Đáp án Quốc phòng an ninh 12 kết nối tri thức bài 7: Tìm và giữ phương hướng
File đáp án Giáo dục quốc phòng và an ninh 12 kết nối tri thức bài 7: Tìm và giữ phương hướng. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt.
Xem: => Giáo án quốc phòng an ninh 12 kết nối tri thức
BÀI 7. TÌM VÀ GIỮ PHƯƠNG HƯỚNG
MỞ ĐẦU
Trong một lần đi dã ngoại cùng bạn bè, do mải mê ngắm cảnh, Hà đã lạc các bạn trong đoàn từ lâu mà không biết, lúc này trời cũng sắp tối.
Theo em, Hà nên làm gì trong trường hợp này?
Hướng dẫn chi tiết:
Trong trường hợp này, Hà cần bình tĩnh, xác định hướng mặt trời lặn để tìm ra được hướng của đoàn đi dã ngoại.
I. TÌM PHƯƠNG HƯỚNG
Câu hỏi: Quan sát hình 7.6, 7.7 và thực hành xác định phương hướng dựa vào Mặt Trời.
Hướng dẫn chi tiết:
- Hình 7.6. Dựa vào Mặt Trời và đồng hồ đeo tay:
+ Dùng một que nhỏ (cỡ cây tăm) cắm vuông góc với mặt đất, que sẽ cho một cái bóng. Đặt đồng hồ sao cho bóng của que trùng lên kim chỉ giờ.
+ Đường phân giác của góc hợp bởi kim chỉ giờ và số 12 sẽ cho hướng nam (N), như vậy hướng đối diện là hướng bắc (B).
- Hình 7.7. Dựa vào Mặt Trời và gậy:
+ Cắm một cây gậy thẳng, vuông góc xuống mặt đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy đánh dấu là T. Đợi khoảng 15 phút sau, bóng gậy sẽ khác đi.
+ Đỉnh bóng của gậy lúc này sẽ đặt là Đ. Nối T với Đ được đoạn thẳng TĐ. Bên T là hướng tây, bên Đ là hướng đông.
Câu hỏi: Dựa vào hình 7.9, em hãy sử dụng những viên sỏi để xếp hình (hoặc vẽ ra giấy) chòm sao Đại Hùng tinh và Tiểu Hùng tinh.
Hướng dẫn chi tiết:
- Đại Hùng tinh giống như một cái muôi to có cán, gồm 7 ngôi sao sáng (hai ngôi dưới cùng gọi là sao A và sao C). Kẻ một đường thẳng tưởng tượng qua 2 ngôi sao A và C, khoảng cách gấp 5 lần AC sang phải là sao Bắc Cực.
- Tiểu Hùng tinh gồm có 7 ngôi sao, trong đó sao Bắc Cực ở phía dưới cùng (đây là ngôi sao to và rõ nhất trong Tiểu Hùng tinh).
Câu hỏi: Em hãy nêu một số cách xác định phương hướng dựa vào đặc điểm thực vật và tập tính của một số động vật.
Hướng dẫn chi tiết:
- Dựa vào đặc điểm thực vật
+ Dựa vào mật độ rêu mọc: Ở các tảng đá độc lập và các công trình xây dựng lâu năm, rêu thường mọc ở hướng bắc nhiều hơn các hướng khác.
+ Dựa vào sự phát triển của cây độc lập: Ở cây độc lập, tán lá ở hướng nam thường xanh tốt và phát triển nhanh hơn các hướng khác. Vỏ cây ở hướng bắc thường xù xì và nhiều rêu hơn các hướng khác. Ở những gốc cây bị cưa, vòng tròn lõi cây (vòng tuổi của cây) ở hướng nam rộng hơn hướng bắc.
+ Măng tre, mầm chuối thường mọc ở hướng đông nhiều và to hơn các hướng khác. Hoa hướng dương thường quay về hướng đông.
- Dựa vào tập tính của một số động vật:
+ Một số loài chim thường bay cao và thành từng đàn về hướng nam vào mùa lạnh, về hướng bắc vào mùa nóng.
+ Một số loài chim, kiến thường xây tổ có cửa quay về hướng nam, phần thành dày của tổ quay về hướng bắc.
- Dựa vào sông lớn ở Việt Nam
+ Các sông lớn ở khu vực miền Bắc thường bắt nguồn từ hướng tây bắc, chảy về hướng đông nam ra biển.
+ Ở miền Trung, các sông lớn thường bắt nguồn từ hướng tây, chảy về hướng đông ra biển, còn ở khu vực miền nam, các sông lớn thường bắt nguồn từ hướng tây bắc chảy về hướng đông nam ra biển.
II. GIỮ PHƯƠNG HƯỚNG
Câu hỏi: Làm sao để giữ phương hướng trong quá trình di chuyển? Em cần làm gì khi bị lạc hướng?
Hướng dẫn chi tiết:
* Cách giữ phương hướng
- Trước khi di chuyển:
+ Cần phải nắm chắc điểm định đến, cự li, đường và hướng đi từng chặng (nếu phải đi nhiều chặng); đặc điểm, vật chuẩn trên đường đi.
+ Chuẩn bị đầy đủ, tỉ mỉ mọi thứ cần phương hướng được thuận lợi. thiết (địa bàn, bản đồ,...) để xác định và giữ
- Quá trình di chuyển:
+ Thường xuyên xác định và nắm chắc phương hướng, địa hình, vật chuẩn, những nơi phát ra ánh sáng, tiếng động để xác định đường, hướng di chuyển chính xác.
+ Dựa vào các vật chuẩn dễ nhìn thấy (đỉnh núi, cây độc lập,...) và hướng chuẩn để đi đúng hướng; ghi nhớ hoặc đánh dấu những vị trí, hướng đã đi qua, nhất là ở những nơi dễ bị lạc.
+ Nếu có nhiều người cùng đi, cần phải bám sát người đi trước hoặc theo dõi đường đi, dấu vết, vật đánh dấu chỉ đường của người đi trước để đi theo.
+ Nếu ở trong rừng, hãy xác định một đường thẳng tưởng tượng xuyên qua một số vật chuẩn dễ nhận thấy (gốc cây, tảng đá,...) để đi tới từng điểm chuẩn. Trường hợp sương mù, ban đêm không nhìn thấy vật chuẩn cần dùng địa bàn (nếu có) chiếu hướng đi từng chặng nhỏ; cúi thấp người để dễ quan sát các vật chuẩn.
+ Khi gặp vật cản (ao, hồ, đầm lầy, khu công nghiệp,...) cần căn cứ vào tình hình để vòng vượt hoặc rẽ góc vuông, rẽ theo hình tam giác cân kết hợp tính cự li (đếm bước chân,...) để vượt qua vật cản.
* Cách xử lí khi bị lạc hướng:
- Bình tĩnh và xác định lại chính xác vị trí bắt đầu lạc hướng, nhớ lại đặc điểm địa hình, địa vật nơi đã đi qua.
- Có thể quay lại vị trí bắt đầu bị lạc rồi xác định lại hướng đi hoặc xác định hướng đi tại điểm bị lạc để đi tắt đến đường cũ hay đi thẳng đến nơi cần đến.
- Nếu lạc ở trong rừng, cần xác định phương hướng bằng Mặt Trời, hướng gió, sự phát triển của cây độc lập,... và có thể đi theo đường mòn, dòng suối,... để ra khỏi khu vực bị lạc. Ban đêm có thể dựa vào Mặt Trăng và sao hoặc nơi phát ra ánh sáng, tiếng động để xác định phương hướng.
LUYỆN TẬP
Câu 1. Có những cách xác định phương hướng nào dựa vào Mặt Trời? Em hãy hướng dẫn mọi người thực hiện một trong những cách xác định phương hướng dựa vào Mặt Trời đó.
Hướng dẫn chi tiết:
- Dựa vào Mặt Trời và đồng hồ đeo tay:
+ Dùng một que nhỏ (cỡ cây tăm) cắm vuông góc với mặt đất, que sẽ cho một cái bóng. Đặt đồng hồ sao cho bóng của que trùng lên kim chỉ giờ.
+ Đường phân giác của góc hợp bởi kim chỉ giờ và số 12 sẽ cho hướng nam (N), như vậy hướng đối diện là hướng bắc (B).
- Dựa vào Mặt Trời và gậy:
+ Cắm một cây gậy thẳng, vuông góc xuống mặt đất, đỉnh bóng ban đầu của gậy đánh dấu là T. Đợi khoảng 15 phút sau, bóng gậy sẽ khác đi.
+ Đỉnh bóng của gậy lúc này sẽ đặt là Đ. Nối T với Đ được đoạn thẳng TĐ. Bên T là hướng tây, bên Đ là hướng đông.
Câu 2. Buổi tối (khi có sao), em hãy quan sát lên bầu trời và xác định sao Bắc Cực.
Hướng dẫn chi tiết:
- Sao Bắc Cực nằm ở gần chính hướng bắc, có vị trí tương đối ổn định, sáng và rõ. Lấy sao Bắc Cực làm chuẩn, kéo một đường thẳng xuống đường chân trời là hướng bắc.
- Muốn tìm sao Bắc Cực, trước tiên cần phải tìm chòm sao Đại Hùng tinh (gấu lớn) và chòm sao Tiểu Hùng tinh (gấu nhỏ).
Câu 3. Em hãy thực hành xác định phương hướng dựa vào các yếu tố tự nhiên (đặc điểm thực vật, tập tính của một số động vật,...) có ở xung quanh mình.
Hướng dẫn chi tiết:
- Dựa vào mật độ rêu mọc: Ở các tảng đá độc lập và các công trình xây dựng lâu năm, rêu thường mọc ở hướng bắc nhiều hơn các hướng khác.
- Dựa vào sự phát triển của cây độc lập: Ở cây độc lập, tán lá ở hướng nam thường xanh tốt và phát triển nhanh hơn các hướng khác. Vỏ cây ở hướng bắc thường xù xì và nhiều rêu hơn các hướng khác. Ở những gốc cây bị cưa, vòng tròn lõi cây (vòng tuổi của cây) ở hướng nam rộng hơn hướng bắc.
- Măng tre, mầm chuối thường mọc ở hướng đông nhiều và to hơn các hướng khác. Hoa hướng dương thường quay về hướng đông.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Em hãy xác định phương hướng từng chặng và các vật chuẩn trên quãng đường từ nhà đến trường.
Hướng dẫn chi tiết:
Học sinh tự thực hiện
=> Giáo án Quốc phòng an ninh 12 kết nối Bài 7: Tìm và giữ phương hướng