người trong ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội vốn còn nhiều mới mẻ ở các địa phương.
    • Thể hiện lối sống, phong tục của từng cộng đồng. Mỗi làng, do ảnh hưởng của nghề, có một lối sống, phong tục tập quán tương đối đặc biệt.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay