Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối tri thức Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Giáo dục công dân 7 kết nối tri thức Bài 1: Tự hào về truyền thống quê hương. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 1: TỰ HÀO VỀ TRUYỀN THỐNG QUÊ HƯƠNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về truyền thống quê hương?
- Mỗi vùng miền, địa phương đều có những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội.
- Nghề thủ công truyền thống không còn là niềm tự hào của quê hương vì quá lạc hậu.
- Là những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này sang đời khác.
- Tự hào về truyền thống quê hương cũng chính là tự hào về nguồn gốc, tổ tiên mình
Câu 2: Biểu hiện của việc giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của gia đình, dòng họ là ?
- Bỏ nghề làm bánh đa sang nghề làm đẹp.
- Xóa bỏ các mặt hàng truyền thống thay bằng các mặt hàng nhập khẩu.
- Bán lại bí quyết làm bánh cuốn cho người nhiều tiền.
- Truyền lại kinh nghiệm làm nón cho con cháu
Câu 3: Phương án nào dưới đây là biểu hiện của truyền thống yêu nước?
- Anh Tuấn được nhận danh hiệu nhân viên xuất sắc năm vì sự chăm chỉ.
- Mỗi khi gặp công việc nặng nhọc, anh Phong thường bỏ cuộc.
- Anh Quân hào hứng đăng kí tham gia nghĩa vụ quân sự khi đủ tuổi (18 tuổi).
- Bạn Khánh thường xuyên trốn học, không làm bài tập về nhà.
Câu 4: Nhân vật nào dưới đây thể hiện niềm tự hào về truyền thống quê hương ?
- Bạn M xấu hổ về nghề làm gốm của địa phương vì cho rằng nghề này lạc hậu.
- Chị G tuyên truyền những thông tin sai lệch về văn hóa quê hương trên Fakebook
- C. Bạn K lập nhóm tìm hiểu truyền thống yêu nước của thành phố nơi mình sống.
- Bà P tăng giá cả hàng hóa gấp nhiều lần khi bán cho khách du lịch nước ngoài
Câu 5: Câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng học một sàng khôn” nói về truyền thống nào?
- Truyền thống yêu nước.
- Truyền thống hiếu học.
- Truyền thống tôn sư trọng đạo.
- Truyền thống đoàn kết chống giặc ngoại xâm.
Câu 6: Phương án nào sau đây không được coi là truyền thống tốt đẹp của các vùng miền, địa phương:
- Cần cù lao động.
- Trân trọng trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc.
- Thách cưới cao, tổ chức ma chay linh đình, kéo dài nhiều ngày.
- Yêu nước, chống giặc ngoại xâm.
Câu 7: Chúng ta cần tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền, vì mỗi địa phương đều:
- Giống nhau về văn hóa ẩm thực, trang phục.
- Có những nét đẹp văn hóa, truyền thống riêng.
- Có những nghề thủ công truyền thống giống nhau.
- Giống nhau về trang phục và lễ hội truyền thống
Câu 8: Làng gốm Bát Tràng là nét đẹp nghề truyền thống của tỉnh thành nào sau đây?
- Hưng Yên.
- Ninh Bình.
- Bình Định.
- Hà Nội.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không phải là biện pháp để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương ?
- Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương.
- Tham gia các hoạt động đền ơn đáp nghĩa.
- Tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương.
- Thái độ kì thị sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền.
Câu 10: Gia đình Ông Phong muốn truyền lại nghề vẽ tranh dân gian cho anh Thành là cháu mình để mai sau có cơ hội phát huy, phát triển. Tuy nhiên, bố mẹ của anh Thành lại ngăn cản vì muốn con sau này học ngành nghề tốt hơn thay vì phát huy nghề truyền thống. Trong trường hợp này việc làm của bố mẹ anh Thành thể hiện:
- Có lối sống theo hướng hiện đại..
- Có tư duy đổi mới, bắt kịp xu thế.
- Không có ý thức phát huy nghề truyền thống.
- Có ý thức phát huy nghề truyền thống.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
D |
C |
C |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
B |
D |
D |
C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đối với học sinh, để tham gia giữ gìn và phát huy truyền thống hiếu học của quê hương cần phải làm gì?
- Tham gia giữ gìn an ninh thôn, xóm.
- Tìm hiểu truyền thống đánh giặc.
- Tích cực học tập, rèn luyện.
- Tích cực lao động sản xuất.
Câu 2: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương ?
- Làm xấu hình ảnh quê hương.
- Bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp của quê hương.
- Không quan tâm đến truyền thống quê hương.
- Từ chối tìm hiểu về giá trị của truyền thống quê hương.
Câu 3: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về niềm tự hào truyền thống quê hương?
- Đi thăm đền chùa, di tích không phải cách thể hiện tự hào về truyền thống
quê hương.
- Nếu không giữ gìn truyền thống thì quê hương sẽ không phát triển.
- Giữ gìn truyền thống quê hương là góp phần giữ gìn bản sắc của dân tộc.
- Tìm hiểu truyền thống của các dân tộc khác cũng là giữ gìn truyền thống
quê hương.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây là truyền thống tốt đẹp của quê hương cần được giữ gìn và phát huy?
- Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
- Tổ chức ma chay, cưới hỏi linh đình.
- Yêu nước, chống giặc ngoại xâm, bao dung, trọng tình nghĩa.
- Tư tưởng “ một người làm quan cả họ được nhờ "; “phép vua còn thua lệ Làng”; “trọng nam khinh nữ”.
Câu 5: Tự hào về truyền thống của quê hương là gì?
- Sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra.
- Sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Sự tự tin, hãnh diện về những giá trị mà người dân ở quê hương đã sáng tạo ra và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
- Cả 3 phương án A, B, C đều sai.
Câu 6: Những việc làm nào sau đây là không phù hợp để giữ gìn, phát huy truyền thống quê hương?
- Giữ gìn mọi phong tục, tập quán, thói quen của quê hương mình.
- Giới thiệu với mọi người về lễ hội truyền thống của quê mình.
- Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.
- Tích cực học tập và tham gia các hoạt động nhân đạo, từ thiện.
Câu 7: Để giữ gìn và phát huy truyền thống của quê hương, chúng ta cần lên án hành vi nào sau đây ?
- Đi ngược lại với truyền thống quê hương.
- Luôn có trách nhiệm với quê hương.
- Giữ gìn, phát huy các truyền thống quê hương.
- Tìm hiểu các giá trị tốt đẹp của truyền thống quê hương.
Câu 8: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào góp phần giữ gìn và phát huy
truyền thống cần cù lao động của quê hương ?
- Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
- Tuyên truyền, vận động mọi người cùng tham gia các hoạt động thiện nguyện.
- Chăm chỉ làm việc, học tập, thường xuyên giúp đỡ bố mẹ những công việc nhà.
- Tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp, các hoạt động tập thể.
Câu 9: Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?
- Hiếu học.
- Cần cù.
- Khiêm tốn.
- Hiếu thảo.
Câu 10: Hành động nào dưới đây góp phần giữ gìn truyền thống hiếu học của dân tộc?
- Không quan tâm đến truyền thống tốt đẹp của những vùng miền, địa phương khác.
- Lối sống thực dụng, trọng đồng tiền.
- Chăm chỉ học tập, tích cực tham gia các hoạt động của trường lớp, các hoạt động tập thể.
- Ủng hộ tư tưởng “một người làm quan cả họ được nhờ”.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
B |
A |
C |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
A |
C |
D |
C |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Em hãy nêu biểu hiện của truyền thống yêu nước và giá trị của truyền thống yêu nước.
Câu 2 (4 điểm). Qua lời kể của ông nội, S được biết đến phong trào “Ba sẵn sàng” và rất tự hào về tinh thần sẵn sàng khi Tổ quốc cần, dù trong thời chiến hay thời bình của người dân quê hương mình. Nhưng mấy hôm trước, anh trai của S nhận được lệnh gọi nhập ngũ, S thấy anh có vẻ do dự, tâm trạng nặng nề không vui. S rất muốn nói những suy nghĩ của mình với anh trai.
Em hãy nhận xét suy nghĩ của S.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Biểu hiện: truyền thống yêu nước được hình thành và bồi đắp qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc là nét đặc trưng nổi bật nhất của truyền thống yêu nước. Giá trị của truyền thống yêu nước: là nền tảng để xây dựng và bảo vệ đất nước; góp phần tích cực vào sự phát triển của mỗi cá nhân; yêu nước cũng là cơ sở và biểu hiện của các truyền thống: đoàn kết; dũng cảm, bất khuất; cần cù lao động; tự lực tự cường,… cùng nhiều truyền thống tốt đẹp khác của nhân dân Việt Nam |
6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
Suy nghĩ của anh S vẫn chưa thể hiện tinh thần trách nhiệm cao với truyền thống sẵn sàng khi Tổ quốc cần, vẫn còn e ngại và lo sợ trước những khó khăn, thử thách khi được gọi nhập ngũ |
4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Em hãy giới thiệu về 1 truyền thống tự hào của quê hương em
Câu 2 (4 điểm). Nêu ý nghĩa của việc tự hào về truyền thống quê hương
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
+ Cần cù lao động: Cần cù và sáng tạo trở thành một trong những giá trị văn hóa tinh thần, là lẽ sống, cội nguồn của những triết lý nhân sinh con người quê em. Truyền thống ấy trong lao động biểu hiện rất đa dạng, phong phú và rõ nét. Đó là công cuộc cải tạo, chinh phục tự nhiên; là sự sáng tạo trong chế tác, cải biến công cụ lao động; là việc hình thành các ngành nghề gắn với từng lợi thế của địa phương; là quá trình sản xuất vật chất phục vụ cuộc sống, phát triển xã hội… Và cũng chính từ trong tiến trình ấy, con người quê em tiếp tục sáng tạo những giá trị văn hóa tinh thần to lớn khác, tạo nên bản sắc, đặc trưng, cốt cách riêng của mảnh đất và con người nơi đây. |
6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
Tự hào về truyền thống quê hương giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, động lực vượt qua khó khăn, thử thách và nỗ lực vươn lên để thành công trong cuộc sống; đồng thời, góp phần quảng bá hình ảnh tốt đẹp về quê hương mình tới bạn bè khắp nơi |
4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi
vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua:
- Lối sống của cộng đồng.
- Quan niệm, tư tưởng
- Thời gian.
- Định kiến xã hội.
Câu 2. Những giá trị văn hóa tốt đẹp của quê hương được truyền từ đời này qua đời khác được gọi là :
- Truyền thống quê hương.
- Truyền thống gia đình.
- Truyền thống dòng họ.
- Truyền thống dân tộc.
Câu 3. Truyền thống nào sau đây thể hiện sự đáp nghĩa, biết ơn với công lao nuôi nấng, dạy dỗ của ông bà, cha mẹ?
- Hiếu học.
- Cần cù.
- Khiêm tốn.
- Hiếu thảo.
Câu 4. Truyền thống nào sau đây đề cao tinh thần học hỏi, phát triển tri thức của cá nhân, nâng cao được triết lý nhân sinh của xã hội.
- Tinh thần hiếu học.
- Tinh thần chịu thương chịu khó.
- Cần cù lao động.
- Truyền thống nhân nghĩa.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Em hãy nêu một vài biểu hiện đúng của việc tự hào về truyền thống quê hương.
Câu 2 (2 điểm): Tục lệ nào ở quê hương em cần khắc phục hoặc xoá bỏ? Vì sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
A |
D |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
+ Tham gia vào các hoạt động đền ơn – đáp nghĩa + Tôn trọng sự đa dạng văn hóa vùng miền + Kính trọng và biết ơn những người có công với quê hương, đất nước. + Tích cực tham gia các hoạt động sinh hoạt văn hóa của quê hương. + … |
4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Ở quê hương em, tục lệ cần khắc phục là: tổ chức ăn uống linh đình trong các dịp ma chay, cưới hỏi. Vì: tục lệ này gây ra sự tốn kém, lãng phí không cần thiết. |
2 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Truyền thống quê hương là gì?
- Truyền thống quê hương là những truyền thống của dòng họ được hình thành và khẳng định qua thời gian.
- Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương.
- Truyền thống quê hương là những truyền thống gia đình của mỗi vùng miền, địa phương, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác..
- Truyền thống quê hương là những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Câu 2. Những giá trị tốt đẹp, riêng biệt của mỗi vùng miền, địa phương, được hình thành và khẳng định qua thời gian, được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- Truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo, trọng nhân tài.
- Truyền thống lao động cần cù, sáng tạo, vượt khó vươn lên.
- Truyền thống đoàn kết, gắn bó, tương thân tương ái, sống có nghĩa tình, thủy chung.
- Truyền thống quê hương.
Câu 3. Học sinh cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương?
- Do lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ
- Đi ngược lại truyền thống tốt đẹp của quê hương
- Làm ảnh hưởng đến hình ảnh, giá trị của cộng đồng.
- Tìm hiểu văn hóa, các giá trị tốt đẹp của quê hương.
Câu 4. Truyền thống nào sau đây thể hiện sự kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình?
- Truyền thống nhân ái.
- Truyền thống đoàn kết dân tộc.
- Truyền thống hiếu thảo.
- Truyền thống hiếu học.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Em cần làm gì để thể hiện lòng tự hào về truyền thống quê hương?
Câu 2 (2 điểm): Em hãy kể tên một số truyền thống tốt đẹp của nước ta.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
D |
D |
C |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
+ Phê phán, ngăn chặn những việc làm thiếu trách nhiệm, đi ngược lại những truyền thống tốt đẹp của quê hương + Tích cực tìm hiểu, bảo vệ và phát huy những giá trị tốt đẹp từ truyền thống + Tích cực quảng bá, giới thiệu với bạn bè trong và ngoài nước về những truyền thống tốt đẹp của quê hương… |
4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
Mỗi vùng miền, địa phương trên đất nước Việt Nam đều có những truyền thống tốt đẹp về ẩm thực, lễ hội, nghệ thuật, trang phục, tinh thần yêu nước, chống giặc ngoại xâm,… |
2 điểm |
=> Bài giảng điện tử công dân 7 kết nối tri thức bài 1 :Tự hào về truyền thống quê hương