Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 Kết nối Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 13. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 13: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN TRONG VIỆC THAM GIA QUẢN LÍ NHÀ NƯỚC VÀ XÃ HỘI

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Em hãy cho biết khái niệm quản lí nhà nước là gì?

  • A. Quản lí nhà nước là hoạt động quản lí của khu vực tư nhân
  • B. Quản lí nhà nước là thực hiện phạm vi quản lí trong các cơ quan hành chính của nhà nước
  • C. Quản lí nhà nước là hoạt động quản lí đặc biệt, được thực hiện bằng quyền lực của nhà nước
  • D. Quản lí nhà nước là những người làm trong các lĩnh vực thuộc nhà nước quản lí mới phải thực hiện

Câu 2: Người trong độ tuổi nào dưới đây được đủ quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân?

  • A. Người đủ 16 tuổi trở lên
  • B. Người đủ 18 tuổi trở lên
  • C. Người đủ 20 tuổi trở lên
  • D. Người đủ 21 tuổi trở lên

Câu 3: Công dân có các quyền nào trong việc tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

  • A. Quyền bình đẳng
  • B. Quyền bầu cử
  • C. Quyền ứng cử đại biểu Quốc hội
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Hiến pháp 2013 quy định mọi công dân?

  • A. Đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và ứng cử
  • B. Đủ 21 tuổi trở lê có quyền bầu cử và ứng cử
  • C. Từ đủ 18 đến 21 tuổi có quyền bầu cử và ứng cử
  • D. Đủ 18 tuổi có quyền bầu cử, đủ 21 tuổi có quyền ứng cử

Câu 5: Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội dẫn đến hậu quả như thế nào?

  • A. Tích cực
  • B. Tiêu cực
  • C. Không ảnh hưởng gì
  • D. Tạo ra các bước phát triển vượt bậc

Câu 6: Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền?

  • A. Bầu cử đại biểu Quốc hội
  • B. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
  • C. Được biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý
  • D. Đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri

Câu 7: Việc làm nào dưới đây thể hiện quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội của công dân?

  • A. Bảo vệ môi trường
  • B. Vượt khó học tập
  • C. Nộp thuế đúng theo quy định
  • D. Bầu cử đại biểu Quốc hội

Câu 8: Việc làm nào sau đây được coi là tích cực tham gia quản lí nhà nước và xã hội như?

  • A. Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật đã ban hành
  • B. Chấp hành tốt các quy định của tổ dân phố
  • C. Tham gia các hoạt động nhằm giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 9: Công dân có quyền hạn như thế nào trong việc thực hiện các hành động nhằm thực hiện các quyền, nghĩa vụ về việc công dân tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

  • A. Tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước
  • B. Nhà nước tạo điều kiện cho nhân dân tham gia vào quá trình quản lí nhà nước, xã hội; công khai minh bạch trong việc tiếp nhận các ý kiến phản hồi của công dân
  • C. Nhà nước chỉ lắng nghe các đóng góp giúp thúc đẩy kinh tế của nhà nước đi lên
  • D. Đáp án A và B đúng

Câu 10: Từ độ tuổi nào công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân?

  • A. Từ đủ 17 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân
  • B. Từ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân
  • C. Từ đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân
  • D. Từ đủ 20 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCBDDB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDDDDC



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quyền ứng cử của công dân có thể được thực hiện bằng bao nhiêu con đường?

  • A. Một con đường duy nhất
  • B. Hai con đường
  • C. Ba con đường
  • D. Bốn con đường

Câu 2: “Hình thức dân chủ với những quy chế, thể chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng Nhà nước” là hình thức gì?

  • A. Hình thức dân chủ trực tiếp
  • B. Hình thức dân chủ gián tiếp
  • C. Hình thức dân chủ tập trung
  • D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa

Câu 3: Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội dẫn đến hậu quả như thế nào?

  • A. Tích cực
  • B. Tiêu cực
  • C. Không ảnh hưởng gì
  • D. Tạo ra các bước phát triển vượt bậc

Câu 4: Ngày 22/5 /2023, Việt Nam tiến hành bầu cử đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Công dân nào dưới đây đủ điều kiện được ứng cử khi có ngày sinh là?

  • A. 21/5/2000
  • B. 22/5/2001
  • C. 22/5/2002
  • D. 21/5/2002

Câu 5: Em hãy cho biết khái niệm quản lí nhà nước là gì?

  • A. Quản lí nhà nước là hoạt động quản lí của khu vực tư nhân
  • B. Quản lí nhà nước là thực hiện phạm vi quản lí trong các cơ quan hành chính của nhà nước
  • C. Quản lí nhà nước là hoạt động quản lí đặc biệt, được thực hiện bằng quyền lực của nhà nước
  • D. Quản lí nhà nước là những người làm trong các lĩnh vực thuộc nhà nước quản lí mới phải thực hiện

Câu 6: Vì sao Hiến pháp quy định công dân có quyền tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội?

  • A. Để không ai bị đối xử phân biệt trong xã hội
  • B. Để công dân bảo vệ lợi ích của riêng cá nhân mình
  • C. Để công dân toàn quyền quyết định công việc của Nhà nước và xã hội
  • D. Để đảm bảo cho công dân thực hiện quyền làm chủ, thực hiện trách nhiệm công dân đối với Nhà nước và xã hội

Câu 7: Những người thực hiện các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ quản lí nhà nước và xã hội sẽ bị xử lí như thế nào?

  • A. Bị phạt hành chính hoặc giam giữ vô thời hạn
  • B. Tùy vào mức độ vi phạm sẽ có hình thức phạt cụ thể
  • C. Bị phạt theo khung hình phạt nặng nhất
  • D. Bị xử phạt hình sự vô thời hạn

Câu 8: Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền?

  • A. Bầu cử đại biểu Quốc hội
  • B. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
  • C. Được biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý
  • D. Đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri

Câu 9: Khi phát hiện ra các sai lệch trong quá trình thực hiện chi trả tiền trợ cấp cho nhân dân, anh P đã trực tiếp đứng lên nói về các hậu quả mà việc này có thể đem lại trước toàn thể cán bộ địa phương. Việc làm của anh P có đúng hay không?

  • A. Việc làm của anh P là sai vì đó không phải quyền hạn của anh
  • B. Việc làm của anh P là đúng vì anh đã góp phần giúp các quy trình làm việc của Nhà nước ngày một được hoàn thiện hơn
  • C. Anh P không nên phát biểu trong các trường hợp có liên quan đến nhà nước để trách được các liên lụy không đáng có
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 10: Cơ quan nào dưới đây có thẩm quyền xem xét, quyết định trưng cầu ý dân?

  • A. Chủ tịch nước
  • B. Chính phủ
  • C. Quốc hội
  • D. Tòa án nhân dân tối cao

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBABDC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDBDBC



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Theo em, Hiến pháp quy định công dân có quyền và nghĩa vụ tham gia quản lí nhà nước và xã hội nhằm mục đích gì?

Câu 2:

  • a. Theo em, Vân có được quyền tham gia góp ý kiến không? Vì sao?
  • b. Vân có thể tham gia ý kiến bằng cách nào?

Câu 1: Nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội được thể hiện như thế nào?

Câu 2: Hệ thống đèn chiếu sáng trên nhiều trục đường ở xã M còn thưa thớt nên ở đây thường xây ra tai nạn giao thông. Vì thế, xã có chủ trương huy động người dân đóng góp kinh phí để lắp đặt thêm hệ thống đèn trên các trục đường này. Xã M đã lên kế hoạch triển khai công việc và tổ chức họp lấy ý kiến của người dân. Tại cuộc họp, các vấn đề liên quan được đưa ra bàn bạc công khai, dân chủ nên nhận được sự đồng thuận cao. Do đó, chỉ trong vòng một tuần, hệ thống đèn đường đã được chiếu sáng hiệu quả, an toàn.

Nhận xét về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Công dân có các nghĩa vụ trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội như:

 - Tuân theo các quy định của Hiến pháp vá pháp luật.  - Trung thành với Tổ quốc và bảo vệ Tổ quốc.  - Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.  - Tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng,...

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Xã M đã có những quyết định rất đúng đắn đóng góp kinh phí hỗ trợ cho xã lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng trên nhiều trục đường để giảm thiểu tai nạn giao thông.  - Chính quyền xã đã tổ chức họp lấy ý kiến của người dân và tất cả các vấn đề liên quan được bàn bạc công khai, dân chủ để đưa ra quyết định tốt nhất.

2 điểm

2 điểm


 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Công dân có các quyền nào trong việc tham gia quản lí nhà nước và xã hội?

  • A. Quyền bình đẳng
  • B. Quyền bầu cử
  • C. Quyền ứng cử đại biểu Quốc hội
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Em hãy cho biết khái niệm quản lí nhà nước là gì?

  • A. Quản lí nhà nước là hoạt động quản lí của khu vực tư nhân
  • B. Quản lí nhà nước là thực hiện phạm vi quản lí trong các cơ quan hành chính của nhà nước
  • C. Quản lí nhà nước là hoạt động quản lí đặc biệt, được thực hiện bằng quyền lực của nhà nước
  • D. Quản lí nhà nước là những người làm trong các lĩnh vực thuộc nhà nước quản lí mới phải thực hiện

Câu 3: Công dân gián tiếp tham gia quản lí Nhà nước, quản lí xã hội thông qua quyền?

  • A. Bầu cử đại biểu Quốc hội
  • B. Ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân
  • C. Được biểu quyết khi nhà nước trưng cầu dân ý
  • D. Đóng góp ý kiến với Quốc hội trong những lần đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri

Câu 4: Từ độ tuổi nào công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân?

  • A. Từ đủ 17 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân
  • B. Từ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân
  • C. Từ đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân
  • D. Từ đủ 20 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Dựa trên quyền của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội, em hãy cho biết ai là người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân? Nghĩa vụ của cử tri và nguyên tắc bỏ phiếu như thế nào?

Câu 2: Ông P và một số cán bộ hưu trí sinh sống tại quận H luôn quan tâm đến công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Khi có hội nghị lấy ý kiến người dân về dự thảo luật, ông đã tích cực tham gia góp ý kiến. Tuy nhiên, bạn ông P cho rằng đây không phải là trách nhiệm của mình nên không quan tâm. Em có nhận xét, đánh giá gì về hành vi thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở trường hợp trên?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDCDC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

 - Người có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân: Công dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên tính đến ngày trưng cầu ý dân.  - Nghĩa vụ của cử tri và nguyên tắc bỏ phiếu: Bỏ phiếu trưng cầu ý dân là quyền và nghĩa vụ của cử tri, mọi cử tri có trách nhiệm tham gia đầy đủ.

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

 - Ông P đã thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của một công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội khi tích cực tham gia góp ý về dự thảo luật tại hội nghị lấy ý kiến của người dân.  - Trách nhiệm của công dân không chỉ là đóng góp tiền bạc mà còn là hoạt động tích cực tham gia vào công tác xây dựng, đóng góp ý kiến hình thành chính sách pháp luật của đất nước.

1,5 điểm

1,5 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quyền ứng cử của công dân có thể được thực hiện bằng bao nhiêu con đường?

  • A. Một con đường duy nhất
  • B. Hai con đường
  • C. Ba con đường
  • D. Bốn con đường

Câu 2: “Hình thức dân chủ với những quy chế, thể chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết tham gia trực tiếp quyết định công việc của cộng đồng Nhà nước” là hình thức gì?

  • A. Hình thức dân chủ trực tiếp
  • B. Hình thức dân chủ gián tiếp
  • C. Hình thức dân chủ tập trung
  • D. Hình thức dân chủ xã hội chủ nghĩa

Câu 3: Việc làm nào sau đây được coi là tích cực tham gia quản lí nhà nước và xã hội như?

  • A. Tuân theo các quy định của Hiến pháp và pháp luật đã ban hành
  • B. Chấp hành tốt các quy định của tổ dân phố
  • C. Tham gia các hoạt động nhằm giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Cơ quan nào dưới đây có thẩm quyền xem xét, quyết định trưng cầu ý dân?

  • A. Chủ tịch nước
  • B. Chính phủ
  • C. Quốc hội
  • D. Tòa án nhân dân tối cao

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sẽ được giải quyết như thế nào?

Câu 2: Để thực hiện dự án xây dựng cầu bắc qua suối ở thôn C, xã A đã quyết định trích ngân sách địa phương để hỗ trợ người dân trong thôn 50% kinh phí, số còn lại chính quyền xã dự định huy động người dân đóng góp. Thôn C đã thông báo về việc tổ chức cuộc họp với mong muốn mọi người thảo luận và cho ý kiến về mức đóng góp kinh phí. Bác M rất hào hứng với thông tin trên nên từ sớm, bác đã sang nhà anh V để đi cùng anh. Nhưng anh V từ chối vì cho rằng xã đã có quyết định, nếu mọi người đến thì cũng không giải quyết được gì. Nếu là bác M, em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBADC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

 - Người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.  - Tuỳ theo tính chất và mức độ vi phạm mà phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm kỷ luật, nếu gây thiệt hại phải bồi thường (trách nhiệm dân sự).

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

 - Bác M nên cố gắng thuyết phục anh V tham gia cuộc họp, giải thích rõ tầm quan trọng của việc thảo luận và đóng góp ý kiến để đưa ra được quyết định tốt nhất cho cộng đồng.  - Nếu anh V vẫn từ chối, bác M có thể tìm cách thuyết phục những người khác trong thôn tham gia cuộc họp và đóng góp ý kiến của mình.

1,5 điểm

1,5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay