Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối Bài 5: Bảo tồn di sản văn hoá
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Giáo dục công dân 7 kết nối tri thức Bài 5: Bảo tồn di sản văn hoá. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 5: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HÓA
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhận định nào sau đây là không đúng khi nói về di sản văn hóa?
- Di sản văn hoá là kết tinh từ kinh nghiệm lao động sáng tạo mà ông cha đã dày công tạo dựng.
- Mê tín dị đoan, hủ tục, tư tưởng lạc hậu là một phần di sản phi vật thể của dân tộc.
- Di sản văn hoá là sự nhắc nhở con cháu về cội nguồn dân tộc.
- Di sản văn hoá đóng vai trò quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam.
Câu 2: Quần thể di sản Thánh Địa Mĩ Sơn thuộc địa phận tỉnh nào của nước ta?
- Quảng Nam
- Thanh Hóa
- Đà Nẵng
- Thừa Thiên Huế
Câu 3: Quy định cơ bản về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá được thể hiện trong văn bản nào hiện nay?
- Luật Nhà ở 2014.
- Luật Đất Đai 2014.
- Bộ luật Dân sự 2015.
- Luật Di sản văn hoá năm 2001.
Câu 4: Di sản văn hoá phi vật thể bao gồm:
- Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, danh lam thắng cảnh, lễ hội, trang phục,. . .
- Di tích lịch sử văn hoá, tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội,...
- Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục,. ..
- Tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, lễ hội, trang phục, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,. . .
Câu 5: Thành cổ Quảng Trị, ngã ba Đồng Lộc, hoàng thành Thăng Long thuộc
loại di sản văn hóa nào ?
- Danh lam thắng cảnh.
- Di sản văn hóa phi vật thể.
- Di tích lịch sử.
- Di sản văn hóa vật thể.
Câu 6: Nhận định nào sau đây đúng đối với di sản văn hóa?
- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
- Di sản văn hóa bao gồm di sản lịch sử và di sản quốc gia.
- Di sản văn hóa là những di sản văn hóa vật thể như: lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia.
- Di sản văn hóa là những di sản văn hóa phi vật thể như: một số tín ngưỡng, loại hình nghệ thuật dân tộc.
Câu 7: Em không đồng tình với những ý kiến nào dưới đây?
- Trong thời hiện đại ngày nay, càng phải giữ gìn các dòng nhạc truyền thống.
- Chỉ cần bảo tồn và phát triển văn hoá vật thể vì điều đó mang lại nhiều
lợi ích kinh tế cho đất nước.
- Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngăn chặn, xử lí kịp thời những hành vi phá hoại, chiếm đoạt, sử dụng trái phép di sản văn hoá.
- Tham gia tích cực trong các buổi trao đổi, tìm hiểu về di sản văn hoá là
góp phần vào việc bảo tồn di sản văn hoá.
Câu 8: Những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác được gọi là gì?
- Di vật, cổ vật
- Bảo vật quốc gia.
- Di sản văn hóa.
- Di sản lịch sử.
Câu 9: Trường hợp bạn phát hiện trong vườn nhà mình có vật cổ không rõ nguồn gốc, bạn sẽ làm gì?
- Giấu không cho ai biết.
- Lờ đi coi như không biết gì
- Mang đi bán để kiếm lời.
- Báo cho chính quyền địa phương
Câu 10: Những hiện vật được lưu truyền lại, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hoá, khoa học có từ một trăm năm tuổi trở lên là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- Bảo vật quốc gia.
- Di vật.
- Cổ vật.
- Danh lam thắng cảnh.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
B |
A |
D |
C |
D |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
A |
B |
C |
D |
C |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Chú Hùng đào móng để xây nhà thì phát hiện một cổ vật rất quý. Chú Hùng có ý định cất giấu làm của riêng vì cho rằng nó được tìm thấy trong nhà mình, tức là tài sản thuộc sở hữu của gia đình mình. Nếu em là chú Hùng, em sẽ làm gì?
- Cất giấu cổ vật đó đi vì nó được tìm thấy trong nhà mình
- Mang cổ vật đi đấu giá
- Chiếm giữ cổ vật đó để sở hữu riêng
- Giao nộp cho chính quyền địa phương
Câu 2: Di sản văn hóa thế giới Vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng thuộc địa phận tỉnh nào sau đây?
- Phú Thọ
- Thừa Thiên Huế
- Quảng Nam
- Quảng Bình
Câu 3: Việt Nam là đất nước có:
- Kho tàng di sản văn hoá mang màu sắc tương đồng với các nước khác
- Chỉ có một số ít các di sản văn hóa còn tồn tại cho đến nay
- Kho tàng di sản văn hoá đa dạng
- Cả 3 phương án đều đúng
Câu 4: Những việc làm nào dưới đây không góp phần bảo tồn di sản văn hoá ?
- Mặc trang phục truyền thống dân tộc trong những ngày lễ hội.
- Biểu diễn các khúc dân ca trong những ngày lễ kỉ niệm của trường.
- Khắc tên mình lên di tích khi tới tham quan.
- Sưu tầm tranh ảnh về di sản văn hoá ở địa phương.
Câu 5: Trên đường đi học về, Quân và Hiếu phát hiện mấy thanh niên lạ đang lấy trộm cổ vật trong ngôi chùa của làng. Quân rủ Hiếu đi báo công an nhưng Hiếu từ chối và nói : “ Việc đó nguy hiểm lắm, nếu họ biết mình tố cáo sẽ trả thù chúng mình đấy ! ". Nếu là Quân, em sẽ làm gì ?
- Khuyên bạn Hiếu cùng mình đi báo công an.
- Báo với gia đình, người thân hoặc có thể báo người lớn trong thôn xóm.
- Khuyên Hiếu cùng mình đi báo công an hoặc báo người lớn trong thôn để ngăn chặn, xử lí việc phá hoại di sản văn hoá ở địa phương mình.
- Đồng tình với Hiếu và im lặng không thông báo với bất kỳ ai vì sợ bị trả th
Câu 6: Ý kiến nào sau đây là đúng đối với việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc?
- Chỉ cần bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá và danh lam thắng cảnh, vì đây là nơi có nhiều khách du lịch đến tham quan, mang lại nguồn lợi kinh tế.
- Các di vật, bảo vật quốc gia thì không cần bảo vệ, vì những đồ vật này không sử dụng được trong cuộc sống, không mang lại lợi ích kinh tế.
- Tham quan, tìm hiểu, giới thiệu về di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh cũng là một trong những cách thức nhằm bảo tồn di sản văn hóa.
- Nghe bài hát dân ca của các vùng miền là cách thức nhằm bảo tồn những di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc.
Câu 7: Em đồng ý với nhận định nào sau đây khi bàn về bảo vệ di sản văn hóa?
- Di sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể.
- Chỉ cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể bảo vệ được các di sản văn hoá.
- Chỉ bảo vệ di tích lịch sử – văn hoá đã được Nhà nước xếp hạng.
- Danh lam, thắng cảnh nổi tiếng của đất nước được UNESCO công nhận được gọi là di sản văn hoá.
Câu 8: Quy định nào sau đây về nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân trong việc bảo vệ di sản văn hóa là đúng theo pháp luật hiện nay?
- Không được phép sở hữu di sản văn hoá.
- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia, di tích
lịch sử – văn hoá, danh lam thắng cảnh.
- Không bắt buộc phải giao nộp di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia do mình tìm được cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Cả 2 phương án A, C đều đúng.
Câu 9: Trong việc bảo vệ di sản văn hoá, những hành vi nào sau đây góp phần bảo tồn di sản văn hóa?
- Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử văn hoá, danh lam thắng cảnh.
- Thông báo kịp thời địa điểm phát hiện di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia,...
- Lợi dụng bảo vệ di sản văn hoá để trục lợi.
- Tất cả các phương án trên.
Câu 10: Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa?
- Học tập, tìm hiểu về di tích lịch sử - văn hoá.
- Đập phá các di sản văn hoá..
- Đem nộp cổ vật mình tìm được cho cơ quan có thẩm quyền.
- Tố cáo hành vi xâm phạm các di tích lịch sử - văn hoá
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
D |
D |
C |
C |
C |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
C |
A |
B |
B |
B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm). Thế nào là bảo tồn di sản văn hóa? Di sản văn hóa bao gồm mấy loại? Lấy ví dụ về từng loại
Câu 2 (4 điểm). Nhà nước ta có quy định như thế nào về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, di sản văn hóa và danh lam thắng cảnh?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Di sản văn hóa là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác - Di sản văn hóa gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. + Di sản văn hóa vật thể: Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn,… + Di sản văn hóa phi vật thể: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc Bản Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ,… |
6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
- Nhà nước đã có chính sách bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa - Nhà nước bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu di sản văn hóa. Chủ sở hữu di sản văn hóa có trách nhiệm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. |
4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Bảo tồn di sản văn hóa đem lại ý nghĩa gì?
Câu 2 (4 điểm). Trình bày những hành vi thể hiện việc bảo tồn di sản văn hóa trong đời sống.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
- Bảo tồn di sản văn hóa góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và làm phong phú kho tàng di sản văn hóa thế giới. - Việc bảo tồn di sản văn hóa còn thể hiện sự tôn trọng và trân trọng công sức của ông cha ta. - Thể hiện sự đa dạng về kinh nghiệm của ông cha ta trên các lĩnh vực khác nhau |
6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) |
- Không đập phá di sản văn hóa - Giữ gìn về sinh sạch sẽ khu di sản văn hóa - Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể |
4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể hay còn được gọi là ?
- Di sản văn hóa đếm được và không đếm được.
- Di sản văn hóa vô hình và hữu hình.
- Di sản văn hóa trừu tượng và phi trừu tượng.
- Di sản văn hóa vật chất và tinh thần.
Câu 2. Những sản phẩm vật chất và tinh thần có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá, khoa học trở thành các di sản văn hoá đặc sắc của dân tộc được:
- Lưu truyền từ đời này qua đời khác
- Lưu truyền trên toàn thế giới
- Thương mại hóa mang lại thu nhập cho ngành du lịch.
- Cả 3 phương án đều đúng
Câu 3. Ý nghĩa của việc bảo tồn di sản văn hóa?
- Góp phần xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Làm phong phú kho tàng di sản văn hoá thế giới
- Phân biệt được giữa di sản văn hóa quốc gia và thế giới
- Tất cả các ý trên.
Câu 4. Học sinh có trách nhiệm gì trong việc bảo tồn di sản văn hóa?
- Chỉ bảo vệ di tích lịch sử – văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng.
- Học sinh không có trách nhiệm trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
- Đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá.
- Chỉ có nhà nước mới có thẩm quyền trong việc bảo tồn di sản văn hóa.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Tại sao phải giữ gìn, bảo vệ những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử văn hóa?
Câu 2 (2 điểm): Nêu những hành vi thể hiện việc bảo tồn di sản văn hóa
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
A |
A |
C |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
Bởi những di sản văn hóa, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử là tài sản của dân tộc , thể hiện công đức của các thế hệ tổ tiên trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Đồng thời nó còn thể hiện nền văn hóa Việt Nam, một nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc |
4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
- Không đập phá di sản văn hóa - Giữ gìn về sinh sạch sẽ khu di sản văn hóa - Có ý thức bảo vệ các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể |
2 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Thế nào là di sản văn hóa?
- sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- sản phẩm có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- sản phẩm tinh thần, vật chất có giá trị khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
- sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.
Câu 2. Những công trình xây dựng, địa điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- Danh lam thắng cảnh.
- Di tich lịch sử - văn hóa.
- Di vật, cổ vật.
- Bảo vật quốc gia.
Câu 3. Di sản văn hóa bao gồm ?
- Di sản văn hóa vật thể và hữu hình.
- Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình.
- Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể.
- Di sản văn hóa hữu hình và vô hình.
Câu 4. Những sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc cá nhân, vật thể và không gian văn hoá liên quan, có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác là nội dung của khái niệm nào sau đây?
- Văn hóa nghệ thuật.
- Di sản phi vật thể.
- Di sản vật thể.
- Di sản văn hóa.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Di sản văn hóa bao gồm mấy loại? Lấy ví dụ về từng loại
Câu 2 (2 điểm): Nêu những hành vi thể hiện việc không bảo tồn di sản văn hóa
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
D |
B |
C |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (4 điểm) |
- Di sản văn hóa gồm di sản văn hóa vật thể và di sản văn hóa phi vật thể. + Di sản văn hóa vật thể: Thành nhà Hồ, Thánh địa Mỹ Sơn,… + Di sản văn hóa phi vật thể: Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Mộc Bản Triều Nguyễn, Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ,… |
4 điểm |
Câu 2 (2 điểm) |
Hành vi phá hoại di sản văn hóa: - Đập phá di sản văn hóa không có ý thức bảo vệ - Vứt rác bừa bãi tại các khu di sản văn hóa lịch sử |
2 điểm |
=> Bài giảng điện tử công dân 7 kết nối tri thức bài 5 : Bảo tồn di sản văn hóa