Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 8 kết nối Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Địa lí 8 kết nối tri thức Bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Địa lí 8 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 9: THỔ NHƯỠNG VIỆT NAM
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tính chất nhiệt đới gió mùa được thể hiện trong thành phần tự nhiên nào?
- Khoáng sản.
- Thủy sản.
- Địa hình thổ nhưỡng.
- Thủy triều.
Câu 2: Đặc điểm nổi bật nhất của tài nguyên đất nước ta là
- Đất phì nhiêu, màu mỡ, tơi xốp.
- Ít chịu tác động của con người.
- Đất có tầng phong hóa dày, dễ bị rửa trôi.
- Đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
Câu 3: Đất bị xói mòn, rửa trôi theo các dòng chảy ra sông ngòi và bồi tụ ở vùng đồng bằng sẽ hình thành nên loại đất nào?
- Đất mùn.
- Đất phù sa.
- Đất phèn chua.
- Đá badan.
Câu 4: Loại đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở vùng nào?
- Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
- Tây Nguyên, Trung Du và miền núi Bắc Bộ.
Câu 5: Đất phù sa màu mỡ sông phân bố chủ yếu ở vùng nào sau đây?
- Bắc Trung Bộ, Đồng bằng sông Hồng.
- Đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long.
- Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long.
- Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ.
Câu 6: Đất mùn trên núi được hình thành trong điều kiện khí hậu như thế nào?
- Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới núi cao.
- Khí hậu cận nhiệt đới và ôn đới.
- Khí hậu cận xích đạo và cận nhiệt đới.
- Khí hậu ẩm gió mùa và khí hậu ôn đới.
Câu 7: Nguyên nhân chính làm cho tài nguyên đất của nước ta bị thoái hoá là
- Sức ép của dân số và sử dụng không hợp lí kéo dài.
- Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Có sự khác biệt lớn giữa các vùng về vốn đất.
- Địa hình đồi núi chiếm hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.
Câu 8: Vì sao nói Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi?
- Địa hình cao.
- Có một phần diện tích là đồi núi.
- Đồi núi góp phần quan trọng vào nền kinh tế.
- 3/4 diện tích là đồi núi.
Câu 9: Sự màu mỡ của đất feralit ở miền núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào
- Kĩ thuật canh tác của con người.
- điều kiện khí hậu ở các vùng núi.
- nguồn gốc đá mẹ khác nhau.
- quá trình xâm thực, bồi tụ.
Câu 10: Yếu tố quyết định đến thành phần khoáng vật, cơ giới của đất là:
- Địa hình.
- Thời gian.
- Đá mẹ.
- Tác động của con người.
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Sự màu mỡ của đất feralit ở miền núi nước ta phụ thuộc chủ yếu vào
- Kĩ thuật canh tác của con người.
- điều kiện khí hậu ở các vùng núi.
- nguồn gốc đá mẹ khác nhau.
- quá trình xâm thực, bồi tụ.
Câu 2: Đặc điểm nào sau đây không đúng với nhóm đất phù sa ở nước ta?
- Chua, giàu mùn, tơi xốp và giữ nước kém.
- Chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.
- Độ phì phụ thuộc vào đặc tính phù sa của các sông và chế độ canh tác.
- Có nhiều loại và phân bố ở nhiều nơi.
Câu 3: Đất phèn mặn chiếm diện tích lớn tập trung chủ yếu ờ vùng nào?
- Đồng bằng sông Cửu Long.
- Đồng bằng sông Hồng.
- Duyên hải miền Trung.
- Đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
Câu 4: Sự đa dạng của đất là không phải do các nhân tố:
- Khoáng sản.
- Sinh vật, tác động của con người.
- Đá mẹ.
- Địa hình, khí hậu, nguồn nước.
Câu 5: Nhóm đất mùn núi cao chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên?
- 20%.
- 25%.
- 11%.
- 15%.
Câu 6: Đất feralit ở nước ta có màu đỏ vàng là do?
- Các chất ba dơ dễ tan như Ca2+, K+ ... bị rửa trôi.
- Tích tụ ôxit sắt.
- Tích tụ ôxit nhôm.
- Tích tụ ôxit sắt và ôxit nhôm.
Câu 7: Nhóm đất feralit chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên?
- 45%.
- 75%.
- 55%.
- 65%.
Câu 8: Sự khác nhau cơ bản giữa đất phù sa ở Đồng bằng sông Hồng và đất phù sa của Đồng bằng sông Cửu Long là?
- Sự màu mỡ.
- Diện tích.
- Đất phần lớn bị nhiễm mặn, nhiễm phèn.
- Được bồi đắp hằng năm và không được bồi đắp hằng năm.
Câu 9: Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều đất phèn và đất mặn chủ yếu là do?
- Mùa lũ nước ngập trên diện rộng.
- Vùng có các ô trũng khó thoát nước.
- Mùa khô kéo dài, địa hình thấp, tiếp giáp biển.
- Có lượng mua thấp và thiếu giải pháp cải tạo.
Câu 10: Hình thành trên vùng đất mùn núi cao là
- Các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Các vùng chuyên canh cây lương thực.
- Các ruộng hoa màu, rau củ.
- Các cánh rừng đầu nguồn.
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm): Tính chất nhiệt đới gió mùa của lớp phủ thổ nhưỡng ở nước ta được thể hiện như thế nào?
Câu 2 (4 điểm): Vì sao phải đặt vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam?
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm). Nêu những nét đặc trưng về nhóm đất feralit
Câu 2 (4 điểm). Thoái hóa đất ảnh hưởng như thế nào đến nông nghiệp nước ta? Nêu những biểu hiện của thoái hóa đất ở Việt Nam.
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Hình thành trên vùng đất mùn núi cao là
- Các vùng chuyên canh cây công nghiệp.
- Các vùng chuyên canh cây lương thực.
- Các ruộng hoa màu, rau củ.
- Các cánh rừng đầu nguồn.
Câu 2. Nhóm đất feralit chiếm bao nhiêu phần trăm diện tích đất tự nhiên?
- 45%.
- 75%.
- 55%.
- 65%.
Câu 3. Tại sao ở nước ta lớp vỏ phong hóa của thổ nhưỡng rất dày?
- Đá mẹ dễ phong hóa.
- Nằm trong khu vực nhiệt đới.
- Địa hình dốc.
- Thời gian hình thành lâu.
Câu 4. Đặc tính chung của đất feralit đồi núi thấp là
- Nhiều sét, tơi xốp, ít chua.
- Ít chua, nghèo mùn, nhiều sét.
- Tơi xốp, ít chua, giàu mùn.
- Chua, nghèo mùn, nhiều sét.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Giải thích vì sao ở đồng bằng sông Cửu Long có nhiều đất phèn và đất mặn
Câu 2 (2 điểm): Nêu nguyên nhân đất ở dải đồng bằng duyên hải miền Trung độ phì nhiêu thấp, nhiều cát và ít phù sa sông.
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1. Đặc điểm nổi bật nhất của tài nguyên đất nước ta là
- Đất phì nhiêu, màu mỡ, tơi xốp.
- Ít chịu tác động của con người.
- Đất có tầng phong hóa dày, dễ bị rửa trôi.
- Đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm.
Câu 2. Vì sao nói Việt Nam là xứ sở của cảnh quan đồi núi?
- Địa hình cao.
- Có một phần diện tích là đồi núi.
- Đồi núi góp phần quan trọng vào nền kinh tế.
- 3/4 diện tích là đồi núi.
Câu 3. Có màu đỏ thẫm hoặc vàng, độ phì cao thích hợp với nhiều loại cây công nghiệp là đặc điểm của loại đất nào?
- Đất phù sa.
- Đất mặn, đất phèn.
- Đất mùn núi cao.
- Đất feralit.
Câu 4. Loại đất feralit trên đá badan phân bố chủ yếu ở vùng nào?
- Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
- Đông Nam Bộ, Bắc Trung Bộ.
- Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ.
- Tây Nguyên, Trung Du và miền núi Bắc Bộ.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1 (4 điểm): Tại sao đất feralit là loại đất chính của vùng đồi núi thấp ở nước ta
Câu 2 (2 điểm): Vì sao phải đặt vấn đề sử dụng và cải tạo đất ở Việt Nam?
=> Giáo án Địa lí 8 kết nối bài 9: Thổ nhưỡng Việt Nam