Đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại

File đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức Bài 6: Một số nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt Tải về

Xem: => Giáo án lịch sử 10 kết nối tri thức (bản word)

BÀI 6. MỘT SỐ NỀN VĂN MINH PHƯƠNG TÂY THỜI KÌ CỔ- TRUNG ĐẠI

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Từ năm 1896 đến nay, cứ bốn năm một lần, Thế vận hội Olympic được tổ chức tại các quốc gia khác nhau. Đây không chỉ là một sự kiện thể thao mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho sự bình đẳng, đoàn kết giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Em có biết ngay từ thời cổ đại, Ô-lim-píc đã được tổ chức 4 năm 1 lần tại đền thờ thần Dớt. Ngoài sự kiện này, em có thể kể thêm một số ví dụ khác cho thấy những cống hiến, giá trị trường tồn của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại?

Trả lời:

Ví dụ khác cho thấy những cống hiến, giá trị trường tồn của các nền văn minh phương Tây thời kì cổ - trung đại: Tổ chức Văn hóa, Khoa học và Giáo dục của Liên hợp quốc (UNESCO) lấy ý tưởng từ công trình kiến trúc nổi tiếng đềnParthenon nổi tiếng của Hy Lạp cổ đại. Parthenon là một công trình kiến trúc văn hoá Hy Lạp cổ đại, làm bằng đá cẩm thạch trắng, kiến trúc theo trường phái Doric nổi tiếng, nằm trong quần thể kiến trúc Ancropolis trên đồi Athen, khởi móng từ năm 477 trước CN, được người cổ đại xếp hạng là một trong bảy kỳ quan văn hoá thế giới. Đây là một công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh loài người, là biểu tượng của vẻ đẹp lý tưởng, của sức mạnh trí tuệ và khả năng sáng tạo của con người – thể hiện nội dung, tư tưởng và lòng khao khát cao cả rất gần gũi với những gì UNESCO đang vươn tới.

1. Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại

  1. Cơ sở hình thành

Câu 1: Nêu và phân tích cơ sở của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.

Trả lời:

Nêu và phân tích cơ sở của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại:

  • Điều kiện tự nhiên: Hình thành trên các bán đảo Nam Âu.
    • Địa hình nhiều núi và cao nguyên, đất đai khô rắn, không màu mỡ, thích hợp trồng nho, ô-liu.
    • Có một số vùng đồng bằng tương đối thuận lợi trồng cây nông nghiệp.
    • Nguồn TNTN phong phú: đồng, chì, sắt,...
    • Địa Trung Hải có nhiều vùng vịnh, hải cảng,...thuận lợi cho sự giao lưu, buôn bán bằng đường biển, giúp cho người Hy Lạp, La Mã sớm tiếp thu các thành tựu văn minh phương Đông.
  • Dân cư và xã hội:
    • Người Mô-ni-an là cư dân đầu tiên xây dựng nền văn minh trên đảo Cret ở phía Nam Hy Lạp từ cuối TNK III TCN. Từ khoảng đầu đến cuối TNK II TCN, nhiều tộc người khác từ phía Bắc di cư xuống miền Trung và Nam Hy Lạp, xây dựng và mở rộng quốc gia của họ quanh Địa Trung Hải.
    • Trên bán đảo I-ta-li-a, người I-lta-li-ốt xây dựng những thành bang đầu tiên - La Mã.
    • Trong xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại có 2 giai cấp cơ bản: chủ nô và nô lệ. Ngoài ra còn có các tầng lớp khác như nông dân, thợ thủ công, thương nhân.
  • Kinh tế:
    • Ngành kinh tế chủ đạo là thủ công nghiệp và thương nghiệp.
    • Nông nghiệp có vai trò nhất định ở La Mã với nền kinh tế điền trang.
  • Chính trị:
    • Từ khoảng cuối TNK III TCN, cư dân ở Hy Lạp đã xây dựng các nhà nước đầu tiên. Trong thế kỉ VIII - IV TCN, những thành bang theo thể chế cộng hòa đã hình thành và phát triển ở miền Trung và Nam Hy Lạp cho tới khi Ma-xê-đô-ni-a chinh phục.
    • Khoảng giữa TK VIII TCN, thành bang La Mã được thành lập. Sau nhiều cải cách chính trị, chế độ cộng hòa được thiết lập đến cuối TK I TCN. Từ năm 27 TCN, thời kì đế chế bắt đầu kéo dài đến khi đế quốc Tây La Mã sụp đổ.
  • Sự tiếp thu các thành tựu văn minh phương Đông: tiếp thu trên các lĩnh vực như kĩ thuật chế tác và sản xuất thủ công nghiệp, chữ viết, văn học, nghệ thuật kiến trúc, ...
  1. Thành tự cơ bản

Câu 1: Nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại và ý nghĩa của những thành tựu đó.

Trả lời:

- Nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp - La Mã:

  • Chữ viết:
    • Người Hy Lạp xây dựng bảng chữ cái ghi âm từ thế kỉ IX - VIII TCN. Đến khoáng thế kỉ IV TCN, bảng chữ cái Hy Lạp được hoàn thiện với 24 chữ cái.
    • Người La Mã dựa trên cơ sở chữ viết Hy Lạp để xây dựng chữ La-tinh. Đến nay, chữ La-tinh là văn tự chữ cái được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.
  • Văn học:
    • Nền văn học đồ sộ của Hy Lạp và La Mã đã đặt nền móng cho văn học phương Tây. Các tác phẩm không chỉ là sáng tác nghệ thuật quý giá mà còn là nguồn tư liệu quan trọng để tìm hiểu về lịch sử của 2 nền văn minh này.
    • Nguồn cảm hứng và đề tài phong phú bắt nguồn từ thần thoại.
    • Thơ, văn xuôi và kịch đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
  • Kiến trúc, điêu khắc và hội họa:
    • Một số công trình kiến trúc tiêu biểu: Đền Pác-tê-nông, Đền thờ thần Dớt,...
    • Các tác phẩm điêu khắc, hội họa: Lực sĩ ném đĩa, Tượng A-tê-na, tượng thần Vệ nữ thành Mi-lô.
  • Khoa học kĩ thuật:
    • Có nhiều hiểu biết về thiên viên: nhận ra Trái đất hình cầu, cho rằng Mặt trời và các thiên thể chuyển động quanh Trái đất; Biết tính lịch theo chu kì chuyển động của Mặt trời.
    • Các nhà khoa học Hy Lạp (Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét,...) đã có đóng góp trong nhiều ngành khoa học khác nhau.
    • Các thầy thuốc Hy Lạp cổ đại đạt được nhiều tri thức về chuẩn đoán và chữa bệnh bằng thuốc, giải phẫu, gây mê.
    • Sử học Hy Lạp được hình thành từ TK V TCN với sử gia đầu tiên là Hê-rô-dốt. Sử học La Mã kế thừa và phát huy truyền thống Hy Lạp với nhiều nhà sử học xuất sắc như Pô-li-bi-út,...
    • Chế tạo bê tông, sử dụng hệ thống đòn bẩy, chế tạo máy bắn đá,...
  • Tư tưởng: Hy Lạp - La Mã là quê hương của triết học phương Tây. Quá trình hình thành và phát triển của triết học Hy Lạp - La Mã gắn liền với cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm; đặt nền tảng cho nhiều thành tựu về tư tưởng, tri thức phương Tây thời cận và hiện đại.
  • Tôn giáo:
    • Người Hy Lạp - La Mã thờ đa thần. Thường xuyên hiến tế, cầu nguyện, tổ chức lễ hội để tôn vinh các vị thần.
    • Tôn giáo Hy Lạp - La Mã để lại nhiều dấu ấn và ảnh hưởng đối với đời sống văn hóa phương Tây sau này.
  • Thể thao: Nhiều sự kiện thể thao cổ đại là cơ sở, nền tảng cho nhân loại ngày nay.

- Ý nghĩa của các thành tựu đó:

  • Góp phần vào sự phát triển rực rỡ của nền văn minh phương Tây.
  • Đặt nền móng cho sự phát triển nhiều lĩnh vực của văn minh nhân loại.

 

2. Văn minh phương Tây thời kì Phục hưng

  1. Bối cảnh lịch sử

Câu 1: Hãy phân tích bối cảnh lịch sử, những tiền đề kinh tế, xã hội, văn hóa dẫn đến sự hình thành phong trào văn hóa Phục hưng.

Trả lời:

Phân tích bối cảnh lịch sử, những tiền đề kinh tế, xã hội, văn hóa dẫn đến sự hình thành phong trào văn hóa Phục hưng:

  • Phong trào Phục hưng ra đời trong bối cảnh quan hệ sản xuất TBCN hình thành ở các nước Tây Âu. Thế giới quan, ý thức hệ phong kiến và việc Giáo hội cơ đốc lũng đoạn nền văn hóa, tư tưởng là những trở ngại cho sự phát triển phương thức sản xuất mới. Tầng lớp tư sản mới ra đời cần có một nền văn hóa mới phù hợp với họ. Họ đã tìm kiếm, tiếp thu và phục hưng lại những giá trị và thành tựu rực rỡ của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại.
  • Mâu thuẫn xã hội sâu sắc giữa quần chúng nhân dân với giai cấp phong kiến và giáo hội.

 

  1. Thành tựu cơ bản

Câu 1: Nêu một số thành tựu cơ bản của văn minh phương Tây thời kì Phục hưng và ý nghĩa của những thành tựu đó.

Trả lời:

Một số thành tựu cơ bản của văn minh phương Tây thời kì Phục hưng:

  • Văn học: đạt nhiều thành tựu trên cả 3 lĩnh vực thơ, tiểu thuyết, kịch.
  • Hội họa, kiến trúc, điêu khắc:
    • Những thành tựu bắt đầu từ I-ta-li-a và lan rộng ra khắp châu Âu.
    • Thế kỉ XV-XVI, nghệ thuật Phục Hưng đạt đến đỉnh cao với tên tuổi của nhiều danh họa và nhà điêu khắc với tên tuổi của nhiều danh họa và nhà điêu khắc: Lê-ô-na-đờ-vanh-xi,...
    • Trong kiến trúc, phong cách Phục hưng chú trọng yếu tố hình học, tính đối xứng, tỉ lệ.
  • Khoa học kĩ thuật:
    • Có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi những ảnh hưởng và chi phối của thần học.
    • Có nhiều tiến bộ về kĩ thuật, đặc biệt là các ngành dệt, khai thác mỏ, đóng tàu, chế tạo vũ khí,...
  • Tư tưởng: Triết học duy vật với các học giả tiêu biểu như Phran-Xít Bê-cơn.

- Ý nghĩa của những thành tựu đó:

  • Lên án gay gắt giáo hội Cơ Đốc giáo lũng đoạn, chĩa mũi nhọn đấu tranh chống lại chế độ phong kiến thối nát đương thời, đề cao giá trị con người và quyền tự do cá nhân, đề cao tinh thần dân tộc.
  • Là cuộc đấu tranh công khai đầu tiền trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của GCTS chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn minh Tây Âu phát triển trong những thế kỉ tiếp theo.

 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy nêu và so sánh cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại với các nền văn minh phương Đông.

Trả lời:

So sánh cơ sở hình thành nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại với các nền văn minh phương Đông:

Đặc điểm so sánh

Văn minh phương Đông

Văn minh Hy Lạp - La Mã

Điều kiện tự nhiên

Có các dòng sông lớn, bồi đắp phù sa, màu mỡ.

Hình thành trên các bán đảo, nhiều vũng, vịnh.

Dân cư và xã hội

Có các giai cấp: quý tộc, địa chủ, nông nô thợ thủ công, thương nhân, tăng lữ.

Có 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.

Kinh tế

Nông nghiệp là nền tảng kinh tế cơ bản.

Buôn bán bằng đường biển là nền tảng kinh tế cơ bản.

Chính trị

Nhà nước tập quyền, chuyên chế tập quyền.

Chế độ cộng hòa và thời kì đế chế đến khi sụp đổ.

Câu 2: Lập bảng thống kê các thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại, của Tây Âu thời kì Phục hưng theo gợi ý SGK.

Trả lời:

Bảng thống kê các thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại, của Tây Âu thời kì Phục hưng:

Lĩnh vực

Tác giả/tác phẩm tiêu biểu

Thuộc nền văn minh

Ý nghĩa, giá trị nổi bật

Văn học

Sử thi I-li-át, Ô-đi-xê

Hy Lạp – La Mã

Là nguồn sử liệu để tìm hiểu lịch sư văn minh thế giới Hy Lạp – La Mã.

Tác giả Đan-tê, Ra-bơ-le, Uy-li-am Xếch-xpia,….

Tây Âu thời kì Phục hưng

Lên án chế độ phong kiến thối nát đương thời, đề cao giá trị con người, quyền tự do cá nhân.

Hội họa, điêu khắc, kiến trúc

Đền Pác-tê-nông, đền Thần Dớt, tượng Lực sĩ ném đĩa,…

Hy Lạp – La Mã

Ảnh hưởng sâu sắc tới nghệ thuật phương Tây sau này

Tượng Đa-vít, tượng Đức mẹ sầu bi,...

Tây Âu thời kì Phục hưng

Ảnh hưởng tới phong cách nghệ thuật châu Âu đương đại.

Khoa học kĩ thuật

Các nhà khoa học Hy Lạp: Ta-lét, Pi-ta-go, Ác-si-mét, Hê-rô-dốt,…

Hy Lạp – La Mã

Đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ của các ngành khoa học thế giới giai đoạn tiếp theo.

Các nhà khoa học Cô-péc-ních, Ga-li-lê,…

Tây Âu thời kì Phục hưng

Có ý nghĩa quan trọng trong việc đẩy lùi những ảnh hưởng và chi phối của thần học.

Câu 3: Ph. Ăng-ghen đã viết: "Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại". Em có đồng ý với nhận định này không? Vì sao?

Trả lời:

  • Đồng ý với ý kiến của Ph. Ăng-ghen "Không có cơ sở của nền văn minh Hy Lạp và đế chế La Mã thì không có châu Âu hiện đại".
  • Giải thích:
    • Văn minh Hy Lạp - La Mã là cơ sở hình thành văn minh phương Tây. Trong thời kì hậu trung đại, sự phục hưng của nhiều giá trị từ văn minh Hy Lạp, La Mã và những tiến bộ không ngừng của các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, chính trị đã khiến văn minh Tây Âu đạt được nhiều thành tựu, tạo cơ sở cho sự phát triển của châu Âu trong thời kì cận và hiện đại. 
    • Văn minh Hi Lạp và La Mã cổ đại đã có nhiều đóng góp cho nhân loại với hàng loạt phát hiến vĩ đại trong suốt chiều dài lịch sử, trong đó có nhiều lĩnh vực là nền tảng cho sự phát triển của nhân loại hiện nay.
    • Điểm nổi bật của văn minh Hy Lạp và La Mã:
      • Tính kế thừa (do văn minh Hy Lạp và La Mã ra đời muộn hơn nên được kế thừa nhiều thành tựu văn hóa của cư dân phương Đông cổ đại).
      • Mang tính hệ thống, thực tiễn và tính khái quát cao.
      • Dấu ấn cá nhân được đề cao.

 

VẬN DỤNG

Câu 1: Hãy sưu tầm tư liệu (qua sách, báo, internet) và giới thiệu một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại hoặc nền văn minh Tây Âu thời kì Phục hưng.

Trả lời:

Giới thiệu một thành tựu tiêu biểu của nền văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại:

Tượng Lực sĩ ném đĩa là một bức tượng kinh điển của Hy Lạp cổ đại. Người vận động viên đang thực hiện việc ném đĩa với một dáng vẻ hoàn hảo. Cơ bắp và biểu hiện tập trung của anh tạo ra ấn tượng như một mũi tên đang căng trên dây cung trước khi được thả ra. Hiện nguồn gốc của bức tượng này chưa được xác định rõ, nhưng các nhà nghiên cứu xác định tượng được hoàn thành vào cuối giai đoạn 260-450 TCN. Nó được biết đến qua nhiều bản sao La Mã.

Một số ý kiến cho rằng bức tượng Lực sĩ ném đĩa miêu tả lại hình thể, hành động, tư thế của một vận đông viên olympic thời bất giờ. Tuy nhiên, các chuyên gia hiện vẫn chưa biết rõ tại sao những vận động viên thi đấu trong các kỳ Olympic thuở ban đầu lại khỏa thân. Tuy nhiên, một số người cho rằng, nó bắt nguồn từ một sự kiện hy hữu, khi một vận động viên chiến thắng cuộc thi chạy 200m sau khi để mất quần và các đối thủ đã nhanh chóng bắt chước anh ta.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Lịch sử 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay