Đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 12: P2. Văn minh Đại Việt
File đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 12: P2. Văn minh Đại Việt. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt Tải về
Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)
BÀI 12. VĂN MINH ĐẠI VIỆT (P2)
4. Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam
Câu 1: Em hãy nêu nhận xét về một số ưu điểm, hạn chế của văn minh Đại Việt.
Trả lời:
Nhận xét về một số ưu điểm, hạn chế của văn minh Đại Việt:
- Ưu điểm:
- Các vương triều Đại Việt luôn chú trọng phát triển nông nghiệp. Thủ công nghiệp và thương nghiệp được khuyến khích.
- Có tinh thần cố kết cộng đồng.
- Nho giáo ngày càng được đề cao, góp phần làm cho xã hội ổn định.
- Nhược điểm:
- Người Việt ít có phát minh KHKT.
- Trong một số thời kì, thương nghiệp không được đề cao.
- Có tâm lí bình quân, cào bằng giữa các thành viên, hạn chế động lực phát triển, sáng tạo của xã hội và cá nhân.
- Có sự bảo thủ, chậm cải cách trước những biến đổi về xã hội, kinh tế.
Câu 2: Em hãy phân tích ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam.
Trả lời:
Ý nghĩa của văn minh Đại Việt trong lịch sử Việt Nam:
- Khẳng định tinh thần quật khởi và sức lao động bền bỉ của nhân dân. Người Việt Nam không ngừng nỗ lực, xây dựng một nền văn minh mang đậm bản sắc dân tộc trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc những thành tựu văn minh bên ngoài.
- Những thành tựu chứng minh sự phát triển vượt bậc, góp phần tạo nên sức mạnh dân tộc, giúp Đại Việt giành thắng lợi trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ nền độc lập dân tộc.
- Là nền tảng để Việt Nam đạt được những thành tựu rực rỡ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tạo dựng bản lĩnh, bản sắc riêng, để người Việt Nam vững vàng vượt qua thử thách, bước vào kỉ nguyên hội nhập.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Lập bảng thống kê những thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Đại Việt theo gợi ý sau:
Lĩnh vực | Thành tựu tiêu biểu | Ý nghĩa, giá trị |
|
|
|
Trả lời:
Lĩnh vực | Thành tựu tiêu biểu | Ý nghĩa, giá trị |
Chính trị | Tiếp thu mô hình thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền của phong kiến Trung Quốc. | Thiết chế ngày càng được hoàn thiện qua các triều đại Lý Trần và đạt đến đỉnh cao triều đại Lê sơ. |
Các vương triều Đại Việt chú trọng xây dựng pháp luật. | Các bộ luật như Hình thư thời Lý, Hình luật thời Trần,... | |
Kinh tế | Nông nghiệp lúa nước, khai hoang, mở rộng diện tích canh tác. | Kĩ thuật thâm canh cây lúa nước có nhiều tiến bộ. |
Nhiều nghề thủ công phát triển. | Sản xuất các mặt hàng thủ công có trình độ cao. Một số làng nghề thủ công vẫn được duy trì đến ngày nay. | |
Các triều đại đều cho các loại tiền kim loại riêng. | Buôn bán nhộn nhịp ở khắp cả nước. | |
Tín ngưỡng, tư tưởng, tôn giáo | Nho giáo, Đạo giáo, Phật giáo du nhập. | Trở thành hệ tư tưởng chính thống của nhà nước quân chủ, hòa quyện với tín ngưỡng bản địa. |
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ cúng các vị anh hùng, người có công với đất nước tiếp tục được duy trì. | Ngày nay, một số tín ngưỡng truyền thống vẫn được duy trì. | |
Giáo dục, khoa cử | Bắt đầu được triển khai từ thời nhà Lý. Đến thời Trần, khoa cử được tổ chức đều đặn và quy củ hơn. Từ thời Lê Sơ, khoa cử Nho học phát triển thịnh đạt. Các triều đại đều có chính sách nhằm khuyến khích giáo dục và khoa cử. | Nhiều người đỗ đạt, làm quan, trở thành các nhà văn hóa lớn của dân tộc. |
Chữ viết và văn học | Chữ Hán là văn tự chính thức. Trên cơ sở chữ Hán, chữ Nôm được người Việt sáng tạo và sử dụng rộng rãi từ thế TK XIII. | Có chữ viết riêng, thể hiện bản sắc riêng. |
Văn học phong phú, đa dạng, gồm 2 bộ phận: văn học dân gian, văn học viết. | Được lưu truyền và bổ sung qua thời gian, phản ảnh đời sống xã hội. | |
Nghệ thuật | Phát triển, đạt đến trình độ cao, thể hiện qua những tác phẩm chạm khắc trên các công trình kiến trúc, điêu khắc tượng, các công trình kiến trúc,… | Nhiều công trình kiến trúc: chùa, tháp, đền, đình, miếu,...được xây dựng ở khắp cả nước. Các loại hình nghệ thuật dân gian (cả trù, hát văn,…) còn được lưu giữ. |
Câu 2: Chứng minh những thành tựu văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển các thành tựu của nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng từ bên ngoài.
Trả lời:
Những thành tựu văn minh Đại Việt là sự kế thừa, phát triển các thành tựu của nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam và tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng từ bên ngoài:
- Kế thừa, phát triển các thành tựu của nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam:
- Nông nghiệp lúa nước và làng xã tiếp tục là một trong những đặc trưng được kế thừa của nền văn minh cổ.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên được lưu giữ và phát triển.
- Nho giáo du nhập vào Việt Nam từ thời Bắc thuộc được nhà Lý chính thức sử dụng để tuyển chọn quan lại.
- Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng từ bên ngoài:
- Tiếp thu mô hình thiết chế chính trị quân chủ trung ương tập quyền của phong kiến Trung Quốc.
- Phật giáo được du nhập vào đầu Công nguyên.
- Chữ Hán là văn tự chính thức được tiếp thu từ Trung Quốc.
Câu 3: Có ý kiến cho rằng, văn minh Đại Việt phát triển rất phong phú, đa dạng và mang tính dân tộc sâu sắc. Em có đồng ý với ý kiến đó không? Vì sao?
Trả lời:
- Đồng ý với ý kiến Văn minh Đại Việt phát triển rất phong phú, đa dạng và mang tính dân tộc sâu sắc.
- Giải thích: Văn minh Đại Việt phát triển trên tất cả các lĩnh vực (thiết chế chính trị, kinh tế, chữ viết, văn học, KHKT, nghệ thuật,...), đạt được nhiều thành tựu. Có sự tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng từ bên ngoài, nhưng vẫn phát triển các thành tựu của nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam, giữ gìn và mang đậm bản sắc dân tộc.
VẬN DỤNG
Câu 1: Theo em, mỗi cá nhân cần làm gì để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt trong thời đại ngày nay?
Trả lời:
Để bảo tồn và phát huy giá trị của những thành tựu văn minh Đại Việt trong thời đại ngày nay mỗi cá nhân cần:
- Bảo đảm tự tâm hướng thiện, tự giác duy trì đạo đức chung, đề cao các giá trị chân, thiện, mỹ, vứt bỏ cái giả, cái ác, cái xấu, thúc đẩy ngày càng nhiều những điều tốt đẹp trong xã hội.
- Xây dựng hệ giá trị văn hóa; phát huy phong tục, tập quán truyền thống tốt đẹp; nâng cao đạo đức công dân.
- Sáng tạo phong cách, tôn trọng sự khác biệt, cổ vũ sức sáng tạo văn học, nghệ thuật phong phú, đa dạng, khuyến khích tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người làm công tác văn hóa, đề cao chất lượng sản phẩm văn hóa, xây dựng nền văn hóa, nghệ thuật mang tính tư tưởng, nghệ thuật cao.
- Không ngừng nâng cao dân trí. Nghiên cứu ứng dụng, đổi mới, sáng tạo, phát huy tinh thần khoa học.
Câu 2: Lựa chọn thành tựu thuộc một lĩnh vực của văn minh Đại Việt, thực hiện theo nhóm, tổ và xây dựng bài thuyết trình rồi trình bày trước lớp.
Trả lời:
Tranh dân gian gồm hai loại, tranh Tết và tranh thờ. Tranh dân gian có nguồn gốc từ rất xa xưa được giữ gìn, bảo tồn và phát triển qua các giai đoạn lịch sử của đất nước. Tranh dân gian không những là tài sản riêng của các làng tranh mà còn là tài sản chung của cả dân tộc.Việt Nam với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên và nhân hoá các hiện tượng thiên nhiên thành các vị thần nên cùng với tranh Tết, tranh thờ cũng có rất sớm. Cả hai đã trở thành nhu cầu của nếp sống văn hoá, là thành tố của mỹ thuật cổ truyền và hợp thành văn hoá truyền thống của dân tộc.
Do nhu cầu của tục chơi tranh Tết và thờ cúng, tranh dân gian phải có số lượng lớn nên người Việt Nam từ lâu đã biết đến kỹ thuật khắc ván để in. Vào thời Lý (thế kỷ 12) đã có những gia đình chuyên làm nghề khắc ván. Cuối thời Trần đã in được tiền giấy. Đến thời Lê Sơ lại tiếp thu thêm kỹ thuật khắc ván in của Trung Quốc và cải tiến thêm một bước nữa. Cũng từ đây, trong dòng chảy của mỹ thuật truyền thống – dân gian bắt đầu có sự phân hóa để ngày càng phát triển đậm nét.
Trong bối cảnh đó, đến thời Mạc (thế kỷ 16) tranh dân gian phát triển khá mạnh, được cả các tầng lớp quý tộc ở kinh thành Thăng Long sử dụng vào dịp Tết mà bài thơ Tứ thời khuê vịnh của nhà thơ đương thời Hoàng Sơ Khải đã xác nhận sự hiện diện của các loại tranh thờ, tranh gà và tranh Tố nữ:
“Chung Quỳ khéo vẽ nên hình
Bùa đào cấm quỷ, phòng linh ngăn tà
Tranh vẽ gà cửa treo thiếp yểm
Dưới thềm lầu hoa điểm Thọ Dương”
Đến thế kỷ 18 – 19 tranh dân gian Việt Nam đã ổn định và phát triển cao. Bảo tàng Lịch Sử (Hà Nội) còn giữ được những ván khắc từ thời Minh Mạng thứ 4 (tức 1823). Địa bàn làm tranh dàn trải trong cả nước. Dựa theo phong cách nghệ thuật, kỹ thuật in vẽ và nguyên vật liệu làm tranh, có thể quy về một số dòng tranh gọi theo tên những địa danh sản xuất.
Mỗi dòng tranh có một phong cách riêng, song tất cả đều được dựng hình theo kiểu “đơn tuyến bình đồ” dùng nét khoanh lấy các mảng màu và bao lại toàn hình. Với lối dựng hình “thuận tay hay mắt”, tranh dân gian không phụ thuộc vào viễn cận một điểm nhìn mà được diễn tả theo lối quan sát di động với nhiều góc độ khác nhau. Thần thánh luôn được vẽ to ở giữa, phía trên, còn người bình thường thì sàn sàn nhau, con vật và cảnh sắc thì tuỳ tương quan mà vẽ to hay nhỏ để bức tranh gây ấn tượng sâu sắc.
Trong giao lưu văn hoá, tranh dân gian Việt Nam vừa phát triển những vốn quý của các thời trước tích tụ lại, vừa tiếp nhận những tinh hoa của các dòng tranh khác để rồi khẳng định những gì thích hợp với dân tộc, làm phong phú hơn bản sắc của mình.
Ngày nay, tranh dân gian đã bị tranh hiện đại lấn át, hầu hết đã thất truyền. Tuy nhiên, có một dòng tranh vẫn còn tồn tại trước những thử thách của thời gian, như tranh Đồng Hồ. Dòng tranh này không những có chỗ đứng ở trong nước mà nó đã và đang có mặt ở nhiều nước trên thế giới như Nhật, Pháp, Mỹ...