Đáp án ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 7: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết
File Đáp án câu hỏi và bài tập trong sách ngữ văn 7 chân trời sáng tạo Bài 7: Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết. Phần này giúp kiểm tra nhanh đáp án trong các bài học. Có file word để tải về, rất thuận tiện trong việc dạy và học. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, ghi nhớ. Tránh trường hợp, học sinh học vẹt môn ngữ văn 7 chân trời sáng tạo
Xem: => Giáo án công dân 7 chân trời sáng tạo (bản word)
VĂN BẢN: NHỮNG KINH NGHIỆM DÂN GIAN VỀ THỜI TIẾT
Câu 1: Thiên nhiên tác động như thế nào đến cuộc sống của chúng ta?
Trả lời:
Đối với cuộc sống của con người, thiên nhiên là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên để phục vụ cho cuộc sống và sản xuất sinh hoạt của con người. Đơn giản là chúng ta phải hít thở không khí từ tự nhiên, uống nước từ tự nhiên, khai thác các loại khoáng sản, lâm sản, thổ sản, hải sản… để phục vụ cho nhu cầu của mình. Thiên nhiên quyết định đến các đặc điểm hình thái và hình thức quần cư, sinh sống của con người.
Câu 1: Tác giả muốn nói về hiện tượng gì qua câu 6?
Trả lời:
Nói về hiện tượng tự nhiên của trời đất. Đó là sự chênh lệch giữa thời gian ban ngày và ban đêm của các tháng. Cụ thể, đêm tháng năm rất ngắn, ngược lại thời gian của ngày vào tháng mười lại rất ngắn.
Câu 1: Những dấu hiệu nào giúp em nhận biết các câu trong văn bản trên là tục ngữ?
Trả lời:
Những dấu hiệu giúp em nhận biết các câu trong văn bản trên là tục ngữ: các câu trong văn bản đều thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về những hiện tượng thiên nhiên, câu ngắn gọn, có hình ảnh gần gũi.
Câu 2: Các câu tục ngữ trên cùng nói về điều gì?
Trả lời:
Các câu tục ngữ cùng nói về các hiện tượng thời tiết theo kinh nghiệm của dân gian.
Câu 3: Điền số chữ, số dòng, số vế của các câu tục ngữ số 2,4,6 vào bảng sau (làm vào vở)
Trả lời:
Câu | Số chữ | Số dòng | Số vế |
1 | 8 | 1 | 2 |
2 | 8 | 1 | 2 |
4 | 13 | 1 | 3 |
6 | 14 | 2 | 2 |
Câu 4: Xác định các cặp vần từ câu tục ngữ số 2 đến số 6 và điền vào bảng dưới đây (làm vào vở):
Nhận xét về tác dụng của vần trong các câu tục ngữ nêu trên.
Trả lời:
Câu | Cặp vần | Loại vần |
1 | Trưa – mưa | Vần cách |
2 | Hạn – tán | Vần cách |
3 | May – bay | Vần cách |
4 | Đài – hai | Vần cách |
5 | Mưa – vừa | Vần cách |
6 | Sáng - tháng | Vần cách |
=> Tác dụng: làm cho các câu tục ngữ có nhịp điệu, thêm sinh động.
Câu 5: Về hình thức, câu tục ngữ số 5 có gì khác biệt so với các câu còn lại?
Trả lời:
Không có các vế đối xứng nhau, có 3 vế.
Câu 6: Theo em, các câu tục ngữ trên đây có thể giúp ích gì cho con người trong cuộc sống?
Trả lời:
Các câu tục ngữ trên đây có thể giúp cho con người trong cuộc sống về dự báo về tình hình thời tiết trong mỗi thời kỳ khác nhau, giúp giải thích các hiện tượng đang xảy ra một cách chi tiết, cụ thể nhất.
Câu 7: Em hãy hình dung một tình huống giao tiếp có thể sử dụng một trong các câu tục ngữ trên. Sau đó, viết một đoạn đối thoại hoặc một đoạn văn về tình huống này với độ dài khoảng 5,6 câu.
Trả lời:
Trên đường tới trường, Lan gặp Nam và đã than thở rằng:
- Sao dạo này tớ thấy tớ ngủ được ít lắm, mới nằm chút mà trời đã sáng tinh mơ rồi.
- Cậu biết tại sao không, Lan?
- Tại sao vậy?
- Thế cậu nói cho tớ biết bây giờ là tháng mấy?
- Tháng 5, nhưng mà sao?
- Thế cậu đã nghe câu: "Đêm tháng Năm, chưa nằm đã sáng; Ngày tháng Mười, chưa cười đã tối" chưa?
=> Giáo án ngữ văn 7 chân trời tiết: Văn bản 1. Những kinh nghiệm dân gian về thời tiết