Đáp án Sinh học 10 cánh diều Bài 10_p2_Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme

File Đáp án Sinh học 10 cánh diều Bài 10_p2_Sự chuyển hóa năng lượng và enzyme. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 10 - SỰ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG VÀ ENZYME

III. THỰC HÀNH VỀ ENZYME

  1. Ảnh hưởng của nhiệt độ tới hoạt tính của amylase

Câu 9:

  • So sánh màu dung dịch trong các ống nghiệm. Ống nghiệm nào có sự thủy phân tinh bột dưới tác dụng của amylase? Giải thích?
  • Nhiệt độ nào thích hợp cho hoạt động xúc tác của amylase trong thí nghiệm trên?

Trả lời:

  • So sánh màu dung dịch trong các ống nghiệm: Ống 3 có màu xanh tím đậm nhất, ống 1 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 2 có màu xanh tím nhạt nhất → Ống nghiệm có sự thủy phân tinh bột dưới tác dụng của amylase là ống 2 và ống 1.
  • Giải thích: Tinh bột bắt màu với thuốc thử Lugol sẽ xuất hiện màu xanh tím đặc trưng. Enzyme amylase có hoạt tính phân giải tinh bột thành đường.
  • Ở ống 3, nhiệt độ 100oC là nhiệt độ khiến enzyme amylase bị biến tính (mất hoạt tính xúc tác) → Tinh bột không được phân giải → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột này sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím đậm nhất.
  • Ở ống 1, nhiệt độ 0oC là nhiệt độ không thích hợp cho hoạt động xúc tác của amylase (hoạt tính xúc tác của enzyme amylase bị giảm) → Lượng tinh bột được phân giải thành đường ít → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột còn lại sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím nhạt hơn ống 2.
  • Ở ống 2, nhiệt độ 37oC là nhiệt độ thích hợp cho hoạt động xúc tác của amylase → Lượng tinh bột được phân giải thành đường lớn → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột còn lại ít sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím nhạt nhất.
  • Nhiệt độ 37 oC thích hợp cho hoạt động xúc tác của amylase trong thí nghiệm trên.

Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:

Trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Tên thí nghiệm: Ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của amylase

Tên nhóm: ...

  1. Mục đích thí nghiệm:
  • Thực hiện được thí nghiệm, quan sát và giải thích được sự ảnh hưởng của nhiệt độ đến hoạt tính của amylase.
  1. Chuẩn bị thí nghiệm:
  • Hóa chất: dung dịch tinh bột 0,5%, dung dịch amylase, thuốc thử Lugol, nước cất.
  • Dụng cụ: ống nghiệm, cốc đựng nước đá (0oC), cốc đựng nước ở khoảng 37oC, cốc đựng nước sôi (100oC), pipet nhựa (1 – 3 mL).
  1. Các bước tiến hành:
  • Bước 1: Lấy ba ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm.
  • Bước 2: Cho 1 mL dung dịch amylase vào mỗi ống nghiệm.
  • Bước 3: Đặt ống 1 vào cốc đựng nước đá, ống 2 vào cốc đựng nước khoảng
  • Bước 4: Thêm 1 mL dung dịch tinh bột vào mỗi ống nghiệm, lắc đều và đặt lại vào các cốc tương ứng. Để cố định trong 10 phút.
  • Bước 5: Thêm vào mỗi ống 1 giọt thuốc thử Lugol.
  • Bước 6: Quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong các ống nghiệm.
  1. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
  • Kết quả thí nghiệm: Ống 3 có màu xanh tím đậm nhất, ống 1 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 2 có màu xanh tím nhạt nhất.
  • Giải thích thí nghiệm: Tinh bột bắt màu với thuốc thử Lugol sẽ xuất hiện màu xanh tím đặc trưng. Enzyme amylase có hoạt tính phân giải tinh bột thành đường.
  • Ở ống 3, nhiệt độ 100oC là nhiệt độ khiến enzyme amylase bị biến tính (mất hoạt tính xúc tác) → Tinh bột không được phân giải → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột này sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím đậm nhất.
  • Ở ống 1, nhiệt độ 0oC là nhiệt độ không thích hợp cho hoạt động xúc tác của amylase (hoạt tính xúc tác của enzyme amylase bị giảm) → Lượng tinh bột được phân giải thành đường ít → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột còn lại sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím nhạt hơn ống 2.
  • Ở ống 2, nhiệt độ 37oC là nhiệt độ thích hợp cho hoạt động xúc tác của amylase → Lượng tinh bột được phân giải thành đường lớn → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột còn lại ít sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím nhạt nhất.
  1. Kết luận:
  • Nhiệt độ 37oC thích hợp cho hoạt động xúc tác của amylase trong thí nghiệm trên.
  1. Ảnh hưởng của độ pH đeesn hoạt tính của amylase

Câu 10:

  • So sánh kết quả màu dung dịch trong các ống nghiệm.
  • So sánh hoạt tính của amylase trong các ống nghiệm và giải thích.
  • Độ pH tối ưu cho hoạt động xúc tác của amylase trong thí nghiệm trên là bao nhiêu?

Trả lời:

  • So sánh kết quả màu dung dịch trong các ống nghiệm: Ống 2 có màu xanh tím đậm nhất, ống 1 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 3 có màu xanh tím nhạt nhất.
  • So sánh hoạt tính của amylase trong các ống nghiệm: Ống 3 có hoạt tính của enzyme mạnh nhất, ống 2 có hoạt tính của enzyme thấp nhất.
  • Ở ống 2, môi trường pH acid là môi trường pH khiến enzyme amylase bị biến tính (mất hoạt tính xúc tác) → Tinh bột không được phân giải → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột này sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím đậm nhất.
  • Ở ống 1, môi trường pH trung tính là môi trường khá thích hợp cho hoạt động xúc tác của amylase → Tinh bột được phân giải thành đường nhưng ít hơn ở ống 3 → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột còn lại sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím nhạt hơn ống 2 nhưng đậm hơn ống 3.
  • Ở ống 3, môi trường pH kiềm yếu là môi trường pH thích hợp cho hoạt động xúc tác của amylase → Lượng tinh bột được phân giải thành đường lớn → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột còn lại ít sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím nhạt nhất.
  • Độ pH tối ưu cho hoạt động xúc tác của amylase trong thí nghiệm là 6,7 – 7,0.

Báo cáo kết quả thí nghiệm theo gợi ý:

Trả lời:

BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Tên thí nghiệm: Ảnh hưởng của độ pH đến hoạt tính của amylase

Tên nhóm: ...

  1. Mục đích thí nghiệm:
  • Thực hiện được thí nghiệm, quan sát và giải thích được sự ảnh hưởng của độ pH đến hoạt tính của amylase.
  1. Chuẩn bị thí nghiệm:
  • Hóa chất: dung dịch tinh bột 0,5%, dung dịch amylase, dung dịch HCl 0,1 N, dung dịch NaHCO3 1%, thuốc thử Lugol, nước cất.
  • Dụng cụ: ống nghiệm, pipet nhựa (1 – 3 mL).
  1. Các bước tiến hành:
  • Bước 1: Lấy ba ống nghiệm và đánh số các ống nghiệm.
  • Bước 2: Cho 1 mL dung dịch amylase vào mỗi ống nghiệm.
  • Bước 3: Thêm 1 mL nước cất vào ống 1; 5 giọt dung dịch HCl 0,1 N vào ống 2 và 5 giọt dung dịch NaHCO3 1% vào ống 3 và lắc đều.
  • Bước 4: Thêm 1 mL dung dịch tinh bột vào mỗi ống, lắc đều và để cố định trong 10 phút.
  • Bước 5: Thêm vào mỗi ống 1 giọt thuốc thử Lugol.
  • Bước 6: Quan sát sự thay đổi màu dung dịch trong các ống nghiệm.
  1. Kết quả thí nghiệm và giải thích:
  • Kết quả thí nghiệm: Ống 2 có màu xanh tím đậm nhất, ống 1 có màu xanh tím nhạt hơn, ống 3 có màu xanh tím nhạt nhất.
  • Giải thích kết quả thí nghiệm:
  • Ở ống 2, môi trường pH acid là môi trường pH khiến enzyme amylase bị biến tính (mất hoạt tính xúc tác) → Tinh bột không được phân giải → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột này sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím đậm nhất.
  • Ở ống 1, môi trường pH trung tính là môi trường khá thích hợp cho hoạt động xúc tác của amylase → Tinh bột được phân giải thành đường nhưng ít hơn ở ống 3 → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột còn lại sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím nhạt hơn ống 2 nhưng đậm hơn ống 3.
  • Ở ống 3, môi trường pH kiềm yếu là môi trường pH thích hợp cho hoạt động xúc tác của amylase → Lượng tinh bột được phân giải thành đường lớn → Khi nhỏ thuốc thử Lugol, lượng tinh bột còn lại ít sẽ khiến dung dịch có màu xanh tím nhạt nhất.
  1. Kết luận:
  • Độ pH tối ưu cho hoạt động xúc tác của amylase trong thí nghiệm là 6,7 – 7,0.

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án Sinh học 10 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay