Trắc nghiệm địa lí 8 kết nối tri thức
Trắc nghiệm địa lí 8 kết nối tri thức. Trắc nghiệm có 4 phần: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần trắc nghiệm này sẽ hữu ích trong việc kiểm tra bài cũ, phiếu học tập, đề thi, kiểm tra...Tài liệu có file word và đáp án. Bộ câu hỏi trắc nghiệm sẽ giúp giảm tải thời gian trong việc chuẩn bị bài dạy. Chúc quý thầy cô dạy tốt môn địa lí 8 kết nối tri thức.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
CHƯƠNG 2: KHÍ HẬU VÀ THỦY VĂN VIỆT NAMBÀI 4: KHÍ HẬU VIỆT NAM(40 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (20 câu)
(40 câu)
A. TRẮC NGHIỆM
I. NHẬN BIẾT (20 câu)
Câu 1: Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới thể hiện?
- nhiệt độ trung bình năm dưới 200C.
- nhiệt độ trung bình năm trên 200C
- nhiệt độ trung bình năm 18-220C.
- nhiệt độ trung bình năm trên 250C
Câu 2: Tính chất nhiệt đới nước ta thể hiện như thế nào?
- lượng mưa hàng năm lớn
- nhiệt độ cao trung bình trên 250C.
- vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến và chịu tác động của biển Đông.
- tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn dương, nhiệt độ trung bình cao.
Câu 3: Tính chất ẩm của khí hậu nước ta thể hiện như thế nào?
- cân bằng ẩm dương, độ ẩm không khí trên 80%
- cân bằng ẩm âm, độ ẩm không khí dưới 85%
- cân bằng ẩm âm, độ ẩm không khí dưới 80%
- cân bằng ẩm dương, độ ẩm không khí trên 85%
Câu 4: Lượng mưa trung bình năm của nước ta là?
- 1500-2000mm.
- 2000-2500mm.
- 3000-3500mm.
- 3500-4000mm.
Câu 5: Phạm vi hoạt động của gió mùa Đông Bắc ở?
- A. Ở miền Bắc đến 110B.
- Ở miền Bắc đến dãy Bạch Mã.
- Ở miền Bắc đến Đà Nẵng.
- Từ Đà Nẵng đến 110B
Câu 6: Tác động của gió phơn Tây Nam khô nóng đến khí hậu nước ta là?
- gây ra thời tiết nóng, ẩm theo mùa
- tạo sự đối lập giữa Tây Nguyên và Đông Trường Sơn
- tạo kiểu thời tiết khô nóng, hoạt động từng đợt
- mùa thu, đông có mưa phùn
Câu 7: Gió Tây khô nóng hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta?
- Đông Bắc
- Tây Nguyên
- Nam Bộ
- Duyên hải miền Trung
Câu 8: Gió mùa mùa đông ở miền Bắc nước ta có đặc điểm?
- Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô.
- Hoạt động liên tục từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô và lạnh ẩm.
- Xuất hiện thành từng đợt từ tháng tháng 11 đến tháng 4 năm sau với thời tiết lạnh khô hoặc lạnh ẩm.
- Kéo dài liên tục suốt 3 tháng với nhiệt độ trung bình dưới 20ºC.
Câu 9: Gió mùa Đông Bắc hoạt động mạnh mẽ nhất ở khu vực nào của nước ta?
- Đông Bắc và đồng bằng Bắc Bộ.
- Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung bộ.
- Tây Bắc và Bắc Trung Bộ.
- Nam Bộ.
Câu 10: Tính chất của gió mùa Tây Nam vào giữa và cuối mùa hạ thể hiện?
- Gây mưa mùa hạ cho Nam Bộ, mưa tháng IX ở Trung Bộ.
- Gây mưa mùa hạ cho 2 miền Nam Bắc, mưa tháng IX ở Trung Bộ.
- Gây mưa lớn và kéo dài ở Nam Bộ và Tây Nguyên, khô nóng ở đồng bằng ven biển Trung Bộ.
- Gây mưa cho cả nước, mưa lớn ở đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên.
Câu 11: Đặc điểm khí hậu miền Nam nước ta có đặc điểm?
- Mùa hạ nóng ít mưa, mùa đông lạnh mưa nhiều.
- Mưa quanh năm.
- Mùa đông lạnh ít mưa, mùa hạ nóng mưa nhiều.
- Có 2 mùa mưa và khô rõ rệt.
Câu 12: Đặc điểm khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc là?
- Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh.
- Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh.
- Cận xích đạo gió mùa.
- Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh.
Câu 13: Miền Bắc nước ta có mùa đông lạnh là do ảnh hưởng của?
- Gió mùa Tây Nam.
- Gió mùa Đông Bắc.
- Tín Phong bán cầu Bắc.
- Tín phong bán cầu Nam.
Câu 14: Đặc điểm khí hậu vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ khác với vùng Bắc Trung Bộ là?
- Chịu ảnh hưởng của bão.
- Chịu tác động của gió Lào.
- Không có mùa đông lạnh.
- Mưa nhiều vào thu – đông.
Câu 15: Phương án nào sau đây không đúng khi nói về khí hậu của các vùng, miền nước ta?
- Miền Bắc có mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều.
- Miền Nam có 2 mùa: mùa khô và mùa mưa rõ rệt.
- Tây Nguyên có sự đối lập về mùa mưa và mùa khô.
- Đồng bằng ven biển Trung Trung Bộ có lượng mưa cao nhất nước ta.
Câu 16: Sự phân hóa thiên nhiên của vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo?
- Bắc – Nam.
- Đông – Tây.
- Độ cao.
- Tây- Đông.
Câu 17: Nguyên nhân tạo nên sự phân hóa khí hậu theo hướng Bắc – Nam ở nước ta do?
- Khoảng cánh giữa 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh cảng về phía bắc càng lớn.
- Sự gia tăng bức xạ Mặt Trời và giảm sút ảnh hưởng của khối không khí lạnh về phía nam.
- Gió mùa Tây Nam gây ảnh hưởng khác nhau ở miền bắc và miền nam.
- Bức chắn địa hình của dãy Bạch Mã kết hợp với gió đông bắc hoạt động mạnh từ 160B trở vào.
Câu 18: Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam vì?
- Miền Bắc có nền nhiệt cao hơn miền Nam.
- Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ cao hơn
- Miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam.
- Miền Nam ảnh hưởng gió mùa Tây Nam và vĩ độ thấp hơn
Câu 19: Ý nào sau đây không phải là biểu hiện của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
- Nền nhiệt độ cao.
- Hoạt động của gió mùa.
- Lượng mưa, độ ẩm lớn.
- Nhiệt độ và lượng mưa thấp.
Câu 20: Tính thất thường của khí hậu ảnh hưởng như thế nào đến sinh hoạt và sản xuất của người dân?
- Công tác dự báo thời tiết và xác định thời vụ gặp nhiều khó khăn.
- Đa dạng cơ cấu cây trồng.
- Trong nông nghiệp có thể trồng các cây có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới.
- Phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
Câu 1: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta quy định bởi?
- vị trí địa lí.
- vai trò của biển đông.
- sự hiện diện của các khối khí .
- hoạt động của gió mùa.
Câu 2: Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta được quy định bởi vị trí địa lí?
- tiếp giáp với vùng biển rộng lớn.
- nằm ở vùng ngoại chí tuyến.
- nằm trong vùng nội chí tuyến.
- nằm ở nơi trong 1 năm có 1 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
Câu 3: Ranh giới giữa hai miền khí hậu Bắc và Nam là dãy núi?
- Hoàng Liên Sơn.
- Bạch Mã.
- Trường Sơn Bắc.
- Trường Sơn Nam.
Câu 4: Nhân tố nào là nhân tố quyết định đến sự phân hóa Tây - Đông của khí hậu nước ta?
- Vĩ độ.
- Kinh độ.
- Gió mùa.
- Địa hình.
Câu 5: Từ tháng XI đến tháng IV năm sau ở nước ta loại gió chiếm ưu thế chủ yếu từ vĩ tuyến 160B trở vào là?
- gió mùa Đông Bắc.
- gió mùa Tây Nam.
- Tín Phong bán cầu Bắc.
- Tín phong bán cầu Nam.
Câu 6: Nguyên nhân nào sau đây tạo nên sự phân chia mùa khí hậu giữa các khu vực ở nước ta?
- Hoạt động của gió mùa.
- Ảnh hưởng của biển Đông.
- Địa hình bị chia cắt phức tạp.
- Đất nước kéo dài trên 150 vĩ tuyến.
Câu 7: Nguyên nhân chủ yếu gây mưa vào mùa hạ cho cả 2 miền Nam, Bắc và mưa vào tháng IX ở Trung Bộ là do?
- Gió Đông Bắc và dải hội tụ nhiệt đới.
- Gió Tây Nam cùng dải hội tụ nhiệt đới.
- Tác động của khối khí lạnh phương Bắc.
- Hoạt động mạnh của gió Tín Phong.
Câu 8: Mùa mưa của khu vực Đông Trường Sơn vào mùa nào?
- Mùa hạ
- Mùa thu
- Cuối hạ đầu thu
- Cuối thu đầu đông
Câu 9: Gió Đông Bắc thổi ở vùng phía nam đèo Hải Vân vào mùa đông thực chất là?
- Gió mùa mùa đông nhưng đã biến tính khi vượt qua dãy Bạch Mã.
- Một loại gió địa phương hoạt động thường xuyên suốt năm giữa biển và đất liền.
- Gió Mậu dịch ở nửa cầu Bắc hoạt động thường xuyên suốt năm.
- Gió mùa mùa đông xuất phát từ cao áp ở lục địa châu Á.
Câu 10: Cảnh quan nào sau đây tiêu biểu cho thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa của nước ta?
- Rừng cận nhiệt đới ẩm.
- Rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Xavan, bụi gai hạn nhiệt đới.
- Rừng hỗn hợp và rừng lá rộng.
III. VẬN DỤNG (7 CÂU)
Câu 1: Tại sao nước ta có tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm?
- Chịu ảnh hưởng của biển.
- Nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam.
- Chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 2: Nguyên nhân gây mưa lớn cho Nam Bộ và Tây Nguyên vào thời kì đầu mùa hạ là do ảnh hưởng của khối khí?
- Lạnh phương Bắc.
- Chí tuyến Bán Cầu Bắc.
- Chí tuyến Bán Cầu Nam.
- Bắc Ấn Độ Dương.
Câu 3: Thảm thực vật rừng của nước ta đa dạng về kiểu hệ sinh thái là do?
- Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, phân hóa phức tạp với nhiều kiểu khí hậu.
- Địa hình đồi núi thấp chiếm ưu thế, phân hóa phức tạp.
- Sự phong phú đa dạng của các nhóm đất.
- Vị trí nằm ở nơi giao thoa của các luồng di cư sinh vật.
Câu 4: Nước ta có điều kiện để tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng chủ yếu là nhờ?
- Có nhiều loại đất.
- Dự phân mùa của khí hậu.
- Kinh nghiệm sản xuất.
- Sông ngòi nhiều nước.
Câu 5: Nguyên nhân nào tạo ra tính chất gió mùa của khí hậu nước ta?
- Nằm trong vùng nội chí tuyến có Mậu dịch bán cầu Bắc hoạt động quanh năm.
- Chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của các khối khí hoạt động theo mùa.
- Hoat động của dải hội tụ nhiệt đới.
- Ở gần Xích đạo.
Câu 6: Nguyên nhân nào sao đây làm cho khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa?
- Lãnh thổ nước ta trải dài trên nhiều vĩ độ.
- Một năm nước ta có 2 lần Mặt Trời lên thiên đỉnh.
- Vị trí nước ta nằm trong khu vực nội chí tuyến và chịu tác động của biển Đông.
- Nhiệt độ cao, độ ẩm lớn.
Câu 7: Tác động của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa tới vùng núi đá vôi được thể hiện qua?
- Làm bề mặt địa hình bị cắt xẻ mạnh.
- Bào mòn lớp đất trên mặt tạo nên đất xám bạc màu.
- Tạo nên các hang động ngầm, suối cạn, thung khô.
- Tạo nên hẻm vực, khe sâu, sườn dốc.
IV. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
Câu 1: cho bảng số liệu
Nhiệt độ trung bình tại một số địa điểm
Địa điểm | Nhiệt độ trung bình tháng 1 (0C) | Nhiệt độ trung bình tháng 7 (0C) | Nhiệt độ trung bình năm (0C) | Biên độ nhiệt trung bình năm (0C) |
Lạng Sơn | 13.3 | 27.0 | 21.2 | 13.7 |
Hà Nội | 16.4 | 28.9 | 23.5 | 12.5 |
Vinh | 17.6 | 29.6 | 23.9 | 12.0 |
Huế | 19.7 | 29.4 | 25.1 | 9.7 |
Quy Nhơn | 23.0 | 29.7 | 26.8 | 6.7 |
TP. Hồ Chí Minh | 25.8 | 27.1 | 27.1 | 1.3 |
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?
- Nhiệt độ trung bình tháng 1 tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Nhiệt độ trung bình năm tăng dần từ Bắc vào Nam.
- Càng vào Nam, biên độ nhiệt trung bình năm càng chênh lệch lớn.
- Nhiệt độ trung bình tháng 7 không chênh lệch nhiều giữa các địa điểm.
Câu 2: Cho bảng sổ liệu: Lượng mưa lượng bốc hơi và cân bằng ẩm
Địa điểm | Lương mưa (mm) | Lượng bốc hơi (mm) | Cân bằng ẩm (mm) |
Hà Nội | 1667 | 989 | 678 |
Huế | 2868 | 1000 | 1868 |
TP. Hồ Chí Minh | 1931 | 1686 | 245 |
Nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên
- Lượng mưa thay đổi từ Bắc và Nam.
- Hà Nội có lượng mưa và cân bằng ẩm thấp nhất.
- Lượng bốc hơi càng vào Nam càng tăng.
- Huế có lượng mưa và cân bằng ẩm cao nhất.
Câu 3: Cho biểu đồ
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
- Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và TPHCM.
- Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và TPHCM.
- Lượng mưa, lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TPHCM.
- Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và Huế.
B. ĐÁP ÁN
I. NHẬN BIẾT (20 CÂU)
1. B | 2. D | 3. A | 4. A | 5. B | 6. C | 7. D | 8. C | 9. A | 10. B |
11. D | 12. A | 13. B | 14. C | 15. D | 16. B | 17. B | 18. C | 19. D | 20. A |
II. THÔNG HIỂU (10 CÂU)
1. A | 2. C | 3. B | 4. D | 5. C | 6. A | 7. B | 8. D | 9. C | 10. B |
III. VẬN DỤNG (7 CÂU)
1. B | 2. D | 3. A | 4. B | 5. B | 6. C | 7. C |
IV. VẬN DỤNG CAO (3 CÂU)
1. C | 2. B | 3. A |
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Trắc nghiệm tải về là bản word
- Có đủ trắc nghiệm các bài học + đáp án các câu hỏi
- Đã có đủ cả năm
PHÍ TÀI LIỆU:
- 200k/học kì - 250k/cả năm
CÁCH TẢI:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây thông báo và nhận trắc nghiệm
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án địa lí 8 kết nối tri thức
Từ khóa: trắc nghiệm địa lí 8 kết nối tri thức, đề trắc nghiệm địa lí 8 kết nối tri thức có đáp án, trắc nghiệm địa lí 8 kết nối tri thức trọn bộ, tổng hợp đề trắc nghiệm ôn tập địa lí 8 kết nối tri thức