Đáp án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức Bài 6: Một số nét văn hoá ở Trung du và miền núi Bắc Bộ
File đáp án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối tri thức Bài 6: Một số nét văn hoá ở Trung du và miền núi Bắc Bộ. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt
Xem: => Giáo án lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức
BÀI 6. MỘT SỐ NÉT VĂN HOÁ Ở VÙNG TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ
KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Hình dưới đây giúp em biết điều gì về văn hóa của dân tộc mông ở Mai Châu, tỉnh Hòa Bình? Hãy nêu hiểu biết của em về một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đáp án:
- Bức hình thể hiện một lối sống văn hóa cùng nhau tụ tập giao lưu, nhảy múa vào những dịp lễ hội lớn.Một nét văn hóa có từ lâu đời và vẫn còn lưu giữ đến thế hệ ngày nay
- Lễ hội Gầu Tào là lễ hội lớn nhất và có quy mô cộng đồng duy nhất, gắn với đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng người Mông. Lễ hội tổ chức vào tháng Giêng hàng năm, nhưng việc chuẩn bị được tiến hành từ cuối tháng Chạp, với hai nghi lễ là chặt tre và dựng nêu. Người Mông thường tổ chức lễ hội Gầu Tào để tạ ơn thần linh vì đã ban cho họ con cái, sức khỏe, mùa màng bội thu,…
- Hiểu biết của em về một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
+ Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nổi tiếng với lễ hội Gầu tào, lễ hội Lồng tồng,.... các lễ hội được tổ chức nhằm cầu cho mọi người có một năm khỏe mạnh, nhiều may mắn, mùa màng bội thu,...
+ Chợ phiên của ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thường họp vào những ngày nhất định; hàng hóa tại đây phần lớn là những sản phẩm của người dân địa phương.
+ Người dân vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều điệu múa, hát đặc sắc, như: hát then, múa xòe,
KHÁM PHÁ
1. LỄ HỘI
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, em hãy:
- Kể tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Mô tả một lễ hội mà em ấn tượng nhất.
Đáp án:
Một số lễ hội tiêu biểu như: Gầu Tào, Lồng Tồng,Đền Hùng...
- Lễ hội em ấn tượng nhất là lễ hội Gầu Tào của người dân tộc Mông, được tổ chức vào đầu năm, tại nơi bằng phẳng, rộng rãi. Sau phần nghi lễ là nhưn gx hoạt động vui chơi như: múa khèn, đấu gậy...
2. NÉT MÚA DÂN GIAN
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5 em hãy:
- Giới thiệu nét cơ bản về hát Then, múa Xòe Thái của các dân tộc ở vùng Trung du và miền Núi Bắc Bộ.
- Cho biết các loại hình nghệ thuật đó phản ánh điều gì?
Đáp án:
- Nét cơ bản về hát Then: là một loại hình âm nhạc dân gian của dân tộc Tày, Nùng.. được tổ chức vào dịp lễ quan trọng. Với mong muốn được gặp nhiều điều may mắn và cuộc sống tốt lành. Múa xòe: là truyền thống múa của người Thái, được biểu diễn vào các dịp lễ tết.
- Các loại hình nghệ thuật đều phản ánh nét đẹp lâu đời của mỗi vùng, mỗi dân tộc khác nhau.
3. CHỢ PHIÊN VÙNG CAO
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 6,7, em hãy mô tả cánh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đáp án:
- Cánh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thường được họp vào những ngày nhất định. Hàng hóa phần lớn là của người dân địa phương đem ra chợ bán.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét văn hóa nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ theo (gợi ý dưới đây).
Đáp án:
VẬN DỤNG
Câu hỏi: So sánh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với chợ nơi em sống hoặc nơi khác.
Đáp án:
Tham khảo
Chợ nơi em sinh sống khác nhiều so với những phiên chợ vùng cao. Chợ quê em được xây dựng khang trang thành những ô bán hàng nhất định, các mặt hàng đa dạng, phong phú, từ thức ăn, hoa quả, đồ dân dụng, quần áo, đồ chơi…. Tất cả các ngày trong tuần đều họp chợ.
=> Giáo án Lịch sử và Địa lí 4 kết nối bài 6: Một số nét văn hoá ở Trung du và miền núi Bắc Bộ