Đáp án ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 8: Thực hành Tiếng Việt (2)
File Đáp án câu hỏi và bài tập trong sách ngữ văn 7 kết nối tri thức Bài 8: Thực hành Tiếng Việt (2). Phần này giúp kiểm tra nhanh đáp án trong các bài học. Có file word để tải về, rất thuận tiện trong việc dạy và học. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, ghi nhớ. Tránh trường hợp, học sinh học vẹt môn ngữ văn 7 kết nối tri thức
Xem: => Giáo án ngữ văn 7 kết nối tri thức (bản word)
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆTTHUẬT NGỮ
Câu 1: Chỉ ra thuật ngữ trong những câu sau và cho biết dựa vào đâu em xác định như vậy.
- Sam, ông chợt nhớ lại câu chuyện ngụ ngôn này khi nghĩ tới những tấm bản đồ dẫn đường cho chúng ta.
- Từ hôm đó, được thúc đẩy bởi một sứ mệnh có tính chất mặc khải, ông đi sâu nghiên cứu triết học, và trở thành nhà tư tưởng hàng đầu của thời trung đại.
- Con chữ trên trang sách hàm chứa văn hóa của một dân tộc, mang hồn thiêng của đất nước.
- Thời nay, với sự xuất hiện của in-tơ-nét và sách điện tử, cách đọc cũng đa dạng: đọc không chỉ là nhìn vào trang giấy và chữ in mà còn nhìn vào màn hình chiếu sáng.
Trả lời:
- ngụ ngôn
- mặc khải, triết học
- văn hóa
- sách điện tử
Câu 2: Hãy tra từ điển hoặc các loại tài liệu thích hợp để tìm hiểu nghĩa của các thuật ngữ đã tìm được ở bài tập 1.
Trả lời:
- ngụ ngôn: lời nói, mẩu chuyện có ngụ ý xa xôi bóng gió được sử dụng rộng rãi trong nhiều thể loại văn học dân gian, và văn học thành văn.
- - mặc khải: một khả năng đặc biệt được Chúa ban cho, nhờ đó có thể nhận biết trong khoảnh khắc những điều mà người bình thường không thể biết.
- triết học: bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và ngôn ngữ.
- văn hóa: một hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo, tích lũy trong hoạt động thực tiễn qua quá trình tương tác giữ con người với tự nhiên, xã hội và bản thân.
Câu 3: Trong các từ ngữ in đậm ở những cặp câu dưới đây, trường hợp nào là thuật ngữ, trường hợp nào là từ ngữ thông thường? Cho biết dựa vào đâu để xác định như vậy.
- Cặp câu thứ nhất:
- Câu nói ấy lặp đi lặp lại như một điệp khúc.
- Trong một bài hát hay bản nhạc, phần được lặp lại nhiều lần khi trình diễn gọi là điệp khúc.
- Cặp câu thứ hai:
- Trong thời đại ngày nay, con người đã biết tận dụng các nguồn năng lượng.
- Đọc sách là một cách nạp năng lượng cho sự sống tinh thần.
- Cặp câu thứ ba:
- Cháu biết không, tấm bản đồ của ông lúc ấy thật sự bế tắc.
- Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ một phần hay toàn bộ bề mặt Trái Đất lên mặt phẳng trên cơ sở toán học, trên đó các đối tượng địa lí được thể hiện bằng các kí hiệu bản đồ.
Trả lời:
Câu | Từ ngữ | Trường hợp thứ nhất | Trường hợp thứ hai |
a | Điệp khúc | Từ ngữ thông thường | Thuật ngữ |
b | Năng lượng | Thuật ngữ | Từ ngữ thông thường |
c | Bản đồ | Từ ngữ thông thường | Thuật ngữ |
Dựa vào nội dung câu văn có thuộc lĩnh vực chuyên môn hoặc ngành khoa học hay không, có thể xác định được từ ngữ in đậm là thuật ngữ hay từ ngữ thông thường.
=> Giáo án ngữ văn 7 kết nối tiết: Thuật ngữ