Giáo án sinh học 7 cánh diều bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Giáo án bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào sách khoa học tự nhiên 7 cánh diều – Phần sinh học. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của khoa học tự nhiên 7 cánh diều – Phần sinh học. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 7 cánh diều (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án sinh học 7 cánh diều bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 cánh diều theo công văn mới nhất

 

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 22. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÔ HẤP TẾ BÀO

 

  1. MỤC TIÊU:
  2. Kiến thức:

Sau khi học xong, HS sẽ:

  • Nêu được một số yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào
  • Nêu được một số vận dụng hiểu biết về hô hấp tế bào trong thực tiễn.
  1. Năng lực:

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống. Nhận ra và điều chỉnh được những sai sót, hạn chế của bản thân, chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề, đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề. Đặt được các câu hỏi khác nhau về hiện tượng, vấn đề, biết lắng nghe và tiếp nhận thông tin…
  • Giao tiếp và hợp tác: Lắng nghe và phản hồi tích cực trong giao tiếp. Biết đánh giá năng lực, nguyện vọng và khả năng của mình và tự nhận công việc phù hợp với bản thân. Chủ động gương mẫu hoàn thành phần việc được giao.

- Năng lực khoa học tự nhiên:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Biết được các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.
  • Tìm hiểu tự nhiên: Thông qua thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến tốc độ hô hấp của cá vàng.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Biết vận dụng hô hấp tế bào để biết cách bảo quản lương thực, thực phẩm.
  1. Phẩm chất:
  • Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập
  • Thích đọc, tìm tư liệu trên mạng internet để mở rộng hiểu biết.
  • Chăm chỉ, tích cực học tập, hỗ trợ và sẵn sàng giúp đỡ bạn bè.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
  • Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi SGK.
  • Dạy học theo nhóm
  • Kĩ thuật động não, khăn trải bàn

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Khoa học tự nhiên 7, Giáo án.
  • Hình 22. 1, 22.2 sgk
  • Máy chiếu hình ảnh
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Khoa học tự nhiên 7
  • Tìm hiểu thêm tài liệu về các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào trên internet, sách vở.
  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: GV sử dụng câu hỏi khởi đâu trong sgk để bước đầu gợi đến nội dung của chương trình bài học tới HS.
  4. Nội dung: GV đặt câu hỏi, HS suy nghĩ và đưa ra câu trả lời
  5. Sản phẩm học tập: HS đưa ra câu trả lời theo hiểu biết của bản thân.
  6. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu câu hỏi phần khởi động, yêu cầu HS suy nghĩ và trả lời: Hô hấp tế bào ở hạt đậu cung cấp năng lượng cho hạt đậu nảy mầm. Theo em, những yếu tố nào đã ảnh hưởng đến hô hấp tế bào ở hạt đậu trong những tình huống sau:

  • (1) Hạt đậu được ngâm nước, để ở nhiệt độ phòng thì nảy mầm.
  • (2) Hạt đậu khô, để ở nhiệt độ phòng thì không nảy mầm.
  • (3) Hạt đậu ngâm nước và hạt đậu không để ở nhiệt độ 10 độ C thì đều không nảy mầm.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc kĩ nội dung câu hỏi, suy nghĩ tìm ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đứng dậy trình bày câu trả lời của mình

Gợi ý:

Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào ở hạt đậu:

  • (1) Nhiệt độ, độ ẩm thích hợp → hạt nảy mầm.
  • (2) Nhiệt độ thích hợp, độ ẩm thấp → hạt không nảy mầm.
  • (3) Độ ẩm thích hợp, nhiệt độ thấp → hạt không nảy mầm.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đáp án, tuyên dương thái độ học tập của HS.

- GV dẫn dắt HS vào nội dung bài mới: Bài 22. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

  1. Mục tiêu: HS quan sát hình ảnh dự đoán các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào, trình bày được tác động của các yếu tố đến hô hấp tế bào.
  2. Nội dung: GV chiếu hình ảnh 21.1, cho HS đọc thông tin sgk, đặt câu hỏi cho HS thảo luận, trả lời.
  3. Sản phẩm học tập: HS chỉ ra được các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào gồm: Nhiệt độ, độ ẩm và nước, hàm lượng khí oxygen, hàm lượng khí carbon dioxide.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

*Nhiệm vụ 1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS: Quan sát hình 22.1, nêu các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến hô hấp tế bào?

- Sau khi HS trả lời, GV chia lớp thành 4 nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm:

+ Nhóm 1. Tìm hiểu ảnh hưởng của nhiệt độ đến hô hấp tế bào.

+ Nhóm 2. Tìm hiểu ảnh hưởng của độ ẩm và nước nhiệt độ đến hô hấp tế bào.

+ Nhóm 3. Tìm hiểu ảnh hưởng của hàm lượng khí oxygen đến hô hấp tế bào.

+ Nhóm 4. Tìm hiểu ảnh hưởng của hàm lượng khí carbon dioxide đến hô hấp tế bào.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi

- HS hình thành nhóm, thảo luận, đóng góp ý kiến.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày ảnh hưởng của các yếu tố đến hô hấp tế bào.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuyển nhiệm vụ.

 

*Nhiệm vụ 2. Thí nghiệm ảnh hưởng của nhiệt độ nước đến tốc độ hô hấp của cá vàng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS làm thí nghiệm (sgk) và điền kết quả vào bảng:

Nhiệt độ nước oC

Số lần đóng – mở nắp mang trong 5 phút

26 – 30

 

16 – 20

 

6 – 10

 

- GV chia 3 con cá vàng vào 3 lọ thủy tinh khác nhau. Phân công nhiệm vụ cho 3 nhóm:

+ Nhóm 1: đếm số lần đóng – mở nắp mang trong bình có nhiệt độ 26 oC - 30 oC

+ Nhóm 2: đếm số lần đóng – mở nắp mang trong bình có nhiệt độ 16 oC - 20 oC

+ Nhóm 3: đếm số lần đóng – mở nắp mang trong bình có nhiệt độ 6 oC - 10 oC

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời câu hỏi

- HS hình thành nhóm, thảo luận, đóng góp ý kiến.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày ảnh hưởng của các yếu tố đến hô hấp tế bào.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuyển nhiệm vụ.

 

*Nhiệm vụ 3. Củng cố lại kiến thức bằng bài tập

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi thảo luận, trả lời câu hỏi (trang 105 skg):

Câu 1. Vì sao muốn cho hạt giống nảy mầm, trước tiên người ta thường ngâm hạt vào nước?

Câu 2. Dựa vào kiến thức đã học, em hãy cho biết tỉ lệ oxygen trong không khí là bao nhiêu phần trăm. Nêu ảnh hưởng của hàm lượng oxygen trong không khí đến hô hấp tế bào?

Câu 3. Giải thích vì sao hàm lượng carbon dioxide cao thì tốc độ hô hấp giảm?

- Sau khi trả lời câu hỏi, GV tổ chức cho HS đọc mục Em có biết để tìm hiểu thêm về tình trạng chuột rút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tiếp nhận câu hỏi, suy nghĩ tìm câu trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời HS đứng dậy trình bày câu trả lời.

- GV mời HS nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chốt đáp án, chuyển nội dung.

I. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

- Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào:

●       Nhiệt độ

●       Độ ẩm và nước

●       Hàm lượng khí oxygen

●       Hàm lượng khí carbon dioxide.

- Nhiệt độ:

+ Hô hấp tế bào phụ thuộc chặt chẽ vào nhiệt độ.

+ Nhiệt độ thích hợp cho quá trình hô hấp tế bào 30 – 350C

- Độ ẩm và nước:

+ Nước tham gia trực tiếp vào phản ứng hóa học trong hô hấp tế bào.

+ Hàm lượng nước trong tế bào liên quan trực tiếp đến cường độ hô hấp.

- Hàm lượng khí oxygen:

+ Hô hấp tế bào xảy ra chậm nếu hàm lượng oxygen của không khí là 5%.

+ Khi thiếu oxygen, hô hấp tế bào giảm.

- Hàm lượng khí carbon dioxide:

+ Hàm lượng carbon dioxide khoảng 0,03% thuận lợi cho hô hấp tế bào.

+ Hàm lượng carbon dioxide cao gây ức chế hô hấp.

=> Kết luận: Hô hấp tế bào giảm ở nhiệt độ thấp, hàm lượng nước trong tế bào giảm, hàm lượng khí oxygen trong tế bào thấp và hàm lượng khí carbon dioxide cao.

 

*Kết quả thí nghiệm:

Nhiệt độ nước oC

Số lần đóng – mở nắp mang trong 5 phút

26 – 30

63

16 – 20

56

6 – 10

45

=> Khi nhiệt độ giảm xuống cá hô hấp chậm lại. Nhiệt độ thuận lợi nhất cho quá trình hô hấp của cá vàng là 26 – 300C.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

*Trả lời câu hỏi:

C1. Khi hạt đủ nước sẽ làm đẩy nhanh quá trình kích thích hạt nảy mầm. Hay nói cách khác, nước chính là điều kiện tiên quyết đầu tiên để kích thích hạt nảy mầm. Bởi vậy, muốn cho hạt giống nảy mầm, trước tiên người ta thường ngâm hạt vào nước.

C2.

- Tỉ lệ oxygen trong không khí là 21%.

- Ảnh hưởng: Oxygen chính là nguyên liệu tham gia trực tiếp vào quá trình hô hấp tế bào. Nếu nồng độ khí oxygen là 5%, hô hấp tế bào xảy ra chậm. Khi thiếu oxygen, hô hấp tế bào giảm, có thể dẫn đến ngừng hẳn.

C3. Nồng độ  cao khiến cho sự chênh lệch hàm lượng giữa khí  và  trong môi trường thấp -> Gây khó khăn cho việc hấp thu  để cung cấp cho quá trình hô hấp đồng thời  là sản phẩm thải ra của hô hấp cũng sẽ không được thải ra ngoài, gây độc cho tế bào => Quá trình hô hấp tế bào chậm lại.

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 600k/học kì - 650k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD PHẦN 1: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Giáo án KHTN 7 cánh diều bài 1: Nguyên tử
Giáo án KHTN 7 cánh diều bài 2: Nguyên tố hóa học

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD PHẦN 3: VẬT SỐNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 10: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN 1: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần hóa học bài 2: Nguyên tố hóa học

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN 3: VẬT SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 10: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay