Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Giáo dục công dân 7 kết nối tri thức Bài 9: Phòng, chống tệ nạn xã hội. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 9: PHÒNG, CHỐNG TỆ NẠN XÃ HỘI

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hành vi của trẻ em nào sau đây không vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội?

  1. Tụ tập sử dụng heroin
  2. Buôn bán ma tuý
  3. Chơi bài ăn tiền
  4. Tuyên truyền chống mê tín dị đoan

Câu 2: Hành vi nào sau đây vi phạm quy định của Luật Trẻ em năm 2016 về phòng, chống tệ nạn xã hội?

  1. Cho trẻ em sử dụng rượu bia.
  2. Bình đẳng về cơ hội học tập.
  3. Cung cấp các dịch vụ học tập.
  4. Tham gia các hoạt động văn hoá.

Câu 3: “Có ý kiến cho rằng, nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến học sinh mắc các tệ nạn xã hội là do thiếu một môi trường sống lành mạnh.” Em có đồng tình với ý kiến trên không? Vì sao?

  1. Có vì môi trường sống có tác động mạnh mẽ đến suy nghĩ và hành động của mỗi người, đặc biệt là lứa tuổi học sinh, kể cả việc giáo dục cũng bị tác động theo.
  2. Có vì đây là nguyên tắc cơ bản trong việc hình thành nhân cách cho con người.
  3. Không vì giáo dục và suy nghĩ của chính học sinh mới là thứ quyết định đến việc có mắc vào tệ nạn hay không.
  4. Không vì học sinh mắc vào tệ nạn chưa bao giờ quan tâm đến môi trường sống của mình.

Câu 4: Ý kiến nào sau đây là đúng về hậu quả của tệ nạn xã hội?

  1. Tệ nạn xã hội chỉ để lại hậu quả cho bản thân người mắc.
  2. Tệ nạn xã hội để lại hậu quả lớn nhất là cho gia đình.
  3. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho gia đình, nhưng không ảnh hưởng đến xã hội.
  4. Tệ nạn xã hội mang lại hậu quả cho bản thân, gia đình và xã hội.

Câu 5: “Gần đây, sau giờ tan trường, D thường rủ K đi chơi xóc đĩa ăn tiền. D chia sẻ trong lớp mình có rất nhiều bạn đã tham gia và kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, khi bị K từ chối với lí do là không có tiền để tham gia thì D đã đe doạ và ép buộc K đi cùng với các bạn của mình.”

Theo em, hành vi của D có vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không?

  1. Có vì D rủ rê, lôi kép, ép buộc người khác tham gia đánh bạc.
  2. Có vì D tham gia đánh bạc và rủ rê, lôi kép, ép buộc người khác tham gia đánh bạc.
  3. Không vì D không gây thương tích gì cho K.
  4. Không vì pháp luật không có quy định nào về việc rủ rê người khác đánh bạc.

Câu 6: “Gần đây, sau giờ tan trường, D thường rủ K đi chơi xóc đĩa ăn tiền. D chia sẻ trong lớp mình có rất nhiều bạn đã tham gia và kiếm được rất nhiều tiền. Tuy nhiên, khi bị K từ chối với lí do là không có tiền để tham gia thì D đã đe doạ và ép buộc K đi cùng với các bạn của mình.”

Nếu là K trong trường hợp này, em sẽ làm gì để không mắc vào tệ nạn cờ bạc?

  1. Em sẽ nhờ sự trợ giúp của bạn bè, thầy cô, gia đình hoặc các cơ quan chức năng.
  2. Em sẽ phản kháng bằng cách đánh trả, nếu bị thương thì D sẽ không dám tiếp tục ép buộc nữa.
  3. Em sẽ vào chơi và chơi thắng tất cả.
  4. Cờ bạc không được nhà nước quy định là một tệ nạn.

Câu 7: Theo em, những hành vi, việc làm nào dưới đây là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội?

  1. Gia đình có sự giáo dục phù hợp.
  2. Nhà trường luôn tổ chức các hoạt động vui chơi cho học sinh.
  3. Xã hội luôn tuyên truyền về tệ nạn xã hội.
  4. Người mắc tệ nạn xã hội không làm chủ được bản thân.

Câu 8: “Con ốm, nhưng chị M lại không đưa con đến bệnh viện khám chữa, mà lại tin ông X là thầy cúng trong làng. Mỗi lần cúng, ông X lại yêu cầu chị M đưa 10 triệu đồng, nhưng con chị vẫn không khỏi. Để lấy tiền cúng cho con, anh P là chồng chị M đã tổ chức đánh bạc nên đã bị công an bắt giữ.”

Các hành vi của ông X và anh P sẽ bị xử phạt như thế nào?

  1. Ông X sẽ bị phạt tiền (nặng hơn là cả đi tù), anh P vừa bị phạt tiền vừa phải đi tù.
  2. Ông X sẽ bị phạt tiền, anh P bị phạt tiền (nặng hơn là cả đi tù)
  3. Cả hai sẽ bị phạt tiền.
  4. Cả hai không bị xử phạt.

Câu 9: Em sẽ ứng xử như thế nào trong trường hợp bạn em mời hút heroin?

  1. Em sẽ đồng ý hút cùng vì được miễn phí thì tội gì không hút.
  2. Em sẽ từ chối và khuyên can bạn đừng dính dáng đến heroin nữa vì nó rất hại cho sức khoẻ, nếu không em sẽ báo công an.
  3. Em sẽ báo công an.
  4. Em sẽ đồng ý nếu bạn cho em nhiều heroin hơn.

Câu 10: “Do không có tiền ăn chơi, dù còn đang là một học sinh nhưng V đã chấp nhận bán dâm cho khách theo lời môi giới của bà Y và bị bắt ép uống rượu, bia hoặc hút thuốc lá. Đồng thời, bà Y còn đề nghị V lôi kéo thêm những người bạn của mình tham gia vào đường dây mại dâm. Vì được chia hoa hồng nên V đã dụ dỗ bạn L (15 tuổi) thực hiện hành vi bán dâm cho anh N.”

Dưới đây các hành vi vi phạm pháp luật của V và bà Y về phòng, chống tệ nạn xã hội. Ý nào không đúng?

  1. Bà Y môi giới mại dâm.
  2. Bà Y dụ dỗ, lôi kéo người khác tham gia hoạt động mại dâm.
  3. V bán dâm.
  4. V môi giới mại dâm.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

A

A

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

D

A

B

D

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ta không nên đồng tính với ý kiến nào sau đây?

  1. Phòng, chống tệ nạn xã hội là trách nhiệm của toàn dân.
  2. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, chỉ cần nhắc nhở để mọi người thay đổi hành vi.
  3. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, cần thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật.
  4. Để phòng, chống tệ nạn xã hội, nên thực hiện lối sống lành mạnh, an toàn.

Câu 2: “Con ốm, nhưng chị M lại không đưa con đến bệnh viện khám chữa, mà lại tin ông X là thầy cúng trong làng. Mỗi lần cúng, ông X lại yêu cầu chị M đưa 10 triệu đồng, nhưng con chị vẫn không khỏi. Để lấy tiền cúng cho con, anh P là chồng chị M đã tổ chức đánh bạc nên đã bị công an bắt giữ.”

Em hãy liệt kê các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội của ông X, anh P.

  1. Hành nghề mê tín dị đoạn, đánh bạc.
  2. Chữa bệnh bằng tâm linh, mở sòng bạc.
  3. Hãm hại người khác, trốn tránh công an
  4. Họ không vi phạm pháp luật.

Câu 3: Pháp luật nước ta không quy định điều nào dưới đây trong phòng, chống tệ nạn xã hội?

  1. Cấm đánh bạc dưới bất cứ hình thức nào; nghiêm cấm tổ chức đánh bạc.
  2. Nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan.
  3. Nghiêm cấm phụ huynh ép học sinh học tập quá mức quy định.
  4. Nghiêm cấm các hành vi mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, môi giới mại dâm, cưỡng bức bán dâm và bảo kê mại dâm.

Câu 4: Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm năm 2003?

  1. Mua dâm.
  2. Môi giới mại dâm.
  3. Bán dâm.
  4. Tố cáo hoạt động mại dâm.

Câu 5: Đâu không phải một hậu quả của tệ nạn xã hội?

  1. Gây tổn hại nghiêm trọng về mặt sức khoẻ, tinh thần, trí tuệ, thậm chí là tính mạng con người.
  2. Dẫn đến những tổn thất về kinh tế, tình trạng bạo lực và phá vỡ hạnh phúc của gia đình.
  3. Tác động đến những chuẩn mực trong việc dạy và học ở trường lớp và việc nghiên cứu khoa học ở đại học
  4. Ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội; chuẩn mực đạo đức; thuần phong mĩ tục và vi phạm các quy định pháp luật của Nhà nước

Câu 6: “Gia đình M sống ở một vùng quê nên còn nhiều khó khăn. Mỗi lần các em của M bị ốm, bố mẹ không đưa đến trạm y tế xã mà lại mời thầy cúng đến nhà làm lễ mong cho các em khỏi bệnh.”

Hành vi của bố mẹ M có thể gây ra hậu quả gì?

  1. Không gây ra hậu quả gì.
  2. Làm cho những đứa trẻ trở nên bị ám ảnh bởi hình ảnh của thầy cúng.
  3. Làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng của con mình và gây tổn thất về kinh tế.
  4. Cả B và C.

Câu 7: “K đã từng bị nghiện và đi cai nghiện thành công. Một lần tham gia sinh nhật, K thấy các bạn có ý định thử hút ma tuý. Từ những hậu quả mà bản thân trải qua, K đã khuyên ngăn các bạn là không nên thử.”

Em hãy nhận xét thái độ và hành vi của K trong trường hợp trên.

  1. Thái độ và hành vi của K là đúng đắn và kịp thời, tránh để bạn của mình trở thành nạn nhân của ma tuý.
  2. Hành vi của K thì đúng nhưng thái độ thì chưa phù hợp. K phải có một thái độ cương quyết.
  3. Thái độ và hành vi của K là thừa thãi, nếu chúng nó thích chết thì cứ để chúng nó chết.
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 8: Đâu là những tệ nạn xã hội phổ biến?

  1. Ma tuý, game online, cờ vua, cờ tướng
  2. Ma tuý, cờ bạc, mại dâm, mê tín
  3. Game online, đọc sách, nhảy dây, nhảy cầu
  4. Cá độ, cờ bạc, lô đề xổ số, gái gú

Câu 9: “Bà K tổ chức dịch vụ bói toán tại nhà”. Hành vi này có vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội không?

  1. Có vì pháp luật nước ta nghiêm cấm các hành vi mê tín dị đoan.
  2. Có vì pháp luật nước ta nghiêm cấm đưa bói toán thành dịch vụ kiếm tiền.
  3. Không vì pháp luật nước ta không cấm đoán hành vi mê tín dị đoan.
  4. Không vì bà K chỉ tổ chức bói toán tại nhà.

Câu 10: Hành vi nào dưới đây là tệ nạn xã hội?

  1. Anh Q thường xuyên sử dụng ma tuý.
  2. Chị M không xa lánh người bị nhiễm HIV.
  3. Bạn T luôn thực hiện nghiêm túc các nội quy của nhà trường.
  4. Bạn H đã từ chối việc hút thuốc lá khi bị bạn bè dụ dỗ.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

A

C

D

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

A

B

A

A

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 (6 điểm). Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả gì?

Câu 2 (4 điểm). Theo em, đâu là nguyên nhân gây ra các tệ nạn xã hội?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Hậu quả: Tệ nạn xã hội gây ra những hậu quả tiêu cực:

+ Sức khỏe, tâm lí, tính mạng, kinh tế của bản thân và gia đình

+ Ảnh hưởng của môi trường gia đình, môi trường xã hội tiêu cực

+ Làm tha hóa về nhân cách

+ Rối loạn về hành vi

+ Rơi vào lối sống buông thả

+ Dễ vi phạm pháp luật và phạm tội

+ Gây rối loạn trật tự xã hội

+ Cản trở sự phát triển của đất nước

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Nguyên nhân:

Do thiếu kiến thức, thiếu kỹ năng sống; do lười lao động, ham chơi, đua đòi, thích hưởng thụ; do ảnh hưởng của môi trường gia đình, môi trường xã hội tiêu cực;…

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1 (6 điểm). Học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng chống tệ nạn xã hội.

Câu 2 (4 điểm). Nêu những biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Chăm chỉ học tập, rèn luyện, nâng cao nhận thức, bổ sung kĩ năng, xây dựng lối sống giản dị, lành mạnh.

- Tuân thủ và tuyên truyền phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Phê phán, tố cáo các hành vi vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội.

- Tích cực tham gia các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội ở trường và địa phương

6 điểm

Câu 2

(4 điểm)

- Sống lành mạnh

- Tham gia các hoạt động thể dục, thể thao lành mạnh

- Chấp hành tốt các quy định của pháp luật, của nhà nước...

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Theo Bộ luật Hình sự năm 2015, người nào mua bán trái phép chất ma tuý thì bị phạt tù trong thời gian bao lâu?

  1. 1 đến 5 năm
  2. 2 đến 7 năm
  3. 3 đến 9 năm
  4. 4 đến 11 năm

Câu 2. Hình ảnh dưới đây nói về tệ nạn xã hội nào?

  1. Nghiện game
  2. Cờ bạc
  3. Nghiện ma tuý
  4. Nghiện rượu bia

Câu 3. Mọi hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tệ nạn xã hội sẽ:

  1. Bị xử lí theo quy định của pháp luật.
  2. Bị xử lí theo quy định của nhà trường.
  3. Được xử lí theo quy định của Trung ương Đảng.
  4. Được khoan hồng nếu người vi phạm là học sinh lớp 7

Câu 4. “Một số bạn trong lớp của H đã xem các video về đánh bài ăn tiền trên mạng xã hội. Do tò mò, các bạn có ý định rủ nhau tụ tập cùng chơi bài.”

Nếu là H trong tình huống trên em sẽ làm gì?

  1. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu đó là hành vi vi phạm pháp luật gây tổn thất về kinh tế và phải chịu trách nhiệm pháp lí.
  2. Em sẽ bảo các bạn là phải kiếm chỗ nào kín kín không thì người ta phát hiện ra người ta báo công an thì chết.
  3. Em sẽ vào đánh cùng và ăn hết tiền của các bạn đó.
  4. Em sẽ giải thích cho các bạn hiểu là sách GDCD 7 dạy là không nên chơi cờ bạc.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Thế nào là tệ nạn xã hội? Hãy kể tên một số tệ nạn xã hội mà em biết.

Câu 2 (2 điểm): Em hãy nêu những biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

A

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

- Tệ nạn xã hội là những hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội, vi phạm đạo đức và pháp luật mang tính phổ biến, gây hậu quả xấu về mọi mặt đối với đời sống xã hội

- Có nhiều loại tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện rượu, bia,…

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

2 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1. Tệ nạn xã hội là gì?

  1. Là hành vi được đánh giá là tệ và có thể gây nạn cho xã hội.
  2. Là hành vi sai lệch chuẩn mực đạo đức xã hội, vi phạm pháp luật, mang tính phổ biến và gây hậu quả xấu đối với cá nhân, gia đình và xã hội
  3. Là hành vi của một cá nhân, tổ chức, hay một nhóm người, tổ chức có tác động xấu đến xã hội, làm suy đồi giá trị văn hoá dân tộc.
  4. Cả B và C.

Câu 2. Hậu quả mà người mắc vào tệ nạn xã hội trong hình dưới đây đang phải gánh chịu là gì?

  1. Độc thân
  2. Tổn thương về tinh thần
  3. Tổn thương về thể xác
  4. Cả B và C.

Câu 3.  Hành vi nào sau đây không vi phạm quy định của Luật Phòng, chống ma tuý năm 2021?

  1. Lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.
  2. Hỗ trợ người nghiện ma tuý.
  3. Mua bán trái phép chất ma tuý.
  4. Xúi giục người khác sử dụng trái phép chất ma tuý.

Câu 4. “Gia đình M sống ở một vùng quê nên còn nhiều khó khăn. Mỗi lần các em của M bị ốm, bố mẹ không đưa đến trạm y tế xã mà lại mời thầy cúng đến nhà làm lễ mong cho các em khỏi bệnh.”

Nếu là M, em sẽ làm gì để ngăn cản hành vi của bố mẹ?

  1. Em không ngăn cản vì đó là một hành vi đúng đắn, thực tiễn.
  2. Em sẽ giải thích cho bố mẹ hiểu để không tin vào thầy cúng mà nên đưa các em nhỏ đi đến các sơ sở y tế để khám chữa bệnh.
  3. Em sẽ bảo bố mẹ phải yêu cầu thấy cúng xuất trình giấy phép hành nghề.
  4. Cả B và C.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (4 điểm): Tại sao phải phòng chống tệ nạn xã hội?

Câu 2 (2 điểm): Em hãy kể tên một số tệ nạn xã hội mà em biết.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

C

B

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(4 điểm)

Phòng tránh tệ nạn xã hội là nhằm mục đích tránh những hậu quả xấu của tệ nạn gây nên đối với con người và xã hội xung quanh. Nhưng hậu quả xấu mà có thể thấy như căn bệnh xã hội HIV/AIDS, tội phạm do tệ nạn gây nên, gia đình ly tán, kinh tế thụt giảm,... Những tác hại của tệ nạn này sẽ khiến cho con người, xã hội bị thụt lùi cả về đạo đức, văn hoá và kinh tế

4 điểm

Câu 2

(2 điểm)

Có nhiều loại tệ nạn xã hội như: ma túy, mại dâm, cờ bạc, mê tín dị đoan, nghiện rượu, bia,…

2 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Công dân 7 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay