Phiếu trắc nghiệm Công dân 7 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 3). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 7 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 03:
Câu 1: Pháp luật Việt Nam không nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Mại dâm và tổ chức, dẫn dắt mại dâm.
B. Đánh bạc và tổ chức đánh bạc dưới mọi hình thức.
C. Lôi kéo trẻ em sử dụng chất kích thích (rượu, ma túy…).
D. Kinh doanh những mặt hàng mà pháp luật cho phép.
Câu 2: Câu ca dao nào sau đây nói về người con hiếu thảo?
A. Sống thì chẳng cho ăn nào/ Chết thì cúng giỗ mâm cao cỗ đầy.
B. Đói lòng ăn đọt chà là/ Để cơm nuôi mẹ, mẹ già yếu răng.
C. Cục đất mà cắm cây sào/ Con xoay lưng lại chẳng chào đến cha.
D. Cha mẹ nuôi con bằng trời bằng bể/ Con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày.
Câu 3: Một người bạn thân của Hùng có dấu hiệu nghiện trò chơi đỏ đen và vay tiền khắp nơi để chơi. Nếu là Hùng, em sẽ:
A. Khuyên bạn dừng lại và báo với gia đình bạn ấy.
B. Để bạn tự giải quyết vì đó không phải chuyện của mình.
C. Cùng bạn chơi thử để tìm hiểu về trò chơi đó.
D. Không khuyên gì vì sợ bạn giận.
Câu 4: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây nói về tệ xã hội?
A. “Cờ bạc là bác thằng bần/ Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm”.
B. “Tai nghe trống điểm dưới ao/ Ham chơi cờ tướng quên chào bạn xưa”.
C. “Ai lên Tuyên Hóa quê mình/ Chè xanh mật ngọt thắm tình nước non”.
D. “Rượu ngon Bầu Đá mê li/ Gặp nem chợ Huyện bỏ đi sao đành”.
Câu 5: Phương án nào sau đây không phải là hậu quả của tệ nạn xã hội?
A. Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khỏe, tinh thần.
B. Gây tổn hại về mặt tinh thần, thậm chí là tính mạng.
C. Tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.
D. Tăng cường tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.
Câu 6: Câu tục ngữ “Xem bói ra ma, quét nhà ra rác” nói về tệ nạn xã hội nào sau đây?
A. Ma túy.
B. Cờ bạc.
C. Mại dâm.
D. Mê tín dị đoan.
Câu 7: Câu nào sau đây là đúng?
A. Chồng có quyền lớn hơn và nghĩa vụ nhỏ hơn vợ về mọi mặt trong gia đình.
B. Vợ có quyền lớn hơn và nghĩa vụ nhỏ hơn chồng về mọi mặt trong gia đình.
C. Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình.
D. Chồng có nghĩa vụ làm việc quần quật cả tháng rồi đưa tiền cho vợ và không có quyền gì cả. Vợ có mọi quyền hành và không cần thực hiện nghĩa vụ nào.
Câu 8: Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào mua bán trái phép chất ma tuý thì bị phạt tù trong thời gian bao lâu?
A. 1 đến 5 năm
B. 2 đến 7 năm
C. 3 đến 9 năm
D. 4 đến 11 năm
Câu 9: Theo luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), Người đánh bạc trái phép dưới bất kì hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật trị giá từ 5 triệu đồng hoặc dưới 5 triệu đồng, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc hành vi quy định tại Điều 322 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 322 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt như thế nào?
A. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm.
B. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt từ từ 3 tháng đến 4 năm.
C. Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 5 năm.
D. Phạt tiền từ 20 triệu đồng đến 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 5 năm hoặc phạt từ từ 6 tháng đến 3 năm.
Câu 10: Bà nội của T đã già, bà bị đau chân đi lại khó khăn, trong lúc lên bậc thềm bà bị ngã không dậy được. T nhìn thấy nhưng do giận bà thường dạy bảo nghiêm khắc nên không đỡ bà dậy mà bỏ đi chơi. T đã vi phạm điều gì sau đây?
A. Quyền và nghĩa vụ của ông, bà.
B. Quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ
C. Quyền và nghĩa vụ của con, cháu.
D. Quyền và nghĩa vụ của anh, chị em.
Câu 11: A (14 tuổi) rủ T (14 tuổi) đi chơi cùng một nhóm bạn. Trong cuộc trò chuyện với nhóm bạn, P là một thanh niên lớn tuổi nhất trong nhóm có chủ ý muốn nhờ A và T chuyển hộ một gói hàng màu đen, bên trong có chứa ma túy và hứa sau khi hoàn thành sẽ cho 2 bạn một khoản tiền hậu hĩnh. A định đồng ý nhưng đã bị T ngăn cản vì cho rằng đó là hành vi nguy hiểm và vi phạm pháp luật. Trong trường hợp này, nhân vật nào vi phạm pháp luật?
A. Bạn A và T
B. Bạn A và anh P.
C. Anh P.
D. Bạn T.
Câu 12: Câu ca dao, tục ngữ nào sau đây không nói về quyền và nghĩa vụ của công dân trong gia đình?
A. Anh em trên kính dưới nhường/ Là nhà có phúc, mọi đường yên vui.
B. Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
C. Bao năm gian khổ héo hon/ Mẹ luôn cam chịu nuôi con nên người.
D. Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt thương bà bấy nhiêu.
Câu 13: Anh T có hành vi tổ chức tàng trữ, buôn bán và sử dụng trái phép chất ma túy. Ông Q (bố anh T) biết sự việc, đã khuyên con trai bỏ trốn. Bà K (là mẹ của anh T) không đồng ý và khuyên con trai nên ra đầu thú để nhận sự khoan hồng. Trong trường hợp trên, nhân vật nào đã thực hiện đúng pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?
A. Bà K.
B. Ông Q.
C. Bà K và anh T.
D. Ông Q và anh T.
Câu 14: Nam thường xuyên bị cha mẹ ép học thêm nhiều môn mà cậu không thích, dẫn đến căng thẳng và mệt mỏi. Nếu là Nam, em sẽ làm gì?
A. Chấp nhận vì cha mẹ có quyền quyết định mọi thứ.
B. Thẳng thắn trò chuyện với cha mẹ để tìm giải pháp phù hợp.
C. Bỏ bê việc học để phản đối.
D. Lờ đi và tiếp tục chịu đựng.
Câu 15: “Gần đây, trên địa bàn xã của M thường xuyên xảy ra tình trạng một số đối tượng học sinh tụ tập sử dụng các chất cấm. Để phòng, chống tệ nạn ma tuý, nhà trường đã tổ chức tuyên tuyên về hậu quả cho học sinh. Tuy nhiên, một số bạn của lớp M lại không muốn tham gia với lí do là mình không sử dụng nên không cần biết.”
Nếu là M trong trường hợp trên, em có đồng tình với ý kiến của các bạn không và em sẽ giải thích cho các bạn như thế nào?
A. Đồng tình. Em sẽ bảo các bạn là nhà trường đã nhấn mạnh quá mức hậu quả của ma tuý, nhưng thực tế ma tuý không nguy hại như thế.
B. Đồng tình. Em sẽ bảo các bạn là bài tập về nhà quan trọng hơn việc phòng chống ma tuý nên chúng ta không cần tham gia để làm gì.
C. Không đồng tình. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu rằng ma túy rất có hại và đang len lỏi vào cuộc sống của chúng ta nên nếu không cẩn thận đề phóng chúng ta rất dễ trở thành nạn nhân.
D. Không đồng tình cũng không phản đối vì đó là quyền của mỗi người.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM Đ - S
Câu 1. Đọc tình huống sau:
Anh trai của Minh đã tốt nghiệp đại học nhưng vẫn chưa tìm được việc làm. Bố mẹ Minh thường xuyên trách mắng anh và so sánh anh với những người khác. Minh thấy thương anh và luôn động viên, giúp đỡ anh tìm kiếm cơ hội việc làm.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:
a) Bố mẹ Minh có quyền trách mắng con cái vì chưa tìm được việc làm.
b) Minh đã thể hiện tình cảm yêu thương và trách nhiệm với anh trai.
c) Việc so sánh con cái với người khác là hành vi đúng đắn để con cái cố gắng hơn.
d) Anh chị em có bổn phận giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn.
Câu 2. Đọc tình huống sau:
Bố của Hà rất nghiêm khắc và luôn áp đặt ý kiến của mình lên các con. Bố bắt Hà phải học ngành mà bố thích, mặc dù Hà muốn theo đuổi đam mê nghệ thuật. Hà cảm thấy rất buồn và áp lực.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:
a) Cha mẹ có quyền quyết định mọi việc liên quan đến con cái.
b) Bố của Hà đã vi phạm quyền được tôn trọng ý kiến của con cái.
c) Hà nên chia sẻ tâm tư, nguyện vọng của mình với bố để tìm được tiếng nói chung.
d) Cha mẹ có quyền bắt buộc con cái làm những điều trái với mong muốn của con.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................