Phiếu trắc nghiệm Công dân 7 chân trời Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2)
Tổng hợp câu hỏi ôn tập trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 chân trời sáng tạo. Câu hỏi và bài tập Ôn tập cuối kì 2 (Đề 2). Bộ trắc nghiệm có nhiều câu hỏi, phân bổ đều trên các bài học. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp học sinh nhẹ nhàng hơn trong việc ôn tập. Theo thời gian, chúng tôi sẽ tiếp tục bổ sung thêm các câu hỏi.
Xem: => Giáo án công dân 7 chân trời sáng tạo (bản word)
TRẮC NGHIỆM GIÁO DỤC CÔNG DÂN 7 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO CUỐI KÌ 2
ĐỀ SỐ 02:
Câu 1: Nam rủ An chơi một trò chơi trên mạng có cá cược bằng tiền thật. An do dự nhưng Nam nói: "Chơi vui thôi, có mất bao nhiêu đâu!". Nếu là An, em sẽ làm gì?
A. Đồng ý tham gia vì chơi thử một lần không sao.
B. Từ chối ngay và khuyên Nam không nên tham gia.
C. Rủ thêm bạn bè cùng chơi cho vui.
D. Không chơi nhưng cũng không nhắc nhở Nam vì đó là chuyện của bạn ấy.
Câu 2: Câu tục ngữ “Chị ngã, em nâng” phản ánh về quyền và nghĩa vụ của
A. cha mẹ đối với con cái.
B. con cái đối với cha mẹ.
C. anh chị em đối với nhau.
D. ông bà đối với các cháu.
Câu 3: Để phòng, chống tệ nạn xã hội, pháp luật Việt Nam nghiêm cấm hành vi nào sau đây?
A. Sản xuất, tàng trữ, vận chuyển chất ma túy.
B. Khám - chữa bệnh và tiêm phòng cho trẻ em.
C. Bán những mặt hàng mà pháp luật không bán.
D. Tiến hành đăng kí khai sinh cho trẻ em.
Câu 4: Bà K là chủ của một đường dây buôn bán ma túy. Theo quy định của pháp luật, bà K sẽ phải chịu hình thức xử phạt nào sau đây?
A. Xử phạt hình sự.
B. Xử phạt hành chính.
C. Khiển trách.
D. Kỷ luật.
Câu 5: Nhận định nào sau đây đúng khi bàn về vấn đề tệ nạn xã hội?
A. Tệ nạn xã hội là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội.
B. Không phải tệ nạn xã hội nào cũng vi phạm pháp luật.
C. Nam giới sẽ dính vào tệ nạn xã hội nhiều hơn nữ giới.
D. Chỉ những người nghèo mới dễ lâm vào tệ nạn xã hội.
Câu 6: Người bao nhiêu tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm?
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 20 tuổi trở lên
Câu 7: Có nhiều loại tệ nạn trong xã hội, nhưng phổ biến nhất là
A. ma tuý, cờ bạc, mại dâm và mê tín dị đoan.
B. bạo lực học đường, bạo lực gia đình.
C. bạo lực gia đình, buôn bán gỗ trái phép.
D. buôn bán chất cháy nổ, động vật quý hiếm.
Câu 8: Đối với xã hội, gia đình có vai trò như thế nào?
A. Có vai trò quan trọng trong việc giữ gìn, phát huy những truyền thống tốt đẹp của quê hương, dân tộc. Mỗi một gia đình tốt là một tế bào lành mạnh cho xã hội.
B. Có vai trò thiết yếu trong việc duy trì nòi giống, góp phần giúp cho xã hội tránh khỏi thảm họa diệt vong.
C. Có vai trò nhỏ bé, thường chỉ có tác dụng là chỗ dựa về tinh thần và vật chất cho các cá thể của xã hội.
D. Không có vai trò gì đáng kể.
Câu 9: Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ:
A. Bị xử lí theo quy định của pháp luật.
B. Bị xử lí theo quy định của nhà trường.
C. Được xử lí theo quy định của Trung ương Đảng.
D. Được khoan hồng nếu người vi phạm là học sinh lớp 7
Câu 10: Câu nào dưới đây không đúng?
A. Anh, chị, em có quyền và nghĩa vụ thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau
B. Anh, chị, em có quyền, nghĩa vụ nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.
C. Chúng ta nên xây dựng gia đình theo kiểu gia đình ở các bộ phim nổi tiếng, dù nó có không phù hợp, nhằm hiện đại hoá gia đình, góp phần vào công cuộc hiện đại hoá đất nước.
D. Mỗi người phải tự giác, chủ động, bình đẳng thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trong gia đình, đồng thời tôn trọng quyền của người khác.
Câu 11: Câu thành ngữ "Thuận vợ thuận chồng, tát biển đông cũng cạn" có ý nghĩa gì ?
A. Vợ chồng không thống nhất được quan điểm chung.
B. Vợ chồng đưa ra được thống nhất chung, cùng nhau giải quyết được công việc.
C. Chồng không đồng ý với lời tham gia của vợ.
D. Tự ý giải quyết vấn đề không nghe theo lời khuyên của vợ (hoặc chồng).
Câu 12: Bố và mẹ bất đồng quan điểm nuôi dạy con theo cách dạy của Nhật Bản và Việt Nam, ép con phải học theo những thứ mà bố mẹ thích. Việc làm đó nói lên điều gì?
A. Bố mẹ không tôn trọng ý kiến của con.
B. Bố mẹ không tôn trọng con.
C. Bố mẹ vi phạm pháp luật.
D. Bố mẹ không có nhận thức đúng đắn.
Câu 13: Bố mẹ đi làm xa, Bình (14 tuổi) thường xuyên bị anh trai lớn sai khiến làm hết việc nhà, nếu không làm sẽ bị quát mắng. Trong trường hợp này, Bình nên làm gì?
A. Chấp nhận vì anh lớn hơn thì có quyền sai bảo.
B. Nói chuyện thẳng thắn với anh trai hoặc nhờ người lớn can thiệp.
C. Phản kháng bằng cách không làm gì cả.
D. Bỏ nhà đi để phản đối sự bất công.
Câu 14: Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng quyền và nghĩa vụ của ông bà đối với cháu?
A. Trông nom, chăm sóc, giáo dục các cháu.
B. Nuôi dưỡng cháu chưa thành niên nếu không có người nuôi dưỡng.
C. Nuôi dưỡng cháu thành niên bị tàn tật nếu không có người nuôi dưỡng.
D. Trông nom, giáo dục các cháu; thay các cháu làm mọi công việc nhà.
Câu 15: “Gia đình bạn Sơn có ba thế hệ: ông bà, bố mẹ và hai chị em Sơn. Thương bố mẹ vất vả nên ngoài thời gian học, Sơn thường giúp bố mẹ hướng dẫn em học bài, giúp đỡ bố mẹ làm các công việc trong nhà. Thấy Sơn lúc nào cũng bận rộn việc học và việc nhà, bạn thân của Sơn là Phú cho rằng học sinh thì chỉ cần chú tâm vào việc học.”
Em có đồng tình với với ý kiến của Phú không? Vì sao?
A. Đồng tình. Vì việc học đang ngày một quan trọng hơn, quyết định rất nhiều đến tương lai.
B. Đồng tình. Vì học tập mới là thực tốt nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ, đặc biệt là người ở lứa tuổi học sinh.
C. Không đồng tình. Vì con cái có bổn phận phải yêu thương, biết ơn, phụng dưỡng bố mẹ, ông bà. Những việc làm của Sơn đều thể hiện điều đó.
D. Không đồng tình. Vì Phú chưa có cái nhìn thấu đáo về gia đình của Sơn.
Câu 16: ............................................
............................................
............................................
TRẮC NGHIỆM Đ - S
Câu 1. Đọc tình huống sau:
Cô giáo chủ nhiệm đã tổ chức một buổi nói chuyện về phòng chống tệ nạn xã hội. Cô đã phổ biến các quy định của pháp luật về cấm đánh bạc, ma túy, mại dâm và các chất kích thích. Cô cũng khuyến khích các em tham gia các hoạt động ngoại khóa lành mạnh và tránh xa các tệ nạn xã hội.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:
a) Cô giáo đã thực hiện công tác phòng ngừa tệ nạn xã hội bằng cách giáo dục pháp luật cho học sinh.
b) Việc tham gia các hoạt động ngoại khóa không liên quan đến việc phòng chống tệ nạn xã hội.
c) Nhà trường có trách nhiệm giáo dục và tuyên truyền về phòng chống tệ nạn xã hội cho học sinh.
d) Chỉ có lực lượng công an mới có trách nhiệm phòng chống tệ nạn xã hội.
Câu 2. Đọc tình huống sau:
Một người lạ mặt tiếp cận một nhóm học sinh và dụ dỗ các em sử dụng ma túy. Một bạn trong nhóm đã nhớ lời cô giáo dạy về tác hại của ma túy và kiên quyết từ chối. Bạn đó cũng đã báo cáo sự việc cho thầy cô giáo và công an.
Theo em, đâu là đáp án đúng, đâu là đáp án sai về tình huống trên:
a) Bạn học sinh đã có hành động đúng đắn khi từ chối và báo cáo sự việc.
b) Việc giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội giúp học sinh có kiến thức và kỹ năng để tự bảo vệ mình.
c) Học sinh nên im lặng khi bị dụ dỗ sử dụng ma túy để tránh rắc rối.
d) Chỉ có người lớn mới bị dụ dỗ sử dụng ma túy.
Câu 3. ............................................
............................................
............................................