Đáp án Sinh học 7 Cánh diều bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

File đáp án Sinh học 7 Cánh diều bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào. Toàn bộ câu hỏi, bài tập ở trong bài học đều có đáp án. Tài liệu dạng file word, tải về dễ dàng. File đáp án này giúp kiểm tra nhanh kết quả. Chỉ có đáp án nên giúp học sinh tư duy, tránh học vẹt

BÀI 22. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO

MỞ ĐẦU

Câu hỏi: Hô hấp tế bào ở hạt đậu cung cấp năng lượng cho hạt đậu nảy mầm. Theo em, những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến hô hấp tế bào ở hạt đậu trong những tình huống sau:

- Hạt đậu được ngâm nước, để ở nhiệt độ phòng thì nảy mầm tốt.

- Hạt đậu khô, để ở nhiệt độ phòng thì không nảy mầm.

- Hạt đậu ngâm nước và hạt đậu khô để ở nhiệt độ 10 °C thì đều không nảy mầm.

Trả lời:

Trong các tình huống trên, nước và nhiệt độ là các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp ở hạt đậu nảy mầm.

 

I. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO

Câu 1: Quan sát hình 22.1, nêu các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào?

Trả lời:

Các yếu tố đố là:

nhiệt độ

độ ẩm và nước

nồng độ carbon dioxide

nồng độ khí oxi

Câu 2: Vì sao muốn cho hạt giống nảy mầm, trước tiên người ta thường ngâm hạt vào nước?

Trả lời:

Phải ngâm hạt vào nước để hạt giống nảy mầm vì nước vừa là môi trường vừa là chất tham gia trực tiếp vào các phản ứng hoá học trong hô hấp tế bào, làm đẩy nhanh quá trình kích thích hạt nảy mầm.

Câu 3: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết tỉ lệ oxygen trong không khí là bao nhiêu phần trăm. Nêu ảnh hưởng của nồng độ oxygen trong không khí đến hô hấp tế bào.

Trả lời:

Tỉ lệ oxygen trong không khí là 21 phần trăm

Ảnh hưởng của nồng độ oxygen trong không khí đến hô hấp tế bào : nếu nồng độ khí oxigen là 5%, hô hấp tế bào xảy ra chậm. Khi thiếu oxigen, hô hấp tế bào giảm.

Câu 4: Giải thích tại sao hàm lượng carbon dioxide cao thì tốc độ hô hấp giảm?

Trả lời:

Hàm lượng carbon dioxide cao thì tốc độ hô hấp giảm vì nồng độ carbon dioxide cao sẽ gây ức chế hô hấp làm giảm tốc độ hô hấp.

 

Vận dụng 1

Câu hỏi: Vì sao khi bị sốt cao, nhịp thở lại tăng lên?

Trả lời:

Vì khi bị sốt, nhiệt độ trong cơ thể chúng ta tăng, gây ảnh hưởng đến quá trình hô hấp

Vận dụng 2

Câu hỏi: Vì sao cây bị ngập úng lâu ngày sẽ chết?

Trả lời:

Khi đất bị ngập nước, oxi trong không khí không thể khuếch tán vào đất, rễ cây không thể lấy oxi để hô hấp. Nếu như quá trình ngập úng kéo dài, các lông hút trên rễ sẽ bị chết, rễ bị thối hỏng, không còn lấy được nước và các chất dinh dưỡng cho cây, làm cho cây bị chết.

II. VẬN DỤNG HÔ HẤP TẾ BÀO TRONG THỰC TIỄN

Câu 5: Quan sát hình 22.2, nêu các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm. Lấy ví dụ các loại thực phẩm được bảo quản bằng một hoặc kết hợp nhiều biện pháp trong hình.

Trả lời:

Các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm:

Bảo quản lạnh

Bảo quản khô

Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí carbon dioxide cao

Bảo quản trong điều kiện nồng độ khí oxigen thấp

Ví dụ:

Ngô, thóc được bảo quản bằng phương pháp bảo quản khô

Cá, thịt được bảo quản lạnh trong tủ lạnh

Câu 6: Vì sao có thể bảo quản lương thực thực phẩm ở nồng độ khí carbon dioxide cao và nồng độ khí oxigen thấp.

Trả lời:

Chúng ta có thể bảo quản lương thực thực phẩm ở nồng độ khí carbon dioxide cao và nồng độ khí oxigen thấp vì khi tế bào hô hấp, lượng khí oxi sẽ giảm, khí carbon dioxide sẽ tăng. Nồng độ khí carbon dioxide cao sẽ gây ức chế quá trình trao đổi chất làm hô hấp giảm. Nồng độ oxygen thấp cũng làm hô hấp giảm.

Câu hỏi: Nêu các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm đang được áp dụng ở gia đình và địa phương em?

Trả lời:

Học sinh liên hệ với thực tiễn

Các biện pháp bảo quản lương thực, thực phẩm là:

Bảo quản lạnh

Bảo quản khô

Bảo quản trong điều kiện hàm lượng khí oxygen thấp..

Vận dụng 3

Câu hỏi: Vì sao có thể giữa được các loại thực phẩm (thịt, cá, các loại hạt,...) lâu ngày trong túi hút chân không?

Trả lời:

Các loại thực phẩm như thịt, cá, các loại hạt... giữ được lâu ngày trong túi chân không vì khi hút chân không hút thực phẩm của mình, bạn loại bỏ gần như toàn bộ không khí khỏi túi. Một khi không khí bị loại bỏ, nấm mốc và một số vi khuẩn sẽ không thể sống hoặc phát triển. Tuy nhiên, theo thời gian, thực phẩm bạn bảo quản có thể bị hỏng nếu không được bảo quản lạnh hoặc đông lạnh.

Vận dụng 4

Câu hỏi: Vì sao ta không nên để rau quả trong ngăn đá của tủ lạnh? Muốn bảo quản rau, củ, quả tươi lâu ta phải làm như thế nào?

Trả lời:

Không để rau quả trên ngăn đá của tủ lạnh là vì: Trong rau quả đều chứa một hàm lượng nước (khá nhiều) nhất định. Nếu để vào ngăn đá, nước sẽ đóng băng, khi nước đóng băng làm tế bào to ra sẽ phá vỡ các bào quan, làm hỏng tế bào và làm cho rau quả chóng bị hỏng.

Cách bảo quản rau trong tủ lạnh:

Loại bỏ phần hư hỏng, giập nát trước khi cho vào tủ lạnh

Không nên rửa rau củ trước khi cho vào tủ lạnh

Không cắt nhỏ rau củ trước khi cho vào tủ lạnh

Sử dụng túi, hộp nhựa chuyên dụng để đựng rau củ...

 

Vận dụng 5

Câu hỏi: Muốn bảo quản lạc (đậu phộng) ta phải làm thế nào?

Trả lời:

Cách bảo quản lạc (đậu phộng) lấu ta nên: đóng gói trong túi nilon và túi hút chân không để chống oxy hóa, ẩm mốc.

Khi mua về sử dụng nếu còn thì tiếp tục bảo quản trong túi kín, túi zip hoặc hũ đựng kín nắp. 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: File word đáp án sinh học 7 cánh diều - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay