Đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học
File đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 3: Sử học với các lĩnh vực khoa học. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt Tải về
Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 3. SỰ HỌC VỚI CÁC LĨNH VỰC KHOA HỌC
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Quần thể danh thắng Tràng An (Ninh Bình) là Di sản thế giới hỗn hợp đầu tiên của Việt Nam. Để chuẩn bị hồ sơ khoa học thuyết minh về di sản trình UNESCO, nhiệm vụ nghiên cứu toàn diện về giá trị lịch sử - văn hóa, địa chất địa mạo, giá trị thẩm mĩ,... của danh thắng đã được triển khai. Nhờ đó, danh thắng Tràng An đã được ghi danh là Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới. Như vậy, để khẳng định đầy đủ giá trị của một di sản văn hóa nói riêng và lịch sử nói chung cần có sự phối hợp, sử dụng thành tựu nghiên cứu của nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau. Vấn đề đặt ra: Các lĩnh vực khoa học có vai trò như thế nào trong nghiên cứu lịch sử? Ngược lại, Sử học có đóng góp gì trong sự phát triển của các lĩnh vực khoa học khác?
Trả lời:
- Giữa lịch sử và các ngành khoa học xã hội và nhân văn; khoa học tự nhiên và công nghệ… có mối quan hệ gắn bó mật thiết, hỗ trợ lẫn nhau.
1. Sử học - môn khoa học có tính liên ngành
Câu 1: Để có được thông tin trong các Tư liệu 1, 2, 3 (tr.20 - 21) các nhà sử học đã sử dụng kiến thức hoặc phương pháp của những ngành khoa học nào? Các phương pháp đó có tác dụng thế nào khi nghiên cứu sự kiện, vấn đề lịch sử liên quan?
Trả lời:
- Để có được thông tin trong các Tư liệu 1, 2, 3 (tr.20 - 21) các nhà sử học đã sử dụng kiến thức, phương pháp của ngành khoa học xã hội nhân văn, khoa học tự nhiên và công nghệ.
- Các phương pháp đó có tác dụng: giúp cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
Câu 2: Tại sao nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành?
Trả lời:
Nghiên cứu lịch sử phải kết hợp kiến thức và phương pháp liên ngành vì:
- Giúp cho quá trình nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử một cách toàn diện, sâu sắc, hiệu quả và khoa học về từng lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Nhà sử học mới có thể hiểu đúng và ngày càng đầy đủ hơn về quá khứ của loài người.
2. Mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội, nhân văn
Câu 1: Tư liệu 4 (tr.22) giúp em biết đến những sự kiện lịch sử nào? Hãy chỉ ra một số sự kiện hoặc bối cảnh lịch sử được đề cập đến trong các hồi của tác phẩm?
Trả lời:
- Tư liệu 4 (tr.22) giúp em biết đến những sự kiện lịch sử trong thế kỉ XVIII, ví dụ như:
- Đặng Tuyên Phi đứng đầu hậu cung, Vương Thế Tử bị truất ngôi.
- Tướng Tây Sơn Vũ Văn Nhậm đem quân lấn ngoài bờ cõi
- Chiêu Thống trốn ra nước ngoài,...
- Bối cảnh lịch sử: Nỗ lực củng cố cầm quyền, khôi phục kinh đô của Lê Chiêu Thống trong bối cảnh sự phát triển ngày một lớn mạnh của quân Tây Sơn.
Câu 2: Giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn có mối quan hệ với nhau như thế nào? Hãy lấy ví dụ để chứng minh.
Trả lời:
- Mối liên hệ giữa Sử học và các ngành khoa học xã hội và nhân văn:
- Các công trình thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn đều phản ánh hiện thực cuộc sống hiện tại hoặc trong quá khứ và không thể thoát li bối cảnh xuất hiện của nó với những nhân vật, sự kiện, vấn đề cụ thể. Lịch sử đời sống xã hội là chất liệu, nguồn cảm hứng đưa đến sự ra đời của các công trình, tác phẩm của các ngành KHXHNV, là tấm gương phản chiếu giá trị của các công trình, tác phẩm đó với cuộc sống.
- Trong quá trình nghiên cứu lịch sử, các ngành KHXHNV hỗ trợ đắc lực cho việc tìm hiểu, phục dựng quá khứ. Sử học sử dụng phương pháp nghiên cứu, tri thức, thành tựu của nhiều ngành để mô tả, phục dựng đối tượng nghiên cứu, giải thích, chứng minh, khái quát,...Trên cơ sở đó vạch ra triết lí, bài học hoặc quy luật lịch sử. Nhờ đó, nhận thức lịch sử được chính xác, đầy đủ, sâu sắc hơn.
- Ví dụ: Khai thác một số tác phẩm văn học như Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bỉ vỏ (Nguyên Hồng), Chí Phèo (Nam Cao), Số đỏ (Vũ Trọng Phụng),... giúp chúng ta hiểu biết một cách sinh động hơn về đời sống xã hội ở nông thôn và thành thị Việt Nam trong những năm 1930 - 1945.
3. Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
- Vai trò của Sử học với các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ
Câu 1: Khai thác Hình 4 (tr.23) và cho biết: Các tác phẩm như trong hình có được coi là tác phẩm lịch sử không? Vì sao? Hãy rút ra vai trò của Sử học đối với ngành Toán học, Hóa học thông qua các tác phẩm đó.
Trả lời:
- Các tác phẩm như trong Hình 4 không được coi là tác phẩm lịch sử. Bởi vì, đây là các tác phẩm của các ngành khoa học tự nhiên (toán học, hóa học), nghiên cứu, tìm hiểu về một khía cạnh lịch sử của ngành đó (lịch sử toán học, lịch sử tìm ra các nguyên tố hóa học). Không đi sâu vào nội dung khoa học tự nhiên mà chỉ xem xét, nghiên cứu nó ở góc độ lịch sử.
- Vai trò của lịch sử đối với ngành Toán học, Hóa học thông qua các tác phẩm đó: Giúp con người nắm được:
- Các thành tựu (Toán học, tìm ra cá nguyên tố hóa học) ra đời trong bối cảnh, điều kiện lịch sử nào.
- Tác dụng, ý nghĩa của nó đối với sự phát triển xã hội ra sao.
- Nó phản ánh lịch sử xã hội lúc bấy giờ như thế nào.
Câu 2: Hãy lấy ví dụ khác về sự đóng góp của Sử học đối với ngành khoa học tự nhiên và công nghệ.
Trả lời:
Lấy ví dụ khác về sự đóng góp của Sử học đối với ngành khoa học tự nhiên và công nghệ: Tác phẩm Lịch sử Vật lí học không đi sâu vào khoa học tự nhiên xem xét, nghiên cứu Vật lí dưới góc độ lịch sử, giúp con người nắm được bối cảnh lịch sử, điều kiện lịch sử, tác dụng và ý nghĩa của nó đối với xã hội trên các vấn đề:
- Các thời kì phát triển của Vật lí.
- Sự ra đời của các cuộc cách mạng khoa học và vật lí học thực nghiệm.
- Sự hoàn chính của Vật lí học cổ điển.
- Sự phát triển của Vật lí học hiện đại.
- Vai trò của các ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học
Câu 1: Dựa vào thông tin về Di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới Tràng An (tr.19), hãy cho biết Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành nào?
Trả lời:
Để xác định giá trị của danh thắng này, các nhà khoa học đã dựa vào phương pháp, kết quả nghiên cứu của những ngành: Địa lí - Địa chất, Ứng dụng công nghệ số để đo đạc, Xẫ hội học,...
Câu 2: Hãy cho biết vai trò của ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học?
Trả lời:
Vai trò của ngành khoa học tự nhiên và công nghệ đối với Sử học:
- Thông tin và phương pháp của Toán học để thống kê, phân tích, trình bày các thành tựu kinh tế - xã hội, tính toán, đo đạc một số công trình trong quá khứ.
- Thông tin và phương pháp của Vật lí học để giám định sử liệu, trình bày các thành tựu về khoa học, kĩ thuật.
- Tài liệu, phương pháp cuả ngành Địa lí - Địa chất, Cổ sinh học, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Y học,....để xác định tính chính xác của sự kiện, phân tích để đoán định niên đại của các di vật lịch sử.
- Ứng dụng công nghệ số, viễn thám, trí tuệ nhân tạo, internet vạn vật, thực tế ảo,....để hỗ trợ quá trình tìm kiếm dấu vết lịch sử, thu thập, xử lí sử liệu, đo đạc và xây dựng bản đồ về sự kiện, không gian lịch sử, cũng như trình bày và tái hiện quá khứ lịch sử một cách hấp dẫn, sinh động và hiệu quả.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Nêu và phân tích một số ví dụ để làm rõ về việc sử dụng tri thức, phương pháp liên ngành trong nghiên cứu lịch sử?
Trả lời:
Một số ví dụ để làm rõ về việc sử dụng tri thức, phương pháp liên ngành trong nghiên cứu lịch sử:
- Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam lưu trữ, trưng bày, giới thiệu lịch sử Việt Nam từ thời tiền sử tới ngày nay thông qua ứng dụng công nghệ tham quan ảo tương tác 3D các khu vực trưng bày của mình.
- Khảo cổ học tham gia vào công tác thám sát, khai quật, thu thập, lưu trữ các dữ liệu khảo cổ học, phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử.
Câu 2: Thông qua ví dụ cụ thể, hãy phân tích mối liên hệ giữa Sử học với một lĩnh vực/ngành khoa học xã hội và nhân văn hoặc khoa học tự nhiên mà em thích.
Trả lời:
Phân tích mối liên hệ giữa Sử học với một lĩnh vực/ngành khoa học xã hội và nhân văn qua ví dụ cụ thể: Nghiên cứu giá trị lịch sử của di tích quốc gia đặc biệt Đền Ngọc Sơn (Hà Nội) cần nghiên cứu trên các lĩnh vực văn hóa học, địa lí, xã hội học, giá trị thẩm mĩ,... của di tích.
VẬN DỤNG
Câu 1: Hãy xây dựng một bài giới thiệu về trường học/gia đình em,...trong những năm gần đây. Lưu ý trong bài viết thể hiện việc vận dụng những thông tin, kiến thức, kĩ năng, phương pháp liên ngành.
Trả lời:
Xây dựng một bài giới thiệu về trường họccủa em trong những năm gần đây, vận dụng những thông tin, kiến thức, kĩ năng, phương pháp của ngành văn hóa học, xã hội học:
Trường THCS Kim Mỹ được thành lập vào tháng 9 năm 1993 (tách từ trường PTCS xã Kim Mỹ). Ban đầu trường được xây dựng trên địa bàn xóm Mỹ Chính thuộc xã Kim Mỹ, Huyện Kim Sơn, Tỉnh Ninh Bình, do thầy Phạm Chứng làm hiệu trưởng. Với tầm nhìn chiến lược và sự quan tâm đúng hướng của lãnh đạo địa phương. Tháng 1 năm 2010 Trường THCS Kim Mỹ được chuyển về địa điểm mới tại xóm Tân Văn- Xã Kim Mỹ.
Với tổng diện tích 11580m², hiện nay nhà trường có một khuôn viên khép kín, có dãy nhà cao tầng kiên cố với 18 phòng học, 5 phòng bộ môn, 10 phòng chức năng được bố trí hợp lí, thuận tiện, được trang bị đầy đủ phương tiện thiết yếu phục vụ cho hoạt động giáo dục. Sân chơi, sân thể thao được quy hoạch đẹp, rộng rãi, bồn hoa, cây cảnh xanh tươi đủ màu sắc như đang khoác thêm áo mới cho trường. Đây là minh chứng cho sự năng động sáng tạo của Hội đồng sư phạm, cũng như sự quan tâm của Đảng, Chính quyền, các Ban, Ngành, Đoàn thể địa phương, sự đồng thuận cùng góp công, góp sức của cha mẹ học sinh, tất cả vì sự tiến bộ, vì học sinh thân yêu.
Qua 25 năm xây dựng và trưởng thành, từ một ngôi trường ban đầu có 5 lớp học với 203 học sinh, đến nay nhà trường đã có 16 lớp học với 602 học sinh, trong đó có nhiều học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi các cấp( Năm học 2015-2016 có 6 giải Tỉnh, 99 giải Huyện. Năm học 2017-2018 có 1 giải Quốc gia, 3 giải Tỉnh, 99 giải Huyện).Các thế hệ học sinh của nhà trường hiện nay đã trưởng thành, đang học tập và công tác trên mọi miền của Tổ quốc, giữ các chức vụ quan trọng trong cơ quan của Đảng và Nhà nước. Tiêu biểu như: Tiến sỹ Nguyễn Thị Thảo, giảng viên trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Đại tá Bùi Phùng, Hiệu trưởng trường Dạy nghề số 4 Bộ Quốc Phòng; Bác sỹ Đinh Quốc Trấn, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Ninh Bình; Luật sư Nguyễn Duy Vy, phó ban pháp chế Tổng liên đoàn lao động Việt Nam; Trần Văn Nam Giám đốc công ty THNH Điện cơ Xuân Nam Hà Nội…
Trường THCS Kim Mỹ bước vào tuổi 25 tràn đầy sức sống. Tự hào về truyền thống nhà trường, phát huy những thành tích đã đạt được, thầy và trò trường THCS Kim Mỹ nguyện đoàn kết, phấn đấu thi đua giữ vững những thành tích trên để nơi đây là tổ ấm yêu thương, tin cậy lớp lớp thế hệ học sinh, xứng đáng với niềm tin của Đảng, Chính quyền và nhân dân địa phương, là địa chỉ tin cậy về chất lượng của ngành giáo dục huyện nhà.
Câu 2: Ở trường, em đã được trải nghiệm ứng dụng công nghệ nào trong giờ học lịch sử? Hãy nêu tác dụng của nó.
Trả lời:
- Ở trường, em đã được trải nghiệm ứng dụng công nghệ trong giờ học lịch sử: sử dụng máy tính, máy chiếu, bài giảng bằng giáo án điện tử, quan sát video,...
- Tác dụng của ứng dụng công nghệ nào trong giờ học lịch sử:
- Nâng cao hứng thú và động lực học tập.
- Tạo cơ hội tốt hơn để học sinh tham gia và hợp tác cùng nhau, phát triển kỹ năng xã hội và con người.
- Không phải mất thời gian chép bài nhờ chức năng lưu và in ra tất cả những gì đã hiển thị trước đó.
- Học sinh cũng có thể xử lý và nắm bắt được nhiều thông tin thông qua bài giảng rõ ràng, hiệu quả và linh hoạt.
- Giúp học sinh trở nên sáng tạo và tự tin hơn khi thuyết trình trước lớp.
- Học sinh có thể tiếp cận với công nghệ mà không cần sử dụng bàn phím.