Đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống

File đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 2: Tri thức lịch sử và cuộc sống. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt Tải về

BÀI 2. TRI THỨC LỊCH SỬ VÀ CUỘC SỐNG

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ. Tại sao chúng ta lại phải nghiên cứu, phục dựng lịch sử? Chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa, vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống hiện tại của mỗi cá nhân và xã hội.

Trả lời:

  • Chúng ta phải nghiên cứu, phục dựng lịch sử vì lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người.
  • Chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa, vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống hiện tại của mỗi cá nhân và xã hội:
    • Với mỗi cá nhân, tri thức lịch sử giúp con người tìm hiểu về quá khứ, từ đó kế thừa, xây dựng hiện tại, dự đoán và có niềm tin vào tương lai; cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người, nhờ đó, con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.
    • Với xã hội, tri thức lịch sử là yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa, cộng đồng của dân tộc đó.

 

1. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử

Câu 1: Thảo luận về các ý kiến được trích dẫn ở Tư liệu (tr.16) để làm rõ vai trò, ý nghĩa của lịch sử.

Trả lời:

  • Hai đoạn trích trong Tư liệu đều có điểm chung là đề cập đến vai trò, ý nghĩa của quá khứ lịch sử (đó chính là cội nguồn, tổ tông, là tấm gương răn đe cho đời sau, giúp chúng ta hiểu rõ về gốc tích nước nhà, nguồn gốc của mình).
  • Vai trò, ý nghĩa của lịch sử:
    • Để hiểu biết hiện tại, dự đoán và có niềm tin vào tương lai, con người phải tìm hiểu vê quá khứ. Vì hiện tại luôn kế thừa và được xây dựng trên nền tảng của những gì quá khứ để lại.
    • Lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.
    • Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về lịch sử là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa, cộng đồng của dân tộc đó.

 

Câu 2. Hãy tìm hiểu về truyền thống ngôi trường mà em đã học. Chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ của em khi biết được những thông tin đó.

Trả lời:

  • HS tìm hiểu về truyền thống ngôi trường đang học dựa trên các ý chính sau: 
    • Ngôi trường có bề dày bao nhiêu năm xây dựng và phát triển.
    • Chú trọng xây dựng chuyên môn như thế nào.
    • Các truyền hoạt động ngoại khóa (truyền thống Uống nước nhớ nguồn, tham gia các phòng trao, hoạt động tri ân thầy cô, kỉ niệm các ngày lễ lớn, tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong địa phương, ...).
  • Cảm xúc của em khi biết được những thông tin đó:
    • Tự hào khi biết được những truyền thống tốt đẹp của nhà trường.
    • Tự nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập và rèn luyện tốt hơn nữa để xứng đáng là HS trong ngôi trường giàu truyền thống.

 

2. Học tập và tìm hiểu lịch sử suốt đời

Câu 1: Vì sao đặt ra vấn đề học tập, khám phá lịch sử suốt đời?

Trả lời:

Phải đặt ra vấn đề học tập, khám phá lịch sử suốt đời vì:

  • Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần hiều biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.
  • Nhiều sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử đến nay vẫn còn là bí ẩn. Đây chính là cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.
  • Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra được những bài học có giá trị lịch sử từ các nước khác, phòng tránh được những sai lầm.
  • Hiểu biết sâu sắc về lịch sử dân tộc Việt Nam và của các nước khác giúp chúng ta hội nhập thành công.
  • Ngày nay, tri thức lịch sử và văn hóa chính là cội nguồn cảm hứng và ý tưởng sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch, tạo cơ hội nghề nghiệp mới.

 

  1. Kết nối lịch sử với cuộc sống, cuộc sống với lịch sử

Câu 2: Hãy kể tên một số bộ phim, chương trình truyền hình, ... ở Việt Nam sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử và văn hóa mà em biết.

Trả lời:

Tên một số bộ phim, chương trình truyền hình,...ở Việt Nam sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử và văn hóa mà em biết:

  • Phim truyện: Phượng KhấuThái sư Trần Thủ ĐộMinh Tâm kì ánLý Công Uẩn - Đường tới Thăng LongBình Tây đại nguyên soáiTây Sơn hào kiệtLong Thành cầm giả ca,...
  • Chương trình truyền hình: Theo dòng lịch sử,...

 

Câu 3: Có thể học tập và tìm hiểu lịch sử qua các hình thức nào? Hình thức nào giúp em hứng thú và đạt kết quả cao nhất?

Trả lời:

  • Có thể học tập và tìm hiểu lịch sử qua các hình thức: tham quan bảo tàng, các khu tưởng niệm, đọc sách, đọc truyện, xem phim, nghe các bài hát "đi cùng năm tháng",...
  • Hình thức giúp em thấy hứng thú và đạt hiệu qua cao nhất: tham quan bảo tàng. 

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Tri thức lịch sử có ý nghĩa, vai trò như thế nào đối với cuộc sống? Hãy nêu một ví dụ cụ thể.

Trả lời:

  • Ý nghĩa, vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống:
    • Để hiểu biết hiện tại, dự đoán và có niềm tin vào tương lai, con người phải tìm hiểu vê quá khứ. Vì hiện tại luôn kế thừa và được xây dựng trên nền tảng của những gì quá khứ để lại.
    • Lịch sử cung cấp cho con người những thông tin hữu ích về quá khứ của chính con người và xã hội loài người. Nhờ đó, con người biết được về nguồn gốc, tổ tiên của bản thân, gia đình, dòng họ, dân tộc và toàn nhân loại.
    • Với mỗi cộng đồng, dân tộc, hiểu biết về lịch sử là một trong những yếu tố cốt lõi tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa, cộng đồng của dân tộc đó.
  • Ví dụ cụ thể: Để nắm được rõ và có hiểu biết về ngôi trường THPT mà em đang học, em cần tìm hiểu về lịch sử ngôi trường thông qua website của trường, tham quan phòng truyền thống, tìm hiểu qua tập san, thầy cô giáo và bạn bè,...

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Có quan điểm cho rằng: "Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên". Theo em, quan điểm đó đúng hay sai? Vì sao?

Trả lời:

  • Quan điểm cho rằng: "Học tập lịch sử chỉ diễn ra ở trong các lớp học và khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên" là sai.
  • Giải thích: Việc học tập và khám phá lịch sử không chỉ diễn ra ở trong các lớp học, khi chúng ta còn là học sinh, sinh viên, mà là học tập, khám phá suốt đời. Bởi vì:
    • Trong cuộc sống hằng ngày, chúng ta luôn cần hiều biết và vận dụng những tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ vào cuộc sống hiện tại, định hướng cho tương lai.
    • Nhiều sự kiện lịch sử, quá trình lịch sử đến nay vẫn còn là bí ẩn. Đây chính là cơ hội thôi thúc lớp người đi sau tham gia tìm tòi, khám phá để hoàn chỉnh thêm nhận thức chung, làm giàu tri thức lịch sử.
    • Khám phá lịch sử giúp chúng ta biết được những thành tựu văn minh nhân loại qua các thời kì, hiểu được những kinh nghiệm, rút ra được những bài học có giá trị lịch sử từ các nước khác, phòng tránh được những sai lầm.
    • Hiểu biết sâu sắc về lịch sử dân tộc Việt Nam và của các nước khác giúp chúng ta hội nhập thành công.
    • Ngày nay, tri thức lịch sử và văn hóa chính là cội nguồn cảm hứng và ý tưởng sáng tạo trong các ngành công nghiệp văn hóa, phát triển du lịch, tạo cơ hội nghề nghiệp mới.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay