Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Giáo dục công dân 7 kết nối tri thức Bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 7: PHÒNG CHỐNG BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh cần:

  1. Gọi số điện thoại đường dây nóng gọi xe cấp cứu 115.
  2. Đổi mật khẩu để bảo vệ tài khoản mạng xã hội của cá nhân.
  3. Khi chứng kiến bạo lực học đường, cần lôi kéo tham gia, cổ vũ hành vi bạo lực học đường.
  4. Tìm cách trả thù, đánh lại, tỏ thái độ thách thức.

Câu 2: “T là bạn thân của Q, gần đây do có xích mích với các bạn nam trong lớp nên T bị lớp cô lập, không cho chơi cùng. Q rất muốn giúp T, nhưng lo sợ các bạn sẽ cô lập mình.”

Em nhận xét gì về thái độ của Q trong tình huống trên.

  1. Thái độ của Q thể hiện sự bội nghĩa, bội tín, Q không phải là con người, thấy bạn gặp hoạn nạn lại không cứu giúp.
  2. Thái độ của Q thể hiện sự khôn ngoan, tránh rước hoạ vào thân.
  3. Thái độ của Q là đúng đắn vì chúng ta nên đi theo số đông.
  4. Thái độ của Q thể hiện sự sợ sệt, né tránh. Cách làm của Q sẽ làm cho tình trạng bạo lực học đường phát triển.

Câu 3: “K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, K đã hẹn gặp C để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, khi gặp nhau, hai bạn đã xảy ra xô xát.”

Ai là người bị bạo lực học đường trong tình huống trên?

  1. K
  2. C
  3. Cả K và C.
  4. Không có ai.

Câu 4: Hậu quả của bạo lực học đường đối với gia đình là gì?

  1. Gây ra áp lực về học tập thi cử cho con cái.
  2. Gây ra không khí căng thẳng, bất an, tổn hại về vật chất.
  3. Gây ra những nỗi lo về tính chất của các bộ phim chất lượng kém
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: “Trong khi phần lớn những vụ việc bạo lực học đường xảy ra ở trong và ngoài trường học, thì lại có vụ việc xảy ra ở ngay lớp học. Như trường hợp của M bị 5 bạn nam cùng lớp hành hung ngay tại lớp học, vì không cho bạn chép bài tập về nhà; hay vụ nữ sinh N bị nhóm bạn bắt quỳ gối yêu cầu xin lỗi ngay trên bục giảng trong giờ nghỉ giải lao vì không trả lời tin nhắn điện thoại. Sau vụ việc này, các bạn bị hành vi bạo lực cảm thấy rất lo sợ mỗi khi đến lớp, chỉ mong sao cho buổi học qua mau để thoát nạn, được về nhà.”

Em có thể nói gì về hành vi của các bạn gây ra hành vi bạo lực trong hai trường hợp trên?

  1. Đây là những hành vi vi phạm luật hình sự, điều đó cũng cho thấy sự đáng sợ của trường học hiện nay.
  2. Đây là những hành vi phổ biến ở trường học, đó chỉ là những thử thách dành cho những người yếu đuối, không đáng phải lưu tâm.
  3. Đây là những hành vi gây ra tổn thương nặng nề về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực không phải chỉ ở lúc đó mà còn là ở sau này.
  4. Cả A và C.

Câu 6: “Gần đây em phát hiện ra A và một số bạn trong câu lạc bộ múa ở trường lén chụp hình H khi đang luyện tập, chia sẻ hình ảnh lên mạng xã hội và bình phẩm thiếu tích cực về H.”

Em nhận xét gì về hành vi bạo lực học đường trong tình huống trên.

  1. Tình huống trên không có hành vi bạo lực học đường.
  2. Hành vi của A và một số bạn này là hành vi bạo lực trực tuyến, gây tổn hại cho H. Hành vi này cần phải được loại bỏ.
  3. Hành vi của A và một số bạn cho chúng ta thấy được những nét đẹp của H khi đang luyện tập.
  4. Cả B và C.

Câu 7: “K và C đều là học sinh lớp 7A. Do xích mích với nhau trên mạng xã hội, K đã hẹn gặp C để giải quyết mâu thuẫn. Tuy nhiên, khi gặp nhau, hai bạn đã xảy ra xô xát.”

Nguyên nhân gây ra bạo lực học đường trong tình huống trên là gì?

  1. Sự thiếu hụt các kĩ năng sống khi xảy ra biến cố cuộc sống dẫn đến thiếu tự chủ, thiếu kiểm soát cảm xúc.
  2. Do học sinh lớp 7 luôn có tính cách mạnh mẽ, hiếu thắng, luôn muốn đánh bại người khác.
  3. Cả A và B.
  4. Tình huống không phải là bạo lực học đường.

Câu 8: “H trong một lần có mâu thuẫn với một bạn trong lớp. H đã đánh nhau với bạn đó và giành phần thắng. H được các bạn khác tung hô. Kể từ đó, H đâm ra thích bắt nạt người khác nếu không đánh họ.”

Đâu là một hậu quả mà H có thể phải nhận khi thực hiện hành vi bạo lực học đường như trong tình huống trên?

  1. Khả năng đánh nhau của H bị giảm sút do đã trải qua nhiều trận đánh nên làm lộ những chiêu thức gia truyền.
  2. H có thể bị lệch lạc về nhân cách, cho rằng đánh nhau như thế là giỏi, là hay.
  3. Những người yêu H sẽ trở thành kẻ thù của H.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: “Từng là một nạn nhân của việc thoá mạ trên mạng xã hội, N là học sinh lớp 7, bị bịa đặt loan truyền trong lớp về những câu chuyện hoàn toàn sai sự thật về mình. Trong đó có chuyện bịa là N hay nhìn bài của bạn khi kiểm tra nên mới được điểm cao, hay chuyện chê N “béo như lợn”, “xấu tính”, và còn nhiều chuyện rất không hay về N và gia đình. Chỉ một thời gian sau, những lời nói xấu N bị đăng tải lên Facebook. Lúc đó có rất nhiều người hùa theo chửi bới N mà chẳng cần biết chuyện đúng hay sai sự thật. Từ đó N không sao chịu nổi và trở nên trầm cảm.”

Em nhận xét thế nào về hành vi của những bạn trong lớp đối với N?

  1. Đó là những hành vi mang tính trêu đùa nhưng có hơi thái quá.
  2. Đó là những hành vi mang tính bạo lực nhưng họ chỉ là những đứa trẻ chưa hiểu chuyện. Hơn nữa, không có lửa thì sao có khói, chính bản thân N cũng đã làm những điều sai trái.
  3. Đó là những hành vi bạo lực học đường, gây tổn thương nặng nề về mặt tinh thần cho N. Đó là những hành vi đáng chê trách.
  4. Đó là những hành vi bạo lực học đường, làm cho đối tượng bị bạo lực mất năng lực phản kháng. Đó là những hành vi có thể đẩy một người đến chỗ chết.

Câu 10: “Vì là một cầu thủ bóng đá giỏi, thường xuyên ghi bàn nên Lâm bị một số bạn ở đội bóng lớp 7B không thích và thường xuyên tìm cách gây sự.”

Đâu là cách ứng phó hợp lí Lâm nên làm cho tình huống trên.

  1. Lâm nên dùng những cú đá uy lực của mình để đả thương tất cả những người gây sự như cái cách mà cậu ghi bàn.
  2. Lâm nên bỏ học và đăng kí tham gia bóng đá chuyên nghiệp.
  3. Lâm nên báo lại sự việc với bố mẹ, thầy cô, không tỏ thái độ khiêu chiến, thách thức, tránh va chạm với nhóm bạn đó.
  4. Lâm nên gọi SOS ngay khi bị đánh để nếu có bị thương thì sẽ được đi cấp cứu ngay.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

D

C

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

B

C

C

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là một biện pháp mà mỗi học sinh cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường?

  1. Khéo léo và kịp thời trong giải quyết các hiểu lầm, xích mích nhỏ.
  2. Khi bị ai đó bạo lực, cần phải cương quyết đánh trả, không thể để cho nó thắng thế.
  3. Tìm hiểu, tích cực tham gia vào các vụ việc bạo lực học đường.
  4. Tập tham gia vào các tệ nạn xã hội để hiểu thêm về thế giới bên ngoài.

Câu 2: Hành vi, biểu hiện nào dưới đây là phù hợp để phòng ngừa bạo lực học đường?

  1. Thân thiện với bạn bè trong trường, lớp.
  2. Khéo léo giải quyết các xích mích, mâu thuẫn với bạn bè.
  3. Chủ động thách thức người có hành vi bạo lực.
  4. Lập nhóm bạn bè để đối phó với hành vi bạo lực.

Câu 3: “Vào đầu năm học 2021 – 2022, tại cổng trường một trường trung học cơ sở có hai nữ sinh mặc áo thể thao lao vào đánh nhau trước sự chứng kiến của đông đảo bạn bè. Được biết, trước đó, một trong hai bạn từng nhắc nhở bạn mình đừng pha đèn xe vào mặt, từ đó đã dẫn đến mâu thuẫn. Sau đó, một bạn đã nhắn tin hẹn bạn ra gặp nhau để giảng hoà vì quen biết trước đó. Thế nhưng, một trong hai bạn không đồng ý giảng hoà nên đã xảy ra vụ việc này.”

Em có thể nói gì về nguyên nhân dẫn đến việc hai bạn nữ sinh đánh nhau?

  1. Sự thiếu tự chủ, bồng bột, vì một mâu thuẫn nhỏ mà làm to chuyện.
  2. Hành vi pha đèn xe vào mặt người khác là một hành vi sai trái.
  3. Vì có sự xuất hiện của đông đảo các bạn học sinh khác nên hai bạn này phải đánh nhau mạnh.
  4. Cả A và B.

Câu 4: Đâu là một nguyên nhân chủ quan của bạo lực học đường?

  1. Những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.
  2. Trong lớp có một bạn nào đó có năng lực học tập vượt trội
  3. Những kích thích từ môn Giáo dục công dân.
  4. Sự thiếu hụt kĩ năng sống, thiếu sự trải nghiệm.

Câu 5: “Gần đây, H thường xuyên bị một nhóm bạn trong trường chặn đường, trêu chọc. Tuần này, nhóm bạn đó yêu cầu H phải mua đồ ăn cho họ thì sẽ không trêu chọc H nữa.”

Đâu là cách ứng phó hợp lí H nên làm cho tình huống trên.

  1. H nên bỏ thuốc độc vào đồ ăn để giết chết cả nhóm bạn đó.
  2. H nên thuê côn đồ về giã cho đám bạn kia một trận và đe doạ họ không được tiếp tục làm thế nữa.
  3. H nên chia sẻ với bố mẹ, thầy cô, không đi học một mình, không nên phục tùng các yêu cầu của nhóm bạn kia.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Cho những hành vi sau:

  1. Nói xấu, xúc phạm bạn khi bạn không chép bài cho mình.
  2. Đánh hội đồng bạn học cùng trường vì không chịu làm “ôsin” sai vặt trong lớp.
  3. Giận bạn vì bạn không cho mình nhìn bài.
  4. Lăng mạ bạn khi bạn không chơi với nhóm của mình.
  5. Đánh bạn cùng trường vì cho là nhìn đểu mình.
  6. Lập nhóm đánh nhau với nhóm ở lớp khác.

Hành vi nào là bạo lực học đường?

  1. 1, 2, 3
  2. 3
  3. 5
  4. 2, 4, 6

Câu 7: “Vào một ngày thứ bảy, lớp 7A Trường Trung học cơ sở M tổ chức đi tham quan danh lam thắng cảnh ở ngoại ô thành phố. Buổi chiều, trên đường trở về trường, H bị một bạn trong lớp chụp lại cảnh đang ngủ trên xe, sau đó đăng tải bức ảnh đó lên trên mạng Facebook cùng những lời lẽ không hay, có ý bêu riếu, xúc phạm H. H đã bật khóc ngay khi nhìn thấy tấm ảnh vì cảm thấy bị xúc phạm nặng nề.”

Hành vi đăng ảnh của người khác cùng những lời lẽ xúc phạm lên mạng xã hội có phải là hành vi bạo lực học đường không?

  1. Có vì đây là hành vi bạo lực trực tuyến, làm tổn hại đến danh dự và nhân phẩm của H.
  2. Có vì đây là hành vi này khiến cho chất lượng học tập của H bị giảm sút.
  3. Không vì đây chỉ là một trò đùa vui nhưng H đã làm quá khi cho rằng mình bị xúc phạm.
  4. Không vì H xứng đáng được chụp ở một tình huống đẹp hơn, để tôn lên cái thần thái của mình.

Câu 8: Để ứng phó với bạo lực học đường, mỗi học sinh không được phép:

  1. Nhanh chóng nhận diện được dấu hiệu của bạo lực học đường.
  2. Bình tĩnh, tìm cơ hội thoát ra hoặc kêu gọi sự giúp đỡ.
  3. Thông báo sự việc cho gia đình, thầy cô hoặc trình báo cơ quan chức năng.
  4. Chạy về nhà, mang theo súng đạn, dao kiếm để trả thù cho hả giận.

Câu 9: Hành vi “Lấy đồ ăn sáng của bạn khác” có phải là bạo lực học đường không?

  1. Có vì đây là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác.
  2. Có vì đây là hành vi thiếu tôn trọng, gây tổn hại về tinh thần cho người khác.
  3. Có vì đây là hành vi gây tổn hại về thể chất cho người khác, cụ thể là người khác sẽ mất ăn.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 10: Cách ứng phó nào dưới đây là phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

  1. Lưu lại những hình ảnh, bài viết trên mạng xã hội có tính chất bạo lực học đường để báo cáo với nhà trường.
  2. Rủ bạn bè đi đánh lại nhằm giải quyết mâu thuẫn.
  3. Viết bài/quay video trực tuyến nhằm nói xấu khi bị xúc phạm trên mạng xã hội.
  4. Bỏ qua khi bị đánh để được yên ổn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

A

A

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

D

A

A

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Thế nào là bạo lực học đường? Nguyên nhân của bạo lực học đường là gì?

Câu 2 (4 điểm). Theo em phải làm gì để ngăn chặn hiện tượng bạo lực học đường?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

KHÁI NIỆM

Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục

NGUYÊN NHÂN

+ Nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường: Sự tác động của trò chơi điện tử có tính bạo lực, giáo dục gia đình và sự quan tâm của bố mẹ đến con cái,…

+ Nguyên nhân chủ quan: Sự phát triển tâm lý lứa tuổi, sự thiếu hụt kỹ năng sống,…

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Tuyên truyền cho bạn bè, gia đình về tác hại, hậu quả của bạo lực học đường;

- Xây dựng mối quan hệ gắn bó với bạn học và nhà trường;

- Lên án, đấu tranh chống bạo lực học đường bằng các biện pháp cần thiết, phù hợp với khả năng của bản thân.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Em hãy trình bày cách ứng phó trước, trong và sau khi bị bạo lực học đường.

Câu 2 (4 điểm). Theo em người thực hiện hành vi bạo lực học đường thường là ai?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Để ứng phó với bạo lực học đường:

+ Trước khi xảy ra bạo lực: cần cố gắng để giải quyết mâu thuẫn hoặc nhờ người lớn can thiệp.

+ Trong khi xảy ra bạo lực: nhanh chóng rời khỏi vị trí, tình huống nguy hiểm và kịp thời nhờ sự hỗ trợ của người khác.

+ Sau khi xảy ra bạo lực: nhờ sự trợ giúp của gia đình, nhà trường về sức khỏe và tâm lí nếu thấy có sự bất ổn

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Theo em,, người thực hiện các hành vi bạo lực học đường thường là học sinh. Những hành vi đó thường xảy tại trên trường trên lớp. Nguyên nhân chủ yếu là do những xích mích, va chạm không giải quyết được. Để khắc phục được tình trạng trên cần có quy định nghiêm ngặt về bạo lực học đường

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Cho những hành vi sau:

  1. Nói xấu, xúc phạm bạn khi bạn không chép bài cho mình.
  2. Đánh hội đồng bạn học cùng trường vì không chịu làm “ôsin” sai vặt trong lớp.
  3. Giận bạn vì bạn không cho mình nhìn bài.
  4. Lăng mạ bạn khi bạn không chơi với nhóm của mình.
  5. Đánh bạn cùng trường vì cho là nhìn đểu mình.
  6. Lập nhóm đánh nhau với nhóm ở lớp khác.

Hành vi nào là bạo lực học đường?

  1. 1, 2, 3
  2. 3
  3. 5
  4. 2, 4, 6

Câu 2. Hậu quả của bạo lực học đường đối với người bị bạo lực là gì?

  1. Có thể bị đưa đi tù nếu không thể chịu đựng được bạo lực.
  2. Có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần, giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.
  3. Có thể mất năng lực vượt lên số phận.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3. Sử dụng hình ảnh cá nhân để uy hiếp, đe doạ, ép buộc người khác làm theo ý mình là biểu hiện của:

  1. Hành vi bạo lực thể chất
  2. Hành vi bạo lực về tinh thần
  3. Hành vi chiếm đoạt, huỷ hoại tài sản
  4. Hành vi bạo lực trực tuyến

Câu 4. Hành vi “Véo tai, giật tóc một bạn khi đang nô đùa” có phải là bạo lực học đường không?

  1. Có vì đây là hành vi hành hạ, ngược đãi người khác.
  2. Có vì đây là hành vi vừa gây tổn hại về mặt thể xác, vừa gây tổn hại về tinh thần cho người bị bạo lực.
  3. Không vì đây chỉ là hành vi trong lúc nô đùa, không gây ra sự tổn hại về thể chất hay tinh thần.
  4. Không vì đây là một hành vi phạm pháp luật, chứ không phải chỉ ở mức bạo lực học đường.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Theo em bạo lực học đường thường xảy ra ở đâu?

Câu 2 (2 điểm): Em hãy nêu cách ứng xử trong các tình huống sau: Do xích mích cá nhân, T rủ một số bạn chặn đường để đánh, doạ nạt H. Em tình cờ đi ngang qua và biết được sự việc đó.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

D

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Tình trạng bạo lực học đường không chỉ xuất hiện ở một cá nhân, một trường hợp mà đã lan rộng đến môi trường của nhiều trường học và mọi nơi từ nông thôn cho đến thành thị. Về đối tượng của bạo lực học đường cũng có sự đa dạng và phức tạp, diễn ra tại các cấp bậc từ tiểu học cho đến đại học.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

+ Nhanh chóng báo cho thầy cô giáo hoặc người lớn tin cậy để nhờ sự trợ giúp từ họ

+ Bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, không reo hò, cổ vũ các hành vi bạo lực học đường.

+ Nhanh chóng rời khỏi vị trí sắp xảy ra bạo lực

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Đâu không phải là một biểu hiện của bạo lực học đường?

  1. Vu khống, đổ lỗi cho người khác.
  2. Hành hạ, ngược đãi, đánh đập
  3. Lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm
  4. Chiếm đoạt, huỷ hoại gây tổn thất tài sản của người khác.

Câu 2. Cách ứng phó nào dưới đây là không phù hợp với quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực học đường?

  1. Báo với gia đình khi bị bạo lực để nhận được ý kiến xử lí học sinh có hành vi bạo lực với mình.
  2. Chủ động can ngăn những hành vi bạo lực học đường.
  3. Gọi đến số điện thoại của phòng Tư vấn tâm lí học đường hoặc số 111.
  4. Báo cáo cơ quan công an khi bị đe doạ tính mạng.

Câu 3. Đâu không phải một biện pháp mà mỗi học sinh cần làm để phòng ngừa bạo lực học đường?

  1. Có lối sống lành mạnh, tránh xa phim ảnh, trò chơi bạo lực và các tệ nạn xã hội.
  2. Thành lập hội nhóm, chèo kéo, o ép những người khác không phục tùng.
  3. Thân thiện, hoà đồng và xây dựng tình bạn lành mạnh.
  4. Kiềm chế cảm xúc, đặc biệt là các cảm xúc tiêu cực.

Câu 4. Đâu là một nguyên nhân khách quan của bạo lực học đường?

  1. Sự suy đồi của hệ thống chính trị và tình hình kinh tế.
  2. Sự vượt trội về mặt thể chất của một số học sinh
  3. Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình
  4. Tính cách nông nổi, bồng bột.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Hậu quả của bạo lực học đường là gì?

Câu 2 (2 điểm): Nêu các cách phòng, chống bạo lực học đường

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

A

B

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Bạo lực học đường có thể gây ra những hậu quả xã hội nghiêm trọng, như tạo ra các cá nhân trẻ tuổi có nguy cơ trở thành người lớn có vấn đề về hành vi và tình thần. Nó cũng có thể tạo ra một vòng lặp bạo lực trong xã hội, gây ra rối loạn trật tự công cộng và làm suy yếu môi trường hòa bình.

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

- Tuyên truyền về phòng, chống bạo lực học đường.

- Khi chứng kiến hành vi bạo lực, cần kịp thời hỗ trợ nạn nhân trong khả năng phù hợp hoặc thông báo cho những người liên quan để can thiệp, giải quyết.

- Học sinh có hành vi bạo lực học được phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả mà mình gây ra theo quy định của pháp luật

2 điểm

=> Bài giảng điện tử công dân 7 kết nối tri thức bài 7: Phòng, chống bạo lực học đường

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay