Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 Kết nối Bài 11: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 11. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 11: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC DÂN TỘC

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây?

  • A. Các dân tộc sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có thể có đại biểu của mình trog hẹ thống các cơ quan nhà nước
  • B. Các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam đều phải sử dụng chung một thứ tiếng nói phổ thông
  • C. Việc thực hiện một số chính sách ưu tiên đối với học sinh, sinh viên là người dân tộc thiểu số sẽ làm cho họ không cố gắng, vươn lên trong học tập
  • D. Việc kì thị phân biệt về các thành phần dân tộc sẽ làm cho đất nước ngày một phát triển đi lên

Câu 2: Sự bình đẳng về văn hóa, giáo dục gữa các dân tộc được biểu hiện như thế nào?

  • A. Được tạo mọi điều kiện để giữ gìn được các nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền
  • B. Được phép giữ tiếng nói, chữ viết của mình
  • C. Được tạo điều kiện tiếp cận, hưởng thụ các giá trị văn hóa, giáo dục
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Em hãy cho biết định nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc là gì?

  • A. Là quyền của các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt theo trình độ phát triển, màu da, đa số, thiểu số,…
  • B. Là quyền được tự do phát biểu các ý kiến của mình trước một cộng đồng dân tộc
  • C. Là ai cũng được nhận các quyền lợi tương tương nhau khi có bất kì một sự kiện nào trong xã hội
  • D. Là các tất cả các dân tộc chỉ được tham gia vào các hoạt động riêng do nhà nước quy định cho từng dân tộc

Câu 4: Em hãy cho biết một số quyền bình đẳng giữa các dân tộc được nhà nước quy định là gì?

  • A. Chỉ có quyền bình đẳng về chính trị
  • B. Chỉ được quyền bình đẳng về giáo dục và đào tạo
  • C. Chỉ có quyền bình đẳng về văn hóa, giáo dục
  • D. Bình đẳng về chính trị, bình đẳng về kinh tế, bình đẳng về văn hóa giáo dục

Câu 5: Bình đẳng giữa các dân tộc tạo nên điều gì?

  • A. Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc
  • B. Là điều tạo ra khoảng cách giữa các dân tộc trong một Quốc gia
  • C. Làm cho các dân tộc ít người không tiếp cận được với các đại ngộ của nhà nước
  • D. Là sự thiếu tôn trọng đối với một số cộng đồng dân tộc trong một Quốc gia

Câu 6: Các hành vi phân biệt về giữa các dân tộc sẽ bị xử phạt như thế nào?

  • A. Không bị phạt vì đây là một hành vi ít xảy ra
  • B. Các hành vi phân biệt đối xử về dân tộc, màu da, thành phần xã hội sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
  • C. Bị xử phạt giam giữ có thời hạn
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 7: “Các dân tộc đều có quyền giữ gìn, sử dụng tiếng nói, chữ viết, nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc mình” là biểu hiện bình đẳng về mặt nào giữa các dân tộc?

  • A. Bình đẳng về kinh tế
  • B. Bình đẳng về chính trị
  • C. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục
  • D. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận

Câu 8: Ý sau đây thể hiện sự bình đẳng nào giữa các dân tộc “Nhân dân đồng bào dân tộc thiểu được quyền ứng cử và các cơ quan công quyền của Nhà nước”?

  • A. Bình đẳng về kinh tế
  • B. Bình đẳng về chính trị
  • C. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục
  • D. Bình đẳng về quyền lợi

Câu 9: Trong kì bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều được tham gia bầu cử. Điều này thể hiện quyền bình đẳng gì giữa các dân tộc?

  • A. Những người theo đạo khác nhau
  • B. Các dân tộc miền núi và đồng bằng
  • C. Các dân tộc, tôn giáo
  • D. Người theo đạo và không theo đạo

Câu 10: Lớp học nội trú của H có nhiều bạn là con em của đồng bào dân tộc thiểu số, do điều kiện sống thiếu thốn nên các bạn trong lớp H đã thực hiện quyên góp sách vở, gạo, rau để giúp các bạn có thêm được một phần nào chia sẻ, tiếp tục công việc học hành của mình. Theo em, các bạn trong lớp đã thực hiện tốt quyền gì giữa các dân tộc và nó được thể hiện qua điều gì?

  • A. Các bạn đã thể hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc, điều đó được thể hiện qua sự đùm bọc giúp đỡ của các bạn học sinh với nhau
  • B. Các bạn học sinh đã thể hiện tốt quyền được đi học của công dân, được thể hiện qua việc các bạn đã rất chăm chỉ học tập
  • C. Các bạn học sinh đã thực hiện rất tốt quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của người dân vì đã giúp đỡ bạn học trong khi bạn gặp khó khăn
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánADADA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBCBCA



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sự về bình đẳng về chính trị giữa các dân tộc được biểu hiện như thế nào?

  • A. Được nhà nước đảm bảo, tạo điều kiện để có thể phát triển kinh tế
  • B. Được nhà nước tạo điều kiện để mỗi dân tộc giữ gìn, phát huy và phát triển bản sắc của dân tộc
  • C. Các dân tộc đều có quyền, có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc và tham gia vào việc tổ chức và hoạt động của nhà nước
  • D. Các dân tộc đều được tạo điều kiện để có thể vươn lên phát triển, bổ sung các kiến thức kĩ năng cần thiết

Câu 2: Quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc ở Việt Nam được thể hiện qua các việc làm nào?

  • A. Nhà nước chỉ cung cấp các quyền lợi cho các vùng trọng điểm để phát triển kinh tế
  • B. Nhà nước đảm bảo và tạo điều kiện để các dân tộc có cơ hội phát triển về kinh tế
  • C. Nhà nước không quan tâm được hết đối với các vùng kinh tế nhỏ lẻ không đem lại những lợi nhuận cao cho đất nước
  • D. Thực hiện các chính sách hỗ trợ, đầu tư mạnh cho các vùng kinh tế trọng điểm Quốc gia

Câu 3: Sự bình đẳng về văn hóa, giáo dục gữa các dân tộc được biểu hiện như thế nào?

  • A. Được tạo mọi điều kiện để giữ gìn được các nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền
  • B. Được phép giữ tiếng nói, chữ viết của mình
  • C. Được tạo điều kiện tiếp cận, hưởng thụ các giá trị văn hóa, giáo dục
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Bình đẳng giữa các dân tộc tạo nên điều gì?

  • A. Là cơ sở của đoàn kết giữa các dân tộc và đại đoàn kết toàn dân tộc
  • B. Là điều tạo ra khoảng cách giữa các dân tộc trong một Quốc gia
  • C. Làm cho các dân tộc ít người không tiếp cận được với các đại ngộ của nhà nước
  • D. Là sự thiếu tôn trọng đối với một số cộng đồng dân tộc trong một Quốc gia

Câu 5: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc có ý nghĩa như thế nào trong việc thể hiện bản sắc dân tộc?

  • A. Che dấu các đặc điểm riêng của từng dân tộc
  • B. Có cơ hội được thể hiện các nét văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình
  • C. Làm mất đi sự đa dạng trong văn hóa, bản sắc của một Quốc gia
  • D. Tạo cơ hội cho các nội dung xuyên tạc về các dân tộc phát triển mạnh mẽ

Câu 6: “Các dân tộc đều có quyền giữ gìn, sử dụng tiếng nói, chữ viết, nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc mình” là biểu hiện bình đẳng về mặt nào giữa các dân tộc?

  • A. Bình đẳng về kinh tế
  • B. Bình đẳng về chính trị
  • C. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục
  • D. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận

Câu 7: Ý nghĩa của việc các dân tộc trong một Quốc gia gắn kết hòa đồng?

  • A. Có được nét đẹp văn hóa đa dạng
  • B. Nâng cao được ý thức trách nhiệm xây dựng quê hương đất nước
  • C. Là nguồn sức mạnh nội tại để chống lại các thế lực thù địch
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 8: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Người dân không phân biệt tầng lớp xã hội đều được nhận nền giáo dục như nhau
  • B. Khi tham gia vào việc kinh doanh các chủ thể kinh doanh đều sẽ nhận được các hỗ trợ của nhà nước theo như luật pháp hiện hành đã quy định
  • C. Tất cả các công dân khi đủ điều kiện đều sẽ được tham gia bầu cử
  • D. Nhà nước ưu tiên cho phát triển các văn hóa có sức ảnh hưởng lớn đối với các du khách nước ngoài

Câu 9: Lớp học nội trú của H có nhiều bạn là con em của đồng bào dân tộc thiểu số, do điều kiện sống thiếu thốn nên các bạn trong lớp H đã thực hiện quyên góp sách vở, gạo, rau để giúp các bạn có thêm được một phần nào chia sẻ, tiếp tục công việc học hành của mình. Theo em, các bạn trong lớp đã thực hiện tốt quyền gì giữa các dân tộc và nó được thể hiện qua điều gì?

  • A. Các bạn đã thể hiện tốt quyền bình đẳng giữa các dân tộc, điều đó được thể hiện qua sự đùm bọc giúp đỡ của các bạn học sinh với nhau
  • B. Các bạn học sinh đã thể hiện tốt quyền được đi học của công dân, được thể hiện qua việc các bạn đã rất chăm chỉ học tập
  • C. Các bạn học sinh đã thực hiện rất tốt quyền được bảo hộ về tính mạng và sức khỏe của người dân vì đã giúp đỡ bạn học trong khi bạn gặp khó khăn
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Ở nước ta bao giờ cũng có người dân tộc thiểu sô đại diện cho quyền lợi của các dân tộc ít người tham gia làm đại biểu Quốc hội. Điều này thể hiện điều gì?

  • A. Bình đẳng giữa các vùng miền
  • B. Bình đẳng giữa nhân dân miền núi và miền xuôi
  • C. Bình đẳng giữa các dân tộc trong lĩnh vực chính trị
  • D. Bình đẳng giữa các thành phần dân cư

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCDDAB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCDDAC



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Nêu hậu quả của việc các dân tộc trong đất nước không thực hiện quyền bình đẳng?

Câu 2:  Huyện X có nhiều đồng bào các dân tộc chung sống đoàn kết với nhau. Gần đây, xuất hiện một số phần tử có hành vi kích động chia rẽ khiến cho bà con các dân tộc hiểu lầm, mâu thuẫn với nhau. Chính quyền và các cơ quan chức năng tỉnh X sau một thời gian điều tra, theo dõi đã tìm được thủ phạm. Kẻ chủ mưu và đồng bọn đã bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật. Nhận xét về hành vi của các phần tử trong trường hợp trên. Theo em, hành vi đó có thể bị xử lí như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 - Xuất hiện sự bất bình đẳng kinh tế, xã hội phân hoá giàu – nghèo rõ rệt.  - Sự bóc lột của tầng lớp trên với tầng lớp dưới, phân biệt giai cấp, dân tộc là nguyên nhân gây ra các cuộc đấu tranh cách mạng → Ảnh hưởng về chính trị, dẫn đến sự sụp đổ của các nhà nước.  - Gây cản trở không nhỏ đến quá trình phát triển của đất nước khi trình độ văn hoá – giáo dục mất cân bằng, gia tăng khoảng cách và cơ hội phát triển giữa các dân tộc.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Hành vi của các phần tử trong trường hợp trên là hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng tương đối nghiêm trọng đến sự bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc.  - Theo Điều 116 Bộ luật Hình sự 2015 (trích), hành vi gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam có thể bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm đối với các trường hợp đặc biệt nghiêm trọng.

2 điểm

2 điểm


 

ĐỀ 2

Câu 1: Nêu 3 ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc?

Câu 2: Vị lãnh đạo kiệt xuất của phong trào Cách mạng vô sản Nga V.I.Lê-nin từng nhấn mạnh “Chúng ta đòi hỏi một sự bình đẳng tuyệt đối về mặt quyền lợi cho tất cả các dân tộc trong quốc gia và sự bảo vệ vô điều kiện các quyền lợi của mọi dân tộc ít người”. Giải thích ý nghĩa câu nói trên.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Ví dụ:

 - Hiến pháp 2013, điều 16 quy định: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội.  - Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa của các dân tộc: Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên trải rộng suốt 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng và chủ nhân của loại hình văn hóa đặc sắc này là cư dân các dân tộc Tây Nguyên: Bana, Xêđăng, Mnông, Cơho, Rơmăm, Êđê, Giarai...  - Nhà nước dành nguồn đầu tư tài chính để mở mang hệ thống trường, lớp ở vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào dân tộc và miền núi; có chính sách học bổng và ưu tiên con em đồng bào dân tộc vào học các trường chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Câu nói của V.I.Lê-nin đã nhấn mạnh việc bảo đảm bình đẳng về quyền lợi cho các dân tộc, đặc biệt là những dân tộc ít người. Dù là ai, ở địa vị, điều kiện hay hoàn cảnh nào đều có quyền được pháp luật bảo vệ.

Bình đẳng tuyệt đối ở đây có nghĩa là không phân biệt đa số hay thiểu số, sinh sống ở đồng bằng hay miền núi,… đều được Nhà nước và pháp luật tôn trọng, tạo điều kiện phát triển như nhau.

2 điểm

2 điểm


 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Em hãy cho biết một số quyền bình đẳng giữa các dân tộc được nhà nước quy định là gì?

  • A. Chỉ có quyền bình đẳng về chính trị
  • B. Chỉ được quyền bình đẳng về giáo dục và đào tạo
  • C. Chỉ có quyền bình đẳng về văn hóa, giáo dục
  • D. Bình đẳng về chính trị, bình đẳng về kinh tế, bình đẳng về văn hóa giáo dục

Câu 2: Em hãy cho biết định nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc là gì?

  • A. Là quyền của các dân tộc trong một quốc gia không bị phân biệt theo trình độ phát triển, màu da, đa số, thiểu số,…
  • B. Là quyền được tự do phát biểu các ý kiến của mình trước một cộng đồng dân tộc
  • C. Là ai cũng được nhận các quyền lợi tương tương nhau khi có bất kì một sự kiện nào trong xã hội
  • D. Là các tất cả các dân tộc chỉ được tham gia vào các hoạt động riêng do nhà nước quy định cho từng dân tộc

Câu 3: Các hành vi phân biệt về giữa các dân tộc sẽ bị xử phạt như thế nào?

  • A. Không bị phạt vì đây là một hành vi ít xảy ra
  • B. Các hành vi phân biệt đối xử về dân tộc, màu da, thành phần xã hội sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng
  • C. Bị xử phạt giam giữ có thời hạn
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 4: Lợi dụng việc đồng bào dân tộc không hiểu rõ giá cả của thị trường lao động, ông A đã thuê phần lớn nhân công là người dân tộc với công rẻ mạt. Theo em, hành động của ông A vi phạm điều gì?

  • A. Ông A làm tổn hại đến quyền lợi của công dân, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc
  • B. Ông A có đạo đức trong kinh doanh
  • C. Ông A đối xử rất chuẩn mực đối với nhân viên
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu khái niệm quyền bình đẳng giữa các dân tộc?

Câu 2: Nhận xét về hành vi của nhân vật, tổ chức trong các trường hợp sau:

  • a. Sau khi tốt nghiệp Đại học sư phạm, anh V xung phong xin về dạy ở một tỉnh miền núi để đem con chữ đến với các em nhỏ nơi đây.
  • b. Anh K biết một số bạn trong nhóm đăng thông tin trái quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc nhưng vẫn im lặng như không biết.

Câu 1: Em hãy cho biết một số quyền bình đẳng giữa các dân tộc được nhà nước quy định là gì?

  • A. Chỉ có quyền bình đẳng về chính trị
  • B. Chỉ được quyền bình đẳng về giáo dục và đào tạo
  • C. Chỉ có quyền bình đẳng về văn hóa, giáo dục
  • D. Bình đẳng về chính trị, bình đẳng về kinh tế, bình đẳng về văn hóa giáo dục

Câu 2: Sự bình đẳng về văn hóa, giáo dục gữa các dân tộc được biểu hiện như thế nào?

  • A. Được tạo mọi điều kiện để giữ gìn được các nét văn hóa đặc trưng của mỗi vùng miền
  • B. Được phép giữ tiếng nói, chữ viết của mình
  • C. Được tạo điều kiện tiếp cận, hưởng thụ các giá trị văn hóa, giáo dục
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: “Các dân tộc đều có quyền giữ gìn, sử dụng tiếng nói, chữ viết, nét đẹp văn hóa đặc trưng của dân tộc mình” là biểu hiện bình đẳng về mặt nào giữa các dân tộc?

  • A. Bình đẳng về kinh tế
  • B. Bình đẳng về chính trị
  • C. Bình đẳng về văn hóa, giáo dục
  • D. Bình đẳng về quyền tự do ngôn luận

Câu 4: Trong kì bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp năm 2016, những người đủ 18 tuổi trở lên không phân biệt dân tộc, tôn giáo đều được tham gia bầu cử. Điều này thể hiện quyền bình đẳng gì giữa các dân tộc?

  • A. Những người theo đạo khác nhau
  • B. Các dân tộc miền núi và đồng bằng
  • C. Các dân tộc, tôn giáo
  • D. Người theo đạo và không theo đạo

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Tại sao để thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, Nhà nước cần quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp?

Câu 2: Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật trong trường hợp sau

Anh A và chị B quen nhau được một thời gian và hai người quyết định tiến đến hôn nhân. Tuy nhiên, gia đình anh A phản đối vì cho rằng chị B là người dân tộc thiểu số. Gia đình còn yêu cầu anh A phải tìm người phù hợp để kết hôn. Biết được thông tin, cán bộ xã nơi anh A sinh sống đã tiếp xúc và giải thích cho gia đình anh về vấn đề bình đẳng giữa các dân tộc, không được cản trở hôn nhân tiến bộ. Sau khi được giải thích, gia đình anh A đã hiểu và đồng ý cho hai anh chị kết hôn.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDDCC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

 - Ở nước ta hiện nay, giữa các dân tộc vẫn tồn tại sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế, xã hội → Việc thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế giữa các dân tộc có một khoảng cách nhất định.  - Tương trợ, giúp nhau cùng phát triển là xu hướng tất yếu và khách quan trong quan hệ giữa các dân tộc. Nhà nước ta quan tâm đến các dân tộc thiểu số có trình độ phát triển kinh tế - xã hội thấp để rút ngắn khoảng cách, tạo điều kiện cho các dân tộc thiểu số có cơ hội vươn lên phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, tiến kịp trình độ chung của đất nước.

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

 - Việc làm của gia đình anh A là không đúng, thể hiện sự lạc hậu, phân biệt trong suy nghĩ và hành động đối với người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, sau khi được giải thích về vấn đề bình đẳng giữa các dân tộc, gia đình anh đã có thái độ hợp tác, sẵn sàng tìm hiểu và chấp nhận cho hai anh chị kết hôn.  - Việc làm của cán bộ xã nơi anh A sinh sống là biện pháp tích cực, góp phần thúc đẩy bình đẳng dân tộc, làm thay đổi tư tưởng và nhận thức của một bộ phận dân cư nhất định.

1,5 điểm

1,5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay