Đáp án quốc phòng an ninh 12 cánh diều Bài 9: Chạy vũ trang
File đáp án quốc phòng an ninh 12 cánh diều Bài 9: Chạy vũ trang. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án quốc phòng an ninh 12 cánh diều
BÀI 9: CHẠY VŨ TRANG
MỞ ĐẦU
Bạn Hùng nói: "Chạy việt dã là môn thể thao chạy bộ vượt qua chướng ngại vật có trong tự nhiên. Chạy vũ trang khác với chạy việt dã ở chỗ chỉ tiến hành trong lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam".
Em có đồng ý với bạn Hùng không? Vì sao?
Hướng dẫn chi tiết:
- Không đồng ý với bạn Hùng
- Vì Chạy vũ trang có mang, vác trang bị nên động tác chạy gò bó, bước chạy ngắn hơn; tư thế thân người thẳng đứng, không ngả về phía trước hoặc ngửa về phía sau, tốc độ chạy chậm hơn so với chạy thông thường. Bên canh đó chạy vũ trang có thể tiến hành ở địa hình khác nhau như chạy trên đường bằng, chạy lên dốc, chạy xuống dốc, chạy ở đoạn đường cua, chạy trong rừng, qua bụi rậm, chạy trên đường trơn trượt, lầy lội, chạy trên cát, đất xốp,... Người chạy phải vận dụng linh hoạt kĩ thuật chạy để phù hợp với điều kiện thực tế. Chứ không chỉ thao chạy bộ vượt qua chướng ngại vật có trong tự nhiên.
I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHẠY VŨ TRANG
1. Đặc điểm chạy vũ trang
Câu 1: Theo em, hình ảnh nào trong hình 9.1 là chạy vũ trang? Vì sao?
Hướng dẫn chi tiết:
- Hình ảnh 9.1 a và 9.1 d là chạy vũ trang
- Vì hình đó có mang, vác trang bị nên động tác chạy gò bó, bước chạy ngắn hơn; tư thế thân người thẳng đứng, không ngả về phía trước hoặc ngửa về phía sau, tốc độ chạy chậm hơn so với chạy thông thường.
2. Kĩ thuật mang, vác trang bị
Câu 1: Em hãy thực hiện các động tác mang, vác trang bị trong chạy vũ trang theo hướng dẫn
Hướng dẫn chi tiết:
- Trang bị mang, vác khi chạy gồm 1 súng tiểu liên AK và 1 bao đạn đựng 3 hộp tiếp đạn (không có đạn).
- Trước khi chạy, trang bị phải được chuẩn bị đầy đủ, quần áo, mũ (mũ cứng hoặc mũ mềm), giày phải nai nịt gọn gàng, đúng quy định; bao dạn và các thứ mang theo phải buộc chắc chắn để khỏi va đập vào người và bị rơi dọc dường.
- Người chạy có thể mang, vác súng tiểu liên AK khi chạy theo một số cách sau:
+ Vác súng:
Tay phải đang xách súng đưa súng lên trước ngực bên phải, cánh tay trên khép sát sườn, nắm tay cao ngang vai, súng dọc theo thân người.
Tay trái nắm ốp lót tay ở phía dưới tay phải, tay phải đưa lên nắm lấy nòng súng (cách đầu ngắm khoảng 10-15 cm), phối hợp hai tay đưa súng lên vai phải, đặt và giữ súng nằm trên vai.
- Đeo súng (dưới nách):
Tay phải đang xách súng đưa súng về trước, tay trái nắm ốp lót tay dưới tay phải.
Tay phải chuyển sang nắm dây súng, phối hợp hai tay quàng dây súng vào vai phải sao cho súng nằm cân bằng dưới nách, mũi súng hướng về trước, dây súng rút ngắn để cho súng cao hơn xương hông.
Tay ở phía vai đeo súng co lên, bàn tay nắm nòng súng để súng không bị lắc sang hai bên trong khi chạy.
3. Kĩ thuật thở và hiện tượng “cực điểm” trong khi chạy
Câu 2: Khi chạy cần kết hợp với hít thở như thế nào?
Hướng dẫn chi tiết:
Khi chạy cần kết hợp:
- Hít thở sâu theo nhịp 2/2 (hít vào bằng mũi trong hai bước chạy, thở ra bằng miệng trong hai bước chạy) hoặc nhịp 3/3 (hít vào bằng mũi trong ba bước chạy, thở ra bằng miệng trong ba bước chạy).
- Người chạy cần chọn cách kết hợp hít thở với bước chạy phù hợp với bản thân.
Câu 3: Hiện tượng "cực điểm" là gì? Các yếu tố nào ảnh hưởng đến thời điểm xuất hiện "cực điểm" trong quá trình chạy?
Hướng dẫn chi tiết:
Hiện tượng “cực điểm” là phản ứng của cơ thể khi người chạy thấy đau tức ở bụng, cơ bắp mệt mỏi (đôi lúc đau nhức), khó thở, nhức đầu, hoa mắt, ù tai và cử động rất khó khăn. Tuy nhiên, “cực điểm” chỉ là hiện tượng thiếu dưỡng khí, mệt mỏi tạm thời.
Thời điểm xuất hiện “cực điểm” phụ thuộc một số yếu tố sau:
Khoảng cách chạy | Khoảng cách chạy ngắn, cường độ vận động cao thì “cực điểm” xuất hiện sớm; khoảng cách chạy dài, cường độ vận động thấp thì “cực điểm” xuất hiện muộn. |
Thể lực | Người chạy có thể lực tốt, luyện tập có hệ thống thì “cực điểm” xuất hiện đúng chu kì và chóng qua; người mới tập thì “cực điểm” đến sớm và mệt mỏi kéo dài. |
Tốc độ chạy | Chạy quá nhanh (cố gắng quá mức) làm cho “cực điểm” xuất hiện sớm và kéo dài; chạy quá chậm (chưa cố gắng), “cực điểm” xuất hiện muộn, thậm chí không cảm thấy rõ rệt. |
Khởi động | Khởi động tốt thì “cực điểm” xuất hiện đúng chu kì và chóng qua; khởi động không tốt làm “cực điểm” xuất hiện sớm. |
Cách khắc phục hiện tượng “cực điểm” | Người chạy cần bình tĩnh, kiên trì, không dừng lại đột ngột mà chủ động giảm tốc độ, kết hợp hít thở sâu, mạnh và thả lỏng cơ bắp, đồng thời tiếp tục chạy, hiện tượng “cực điểm” sẽ qua. |
Luyện tập
Câu 1: Mang, vác trang bị trong chạy vũ trang:
– Cá nhân tự thực hiện.
– Thực hiện theo nhóm: một học sinh thực hiện; những học sinh còn lại quan sát, nhận xét, góp ý, sau đó đổi vai cho nhau.
Hướng dẫn chi tiết:
Người chạy có thể mang, vác súng tiểu liên AK khi chạy theo một số cách sau:
Vác súng | Tay phải đang xách súng đưa súng lên trước ngực bên phải, cánh tay trên khép sát sườn, nắm tay cao ngang vai, súng dọc theo thân người. Tay trái nắm ốp lót tay ở phía dưới tay phải, tay phải đưa lên nắm lấy nòng súng (cách đầu ngắm khoảng 10-15 cm), phối hợp hai tay đưa súng lên vai phải, đặt và giữ súng nằm trên vai. |
Đeo súng (dưới nách) | Tay phải đang xách súng đưa súng về trước, tay trái nắm ốp lót tay dưới tay phải. Tay phải chuyển sang nắm dây súng, phối hợp hai tay quàng dây súng vào vai phải sao cho súng nằm cân bằng dưới nách, mũi súng hướng về trước, dây súng rút ngắn để cho súng cao hơn xương hông. Tay ở phía vai đeo súng co lên, bàn tay nắm nòng súng để súng không bị lắc sang hai bên trong khi chạy. |
II. KĨ THUẬT CHẠY VŨ TRANG
1. Các giai đoạn chạy vũ trang
Câu 2: Em hãy thực hiện động tác xuất phát, chạy sau xuất phát, chạy giữa quãng và về đích trong chạy vũ trang theo hướng dẫn
Hướng dẫn chi tiết:
Xuất phát | – Khi có khẩu lệnh “Vào vị trí”, người chạy tiến đến sau vạch xuất phát, đặt chân thuận sát mép sau vạch xuất phát (không chạm vào vạch xuất phát), đặt chân còn lại cách mép sau vạch xuất phát nửa bước chân về sau, khớp gối hơi chùng, trọng lượng cơ thể dồn đều vào hai chân, thân trên hơi ngả về trước, thở đều, tập trung nghe lệnh (hình 9.3a). - Khi có khẩu lệnh “Chuẩn bị”, hai đầu gối người chạy chùng thấp hơn, trọng tâm người ở chân trước, hai gót chân kiễng, mắt nhìn về phía trước (hình 9.3b). - Nghe dứt khẩu lệnh “Chạy”, người chạy kết hợp sức bật của hai chân và toàn thân nhanh chóng chạy rời khỏi vạch xuất phát (hình 9.3c). |
Chạy sau xuất phát | Ở những bước đầu tiên, thân người lao về trước với góc độ lớn (hình 9.4a), sau đó giảm dần, đầu giữ thẳng, mắt nhìn về phía trước (hình 9.4b), chuyển sang chạy giữa quãng. |
Chạy giữa quãng | Thực hiện bước chạy với độ dài và tần số tương đối đều, khi đạp sau cần phối hợp hoạt động của các nhóm cơ đùi, cẳng chân, bàn chân để đảm bảo chân sau được duỗi thẳng hoàn toàn, đùi của chân lăng thoải mái đưa về trước và kết thúc cùng lúc đạp sau. Kết thúc đạp sau, chân đạp duỗi thẳng hoàn toàn, đùi của chân đạp song song với căng chân lăng, đồng thời chân lăng bắt đầu hạ xuống, cẳng chân hơi đưa về trước và chạm đất bằng mũi bàn chân. Tay đánh nhịp nhàng với bước chân, góc độ khuỷu tay khoảng 90°, các ngón tay nắm hờ tự nhiên. |
Về đích và sau khi về đích | Khi gần về đích, người chạy phải phát huy hết tốc độ để chạm dây đích ở bước chạy cuối cùng. Người chạy thực hiện đánh đích bằng ngực (rướn ngực vào dây đích) hoặc đánh vai vào dây đích. Động tác đánh đích phải thực hiện nhanh. Sau khi qua đích phải ổn định tư thế, thân người trở lại bình thường, không dừng lại đột ngột mà phải tiếp tục chạy chậm dần rồi chuyển thành đi bộ, hít thở sâu, thả lỏng để cơ thể dần trở về trạng thái bình thường. |
Luyện tập
Câu 2: Kĩ thuật xuất phát, chạy sau xuất phát, chạy giữa quãng, về đích và sau khi về đích:
- Cá nhân tự thực hiện.
- Thực hiện theo nhóm: một học sinh thực hiện; những học sinh còn lại quan sát, nhận xét, góp ý, sau đó đổi vai cho nhau.
Hướng dẫn chi tiết:
Xuất phát | - Khi nghe lệnh "Vào vị trí", người chạy tiến đến sau vạch xuất phát, đặt chân thuận sát mép sau vạch (nhưng không chạm vào vạch), chân còn lại nửa bước chân về sau, khớp gối chùng, trọng lượng dồn vào hai chân, thân người hơi ngả về trước, tập trung nghe lệnh. - Khi có lệnh "Chuẩn bị", đầu gối chùng thấp hơn, trọng tâm ở chân trước, gót chân kiễng, mắt nhìn về phía trước. - Nghe lệnh "Chạy", người chạy sử dụng sức bật của hai chân và toàn thân để chạy rời khỏi vạch xuất phát. |
Chạy sau xuất phát | Thân người ban đầu lao về trước với góc độ lớn, sau đó giảm dần, đầu giữ thẳng, mắt nhìn về phía trước, chuyển sang chạy giữa quãng. |
Chạy giữa quãng | Bước chạy với độ dài và tần số đều, sử dụng các nhóm cơ để đảm bảo chân sau được duỗi thẳng, đùi đưa về trước và kết thúc cùng lúc đạp sau. Tay đánh nhịp nhàng với bước chân, góc khuỷu tay khoảng 90°, các ngón tay nắm hờ tự nhiên. |
Về đích và sau khi về đích | Gần đến đích, phát huy hết tốc độ để chạm dây đích bằng ngực hoặc vai. Sau khi qua đích, ổn định tư thế, tiếp tục chạy chậm dần rồi chuyển sang đi bộ, hít thở sâu để cơ thể trở về trạng thái bình thường. |
2. Vận dụng kĩ thuật chạy vũ trang ở một số địa hình
Câu 3: Em hãy thực hiện chạy vũ trang khi lên dốc, xuống dốc, trong bụi rậm, trên cát, đất xốp và trên đường trơn theo hướng dẫn
Hướng dẫn chi tiết:
Chạy lên dốc | Cách dốc 10 – 15 m, người chạy tăng tốc độ để lấy đà, thân người ngả về phía trước (tuỳ theo độ dốc của đường chạy mà thân người ngả nhiều hay ít), đạp đất bằng một nửa bàn chân trước, bước chạy ngắn, đầu gối cao hơn khi chạy ở đường bằng. |
Chạy xuống dốc | Người hơi ngả về phía sau, tuỳ theo độ dốc của đường chạy mà thân người ngả nhiều hay ít, tiếp đất bằng cả bàn chân, bước chạy dài, đầu gối thấp hơn khi chạy trên đường bằng, tốc độ giảm dần tuỳ theo độ dốc để đảm bảo an toàn. |
Chạy trong rừng hoặc qua bụi rậm | Luôn chú ý quan sát đề phòng hầm, hố, lá cây che phủ hay cành cây gãy đâm vào chân gây chấn thương; khi chạy qua bụi cây rậm, người hơi khom, tay đưa ra phía trước để gạt các cành cây khỏi đâm vào mặt. |
Chạy trên cát hoặc đất xốp | Luôn chú ý mặt đường chạy, bước chạy ngắn, thân người ngả về trước, đạp đất bằng nửa bàn chân trước; ổn định tư thế, động tác chạy để giữ thăng bằng. |
Chạy trên đường trơn | Luôn chú ý quan sát mặt đường đề phòng trượt ngã. Chạy bước ngắn, tiếp đất bằng cả bàn chân, giảm tốc độ chạy, đánh tay rộng để giữ thăng bằng. |
Luyện tập
Câu 3: Chạy vũ trang khi lên dốc; xuống dốc; trong rừng, qua bụi rậm; trên cát (đất xốp) và trên đường trơn:
- Cá nhân tự thực hiện.
- Thực hiện theo nhóm: một học sinh thực hiện; những học sinh còn lại quan sát, nhận xét, góp ý, sau đó đổi vai cho nhau.
Hướng dẫn chi tiết:
Chạy lên dốc | - Tăng tốc độ để lấy đà trước khi đến dốc. - Thân người có thể ngả về phía trước tùy thuộc vào độ dốc của dốc. - Đạp đất bằng một nửa bàn chân trước. - Bước chạy ngắn, đầu gối cao hơn khi chạy trên đường bằng. |
Chạy xuống dốc | - Thân người hơi ngả về phía sau, tùy thuộc vào độ dốc của dốc. - Tiếp đất bằng cả bàn chân. - Bước chạy dài, đầu gối thấp hơn khi chạy trên đường bằng. - Giảm tốc độ chạy dần dần để đảm bảo an toàn. |
Chạy trong rừng hoặc qua bụi rậm | - Chú ý quan sát để tránh hầm, hố, lá cây che phủ, hoặc cành cây gãy đâm vào chân. - Khi chạy qua bụi rậm, hơi khom người và đưa tay ra phía trước để đẩy các cành cây khỏi mặt. |
Chạy trên cát hoặc đất xốp | - Chú ý đến mặt đất để tránh trượt ngã. - Bước chạy ngắn, thân người ngả về phía trước, đạp đất bằng nửa bàn chân trước. - Ổn định tư thế và động tác chạy để giữ thăng bằng. |
Chạy trên đường trơn | - Chú ý quan sát để tránh trượt ngã. - Bước chạy ngắn, tiếp đất bằng cả bàn chân. - Giảm tốc độ chạy và đánh tay rộng để giữ thăng bằng. |
3. Xử trí một số tình huống trong chạy vũ trang
Câu 4: Theo em, trong chạy vũ trang có thể xảy ra những tình huống nào đối với học sinh? Với mỗi tình huống, cần xử trí như thế nào?
Hướng dẫn chi tiết:
Tình huống | Xử trí |
- Ngất - Say nóng, say nắng (sốc nhiệt) - Bong gân - Chuột rút - Căng cơ | - Ngất, say nóng, say nắng (sốc nhiệt), bong gân: Gọi nhân viên y tế nhà trường và tiến hành sơ cứu - Chuột rút: Gọi nhân viên y tế nhà trường, duỗi cơ về phía ngược lại; xoa bóp, chườm nóng (lạnh) vùng bị chuột rút; uống nhiều nước. - Căng cơ: Gọi nhân viên y tế nhà trường, chườm lạnh vùng bị căng cơ; nghỉ luyện tập cho đến khi hết đau (khoảng 2 - 3 ngày). |
III. ĐIỀU KIỆN, QUY TẮC, CÁCH TÍNH THÀNH TÍCH VÀ XỬ LÍ VI PHẠM TRONG CHẠY VŨ TRANG
1. Điều kiện
Câu 1: . Theo em, học sinh chạy vũ trang cần đảm bảo điều kiện tối thiểu và phải tuân thủ những quy tắc nào?
Hướng dẫn chi tiết:
Chỉ tổ chức chạy vũ trang cho học sinh nếu bảo đảm các điều kiện tối thiểu sau:
- Đường chạy: Tuỳ theo điều kiện của nhà trường để lựa chọn chạy trên đường nhựa, đường bê tông, đường đất, đường chạy ở sân vận động
- Thời tiết thuận lợi: Không mưa bão, không nóng quá hoặc lạnh quá.
- Thời tiết thuận lợi: Không mưa bão, không nóng quá hoặc lạnh quá.
Quy tắc:
- Người chạy thực hiện đúng, đủ kĩ thuật chạy trong các giai đoạn xuất phát, chạy sau xuất phát, chạy giữa quãng, về đích và sau về đích.
- Người chạy không chạm chân vào vạch xuất phát khi vào vị trí và khi chuẩn bị chạy; không rời khỏi vạch xuất phát trước khi có hiệu lệnh; không cản trở, chèn ép gây trở ngại cho người chạy khác trong khi chạy; không dìu, đỡ hoặc mang, vác hộ trang bị của người chạy khác trong khi chạy.
3. Cách tính thành tích và xử lí vi phạm quy tắc chạy vũ trang
Câu 2: Theo em, các lỗi nào trong chạy vũ trang bị xoá thành tích hoặc bị hạ thành tích?
Hướng dẫn chi tiết:
Xoá thành tích nếu người chạy vi phạm một trong các lỗi sau | + Chạm chân vào vạch xuất phát khi vào vị trí, khi chuẩn bị chạy; + Rời khỏi vạch xuất phát trước khi có hiệu lệnh; + Có người mang, cầm hộ vũ khí, trang bị hoặc dìu, đỡ trước khi về đích; + Cố tình ngăn cản người khác trong quá trình chạy, + Chạy không hết cự li quy định; + Về đích thiếu súng. |
Hạ thành tích bằng cách cộng thời gian nếu người chạy vi phạm một trong các lỗi sau | + Rơi trang bị trong khi chạy; + Về đích thiếu bao đạn hoặc thiếu thắt lưng hoặc thiếu mũ; + Thực hiện không đúng kĩ thuật đánh đích; + Chạy sai đường. |
VẬN DỤNG
Câu 1: Hội thao "Chạy vũ trang".
Hướng dẫn chi tiết:
Hội thao "Chạy vũ trang" là một sự kiện thể thao tổ chức để thử thách và thể hiện sự khéo léo, sức mạnh, và kỹ năng của các vận động viên trong việc chạy và thực hiện các động tác vũ trang. Dưới đây là một tóm tắt về các hoạt động và yếu tố cần chú ý trong hội thao này:
Chạy lên dốc | Vận động viên phải tăng tốc độ và đảm bảo sự ổn định trên địa hình dốc. Thân người có thể ngả về phía trước để tạo đà, và đạp đất bằng một nửa bàn chân trước để tối ưu hóa bước chạy. |
Chạy xuống dốc | Vận động viên cần điều chỉnh tốc độ giảm dần để đảm bảo an toàn. Thân người hơi ngả về phía sau để giảm cảm giác mất kiểm soát và trượt ngã. |
Chạy trên đường trơn | Cần phải cực kỳ cẩn trọng và chú ý để tránh nguy cơ trượt ngã. Sử dụng động tác chạy nhỏ và đánh tay rộng để giữ thăng bằng trên mặt đường trơn. |
Câu 2: Hội thao “Vận dụng kĩ thuật chạy vũ trang khi chạy lên dốc, chạy xuống dốc, chạy trên cát (đất xốp), chạy trên đường trơn" tuỳ theo điều kiện của nhà trường.
Hướng dẫn chi tiết:
“Vận dụng kĩ thuật chạy vũ trang khi chạy lên dốc, chạy xuống dốc, chạy trên cát (đất xốp), chạy trên đường trơn"
Chạy lên dốc |
|
Chạy xuống dốc |
|
Chạy trong rừng hoặc qua bụi rậm |
|
Chạy trên cát hoặc đất xốp |
|
Chạy trên đường trơn |
|
=> Giáo án Quốc phòng an ninh 12 Cánh diều bài 9: Chạy vũ trang