Đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại
File đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 4: Sử học với một số lĩnh vực ngành nghề hiện đại. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt Tải về
Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 4. SỬ HỌC VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC, NGÀNH NGHỀ HIỆN ĐẠI
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: "Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế, không chỉ của một dân tộc mà còn là của nhân loại. Bất kì di sản nào trong số đó biến mất, do xuống cấp hoặc bị hủy hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới". Em hiểu như thế nào về quan điểm trên?
Trả lời:
Ý nghĩa của quan điểm: Di sản văn hóa, di sản thiên nhiên không chỉ được lưu lại trong sử sách, mà còn hiện diện trên mọi miền dân tộc thông qua hàng vạn di tích lịch sử - văn hóa và cùng với đó là kho tàng đồ sộ về di sản văn hóa phi vật thể với những giá trị tinh thần, văn hóa, nghệ thuật to lớn. Từ trong kho tàng di sản văn hóa phi vật thể vô giá đó, mỗi chúng ta được học tập, được hiểu biết về những giá trị lịch sử, văn hóa, những bài học quý giá về cách ứng xử, truyền thống tốt đẹp, nhân văn và giàu bản sắc dân tộc. Mỗi di sản hiện diện là một minh chứng sống động về hình ảnh một dân tộc qua các thời kỳ lịch sử hào hùng. Vì vậy, bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa không chỉ là nhiệm vụ quan trọng của mỗi quốc gia, mà còn là trách nhiệm mang tính toàn cầu. Di sản văn hóa và thiên nhiên là những tài sản vô giá và không thể thay thế được, không chỉ của một dân tộc, mà còn là của nhân loại nói chung. Bất kỳ di sản nào trong số đó nếu biến mất, do xuống cấp hoặc bị huỷ hoại, cũng sẽ làm nghèo đi kho tàng di sản của tất cả các dân tộc trên thế giới.
1. Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
- Mối quan hệ giữa Sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
Câu 1: Hãy cho biết các di sản được giới thiệu trong Hình 1, 2, 3 sẽ ra sao nếu quá trình bảo tồn và phát huy di sản của chúng không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng.
Trả lời:
Nếu quá trình bảo tồn và phát huy di sản không quan tâm đến việc sử dụng, ứng dụng những kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học nói chung và Sử học nói riêng thì các di sản được giới thiệu trong Hình 1, 2, 3 sẽ:
- Không đảm bảo được tính nguyên trạng, không đảm bảo được yếu tố gốc cấu thành nên di sản.
- Không đảm bảo được tính xác thức, tính toàn vẹn, giá trị nổi bật của di sản.
Câu 2: Hãy phân tích vai trò của sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
Trả lời:
Phân tích vai trò của sử học với công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên: Kết quả nghiên cứu của Sử học là cơ sở khoa học cho công tác xác định giá trị, bảo tồn và phát huy giá trị đích thực của di sản vì sự phát triển bền vững trong bối cảnh của đời sống hiện tại.
- Vai trò của công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa, di sản thiên nhiên
Câu 1: Hãy phân tích vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
Trả lời:
Phân tích vai trò của công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản văn hóa, di sản thiên nhiên:
- Góp phần quan trọng nhất vào việc hạn chế cũng như khắc phục có hiệu quả những tác động tiêu cực của điều kiện tự nhiên và của con người.
- Di sản được tái tạo, giữ gìn và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Góp phần phát triển đa dạng sinh học, làm tăng giá trị của khoa học di sản.
- Góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Câu 2: Địa phương em đang sinh sống và học tập có di sản văn hóa, di sản thiên nhiên nào? Theo em, có thể và nên làm gì để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản đó.
Trả lời:
- HS tùy vào địa phương mình sinh sống và học tập để nên tên di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
- Theo em, có thể và nên làm những việc sau để bảo tồn và phát huy tốt hơn giá trị của di sản:
- Bổ sung và sửa đổi Luật Di sản văn hóa; bổ sung các điều, khoản về vai trò của cộng đồng đối với bảo tồn di sản; vai trò và quyền lợi của cộng đồng trong giữ gìn và phát huy giá trị di sản.
- Hạn chế tác hại của thiên tai, chủ động thích ứng có hiệu quả với biến đổi khí hậu đối với di sản.
- Di tích có giá trị, nhưng không có điều kiện bảo tồn tại chỗ, trong khi yêu cầu xây dựng công trình phát triển kinh tế - xã hội thấy cần được ưu tiên (như làm đường giao thông, …), sau khi hoàn thành công tác khai quật khảo cổ học thì chuyển toàn bộ tài liệu, hiện vật về lưu trữ, bảo quản tại bảo tàng phục vụ công tác nghiên cứu, trưng bày, phát huy giá trị di tích; đồng thời, lấp hố khai quật, bàn giao mặt bằng cho chủ dự án tiếp tục thi công công trình xây dựng.
2. Sử học với sự phát triển công nghiệp văn hóa
- Vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề trong lĩnh vực công nghiệp văn hóa
Câu 1: Khai thác Tư liệu 1 (tr.29), hãy cho biết công nghiệp văn hóa bao gồm những ngành nào? Theo em, những ngành nào cần sử dụng những chất liệu về lịch sử - văn hóa trong quá trình phát triển.
Trả lời:
- Khai thác Tư liệu 1 (tr.29), công nghiệp văn hóa bao gồm những ngành nào: quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mĩ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật biểu diễn, mĩ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, truyền hình và phát thanh, du lịch và văn hóa.
- Tất cả những ngành này đều cần sử dụng chất liệu về lịch sử và văn hóa trong quá trình phát triển.
Câu 2: Quan sát Hình 6, 7, hãy cho biết chất liệu lịch sử - văn hóa có vai trò như thế nào trong các lĩnh vực cụ thể đó.
Trả lời:
Quan sát Hình 6, 7, vai trò của chất liệu lịch sử - văn hóa trong các lĩnh vực:
- Hình 6 - Hình ảnh từ bộ phim lịch sử nổi tiếng Thủ lĩnh nô lệ của điện ảnh Mĩ: Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng, cảm hứng sáng tạo để thể hiện nên bộ phim.
- Hình 7 - Biểu diễn nhạc cụ dân tộc trong lễ hội đầu xuân (tại Ninh Bình): Sử học cung cấp cảm hứng biểu diễn, sáng tạo nghệ thuật để thể hiện tác phẩm âm nhạc.
Câu 3: Hãy phân tích vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề cụ thể của công nghiệp văn hóa.
Trả lời:
Phân tích vai trò của Sử học đối với một số ngành, nghề cụ thể của công nghiệp văn hóa: Sử học cung cấp tri thức, ý tưởng và cảm hứng sáng tạo cho các ngành như xuất bản, điện ảnh, thời trang, kiến trúc, ...thông qua các nguồn sử liệu (chữ viết, hình ảnh, hiện vật, ...) và các thành tựu nghiên cứu về lịch sử - văn hóa của dân tộc và nhân loại.
- Vai trò của các ngành nghề thuộc lĩnh vực công nghiệp văn hóa đối với Sử học
Câu 1: Sự phát triển của các ngành trong công nghiệp văn hóa có vai trò như thế nào trong việc quảng bá tri thức và bảo tồn truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa dân tộc và của nhân loại?
Trả lời:
Vai trò của sự phát triển các ngành trong công nghiệp văn hóa o trong việc quảng bá tri thức và bảo tồn truyền thống lịch sử, giá trị văn hóa dân tộc và của nhân loại:
- Khi công nghiệp văn hóa phát triển, đồng nghĩa với việc các thành tựu của Sử học, những tri thức, giá trị về lịch sử, văn hoá, hình ảnh đất nước, con người Việt Nam được quảng bá, lan tỏa rộng rãi dưới nhiều hình thức sinh động, hấp dẫn hơn. Nhờ vậy, những giá trị truyền thống lịch sử - văn hóa tốt đẹp ngày càng được củng cố, truyền lại các thế hệ sau.
- Góp một nguồn lực vật chất đáng kể tái đầu tư cho công tác nghiên cứu, bảo tồn và phát huy các giá trị của các công trình lịch sử - văn hóa.
3. Sử học với sự phát triển du lịch
- Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với sự phát triển du lịch
Câu 1: Khai thác các tư liệu 2, 3, 4, hãy cho biết nội dung phản ánh của các tư liệu có điểm gì chung?
Trả lời:
Nội dung của các tư liệu 2, 3, 4, đều phản ảnh vai trò của lịch sử, văn hóa với sự phát triển của du lịch:
- Di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, bảo tàng, nhà hát, di tích khảo cổ...đều là tài nguyên du lịch văn hóa.
- Có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội ở nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Câu 2: Từ kết quả trả lời câu 1, em hãy cho biết lịch sử và văn hóa có vai trò như thế nào đối với du lịch?
Trả lời:
Vai trò của lịch sử và văn hóa đối với du lịch:
- Di tích lịch sử - văn hóa, di tích lịch sử cách mạng, khảo cổ, kiến trúc,...đều có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.
- Trong xu thế hội nhập toàn cầu hóa hiện nay, du lịch ngày càng phát huy thế mạnh và vai trò trong phát triển kinh tế - xã hội.
- Vai trò của du lịch đối với việc bảo tồn di tích lịch sử và di sản văn hóa
Câu 1: Dựa vào kiến thức đã học và thông qua ví dụ cụ thể, hãy phân tích vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa.
Trả lời:
Phân tích vai trò của du lịch đối với công tác bảo tồn di tích lịch sử, văn hóa: Du lịch góp phần bảo vệ di sản văn hóa, di tích lịch sử của các quốc gia.
Chính nhu cầu tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm của du khách đã thôi thúc các cấp chính quyền và nhân dân biết quý trọng, tự hào, quan tâm hơn nữa đến việc gìn giữ, bảo tồn, phục dựng, phát huy những giá trị di tích, di sản. Đó chính là sự chăm lo, bảo tồn và phát huy nguồn lực cốt lõi cho sự phát triển bền vững, hiệu quả của ngành du lịch nói chung và ngành du lịch văn hóa nói riêng.
Một phần doanh thu từ du lịch đã được tái đầu tư vào việc bảo tồn, tôn tạo, tôn vinh, phục dựng và quản lí di tích, di sản. Các di sản văn hóa phi vật thể nhờ đó cũng được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, truyền dạy và tổ chức trình diễn.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Hãy kể tên một số di tích lịch sử, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên của địa phương em.
Trả lời:
HS tùy vào địa phương sinh sống của mình, kể tên một số di tích lịch sử, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên của địa phương.
Câu 2: Địa phương em đã làm gì để bảo tồn, phát huy giá trị của các công trình, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên?
Trả lời:
Để bảo tồn, phát huy giá trị của các công trình, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên, địa phương đã làm:
- Đầu tư kinh phí dành cho công tác bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích, các công trình, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên.
- Đào tạo cán bộ quản lý di sản văn hóa, hướng dẫn viên, truyền dạy nghề, có chính sách hỗ trợ, ưu đãi nghệ nhân dân gian.
- Đầu tư nâng cấp, mở rộng hệ thống bảo tàng.
- Công tác xã hội hóa trong bảo tồn di tích tuân thủ các quy định của pháp luật, về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật và đặc biệt là Luật Di sản văn hóa.
VẬN DỤNG
Câu 1: Giả sử có một công trình thuộc di sản văn hóa đã xuống cấp nghiêm trọng, cần được bảo tồn. Có hai quan điểm:
- Xây dựng công trình tương tự với kiến trúc quy mô và hiện đại hơn trên nên di tích cũ.
- Bảo tồn nguyên trạng di tích.
Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bào tồn di tích đó, ý kiến của em như thế nào?
Trả lời:
Nếu được giao nhiệm vụ tư vấn để bào tồn di tích đó, em sẽ ý kiến bảo tồn nguyên trạng di tích. Vì điều cốt lõi trong bảo tồn di tích là phải đảm bảo tính nguyên trạng, phải giữ được "yếu tố gốc cấu thành di tích", phải đảm bảo "tính toàn vẹn", giá trị nổi bật của di tích.
Câu 2: Giả sử có một có một chủ đề của hội thảo về du lịch di sản như sau: "Lựa chọn lợi ích về kinh tế hay văn hóa lịch sử" Lợi ích lâu dài hay trước mắt?" Dựa vào những kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân, em hãy viết 1 bài khoảng 200 từ thể hiện quan điểm của em về vấn đề được nêu.
Trả lời:
Văn hóa lịch sử bao gồm tất cả những gì có liên quan đến con người trong suốt quá trình tồn tại, phát triển, quá trình con người làm nên lịch sử,… Nó bao gồm cả hệ thống giá trị: tư tưởng và tình cảm, đạo đức với phẩm chất, trí tuệ và tài năng, sự nhạy cảm và sự tiếp thu cái mới từ bên ngoài, ý thức bảo vệ tài sản và bản lĩnh của cộng đồng dân tộc, sức đề kháng và sức chiến đấu bảo vệ mình và không ngừng lớn mạnh. Văn hóa lịch sử có vị trí và vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của một quốc gia. Văn hóa lịch sử là nhu cầu thiết yếu của đời sống con người, thể hiện trình độ phát triển chung của đất nước, là lĩnh vực sản xuất tinh thần, tạo ra các giá trị, sản phẩm làm giàu đẹp cuộc sống. Văn hóa lịch sử là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội”. Văn hóa lịch sử là sức mạnh nội sinh của sự phát triển đất nước. Vì vậy, cần cần lựa chọn lợi ích lâu dài, lợi ích về văn hóa lịch sử.
Câu 3: Hãy xây dựng kế hoạch hành động để góp phần bảo vệ một di sản ở địa phương.
Trả lời:
Xây dựng kế hoạch hành động để góp phần bảo vệ một di sản ở địa phương:
- Kiểm kê di sản.
- Xếp hạng di sản để bảo vệ.
- Bảo tồn di sản để không bị mất đi, không bị mai một.
- Phát huy di sản văn hoá từ công nghiệp văn hoá.
- Tái sử dụng cho việc đầu tư bảo tồn di sản văn hoá.