Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 Kết nối Bài 9. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 9. Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 9: QUYỀN BÌNH ĐẲNG CỦA CÔNG DÂN TRƯỚC PHÁP LUẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu được coi là sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với công dân trong các câu dưới đây?

  • A. Mọi công dân đều được quyền tự do chọn tín ngưỡng, tôn giáo của mình
  • B. Không được phép áp đặt phân biệt giới tính đối với công dân
  • C. Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây?

  • A. Trẻ em không có nghĩa vụ phải bảo vệ môi trường
  • B. Chỉ có thanh niên nam mới được tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ tổ quốc
  • C. Mỗi người được sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau vì thế nên không thể bình đẳng với nhau được
  • D. Mọi công dân khi có đủ điền kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh

Câu 3: Đâu là các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

  • A. Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ
  • B. Bình đẳng về các trách nhiệm pháp lí
  • C. Cả A và B đều sai
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 4: Đâu được coi là sự bình đẳng về pháp lí, trách nhiệm của công dân?

  • A. Các công dân đều có quyền được đến trường
  • B. Các công dân đều được phép theo tín ngưỡng tôn giáo riêng của mình
  • C. Nếu công dân có các hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí theo quy định của pháp luật
  • D. Mọi công dân đều không bị đối xử phân biệt về địa vị xã hội

Câu 5: Theo em, hai người có mức sống khác nhau cùng vi phạm một lỗi thì sẽ bị phạt như thế nào bởi luật nhà nước hiện hành?

  • A. Theo em, dù hai người có mức sống khác nhau nhưng nếu vi phạm thì sẽ bị phạt tương tự nhau vì các quyền thực hiện trách nhiệm pháp lí của mỗi người là như nhau
  • B. Người có mức sống thấp hơn sẽ bị phạt ít hơn
  • C. Người có mức sống cao hơn sẽ bị phạt nhiều hơn
  • D. Người có mức sống thấp hơn sẽ được xem xét và áp dụng các phạt không bị ảnh hưởng nhiều đến kinh tế

Câu 6: Vì sao cần quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

  • A. Để chứng mình cho các nước bạn thấy rằng thể chế chính trị của nước ta tốt, đáng để học tập 
  • B. Thể hiện sự phân biệt đối với những thành phần không cùng đẳng cấp chung
  • C. Thể hiện sự tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân trước pháp luật, không ai bị đối xử phân biệt, ai cũng có điều kiện như nhau để phát triển, vươn lên
  • D. Để chứng minh cho các quốc gia khác thấy rằng công dân của nước ta được đối xử rất tốt, được sống trong điều điện ấm no, tự do sống và tự phát triển

Câu 7: Việc nhà nước ban hành một số chính sách ưu tiên, đãi ngộ đối với học sinh, sinh viên người dân tộc thiểu số có ý nghĩa như thế nào trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

  • A. Chăm lo cho sự nghiệp học hành của trẻ em trên toàn quốc
  • B. Thể hiện quyền bình đẳng đối với tất cả mọi người, ai cũng được nhận các chính sách đãi ngộ như nhau
  • C. Thể hiện sự tạo điều kiện của nhà nước để mỗi cá nhân đều có thể phát triển đặc biệt là những người yếu thế hơn có điểm tựa để phát triển vươn lên, làm cho xã hội đoàn kết, dân chủ
  • D. Để người dân tộc thiểu số tự tin tiếp tục sự nghiệp học hành

Câu 8: Theo quy định của pháp luật, những hành vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt như thế nào?

  • A. Cần phải qua một quá trình kiểm tra xác minh lâu dài mới đưa ra các biện pháp giải quyết
  • B. Các vi phạm hành chính sẽ được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng
  • C. Các vi phạm hành chính được thực thi khi chỉ có riêng các cơ quan chức năng
  • D. Các vi phạm hành chính được xử lí thông qua các chính sách không công khai để đỡ làm mất thời gian của cả hai bên

Câu 9: Theo em nhận định nào dưới đây là đúng?

  • A. Chỉ nam giới mới được ưu tiên trong các quy định của pháp luật
  • B. Chỉ nữ giới mới được ưu tiên trong các quy định của pháp luật
  • C. Ai cũng có quyền bình đẳng trước pháp luật
  • D. Đáp án C đúng

Câu 10: Chị A và chị B có xích mích với nhau ngoài chợ nên đã bị công an xã đưa về trụ sở để xử lí, tại đó chị B đã cố gắng đút lót cho công an xã để nhận được phần đúng về mình. Em hãy dự đoán tình tiết tiếp theo của sự việc.

  • A. Công an sẽ nhận tiền của chị B và phán chị A có tội
  • B. Công an sẽ không nhận tiền của chị B, phạt chị B vì tội đút lót tiền cho người đang thi hành công vụ
  • C. Công an để hai chị tự giải quyết với nhau
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDDDCA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCCBDB



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu được coi là sự bình đẳng về pháp lí, trách nhiệm của công dân?

  • A. Các công dân đều có quyền được đến trường
  • B. Các công dân đều được phép theo tín ngưỡng tôn giáo riêng của mình
  • C. Nếu công dân có các hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lí theo quy định của pháp luật
  • D. Mọi công dân đều không bị đối xử phân biệt về địa vị xã hội

Câu 2: Theo em, quyền bình đẳng là gì?

  • A. Quyền bình đẳng là quyền mà không phải công dân nào cũng có được
  • B. Quyền bình đẳng là một quyền cơ bản của con người, là quyền được xác lập tư cách con người trước pháp luật, không bị pháp luật phân biệt đối xử, có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trước pháp luật
  • C. Là quyền và nghĩa vụ của các công dân phải thực hiện khi đủ tuổi thành niên
  • D. Là một tập hợp các quy chuẩn mà tất cả mọi người đều phải thực hiện

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không thể hiện sự bình đẳng giữa cha mẹ và con cái?

  • A. Cha mẹ cần tạo điều kiện học tập cho cả con gái và con trai
  • B. Cha mẹ cần quan tâm, chăm sóc con đẻ như con nuôi
  • C. Cha mẹ cần tôn trọng ý kiến của con
  • D. Cha mẹ có quyền yêu con gái hơn con trai

Câu 4: Em đồng tình với ý kiến nào sau đây?

  • A. Trẻ em không có nghĩa vụ phải bảo vệ môi trường
  • B. Chỉ có thanh niên nam mới được tham gia nghĩa vụ quân sự bảo vệ tổ quốc
  • C. Mỗi người được sinh ra trong hoàn cảnh khác nhau vì thế nên không thể bình đẳng với nhau được
  • D. Mọi công dân khi có đủ điền kiện theo quy định của pháp luật đều có quyền kinh doanh

Câu 5: Đâu là các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

  • A. Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ
  • B. Bình đẳng về các trách nhiệm pháp lí
  • C. Cả A và B đều sai
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 6: Anh, chị, em có bổn phận yêu thương, chăm sóc giúp đỡ nhau là biểu hiện của bình đẳng nào dưới đây trong quan hệ hôn nhân và gia đình?

  • A. Bình đẳng giữa anh, chị, em
  • B. Quan hệ giữa các thế hệ trong gia đình
  • C. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ
  • D. Bình đẳng về trách nhiệm

Câu 7: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

  • A. Bình đẳng trong kinh doanh
  • B. Bình đẳng trong quan hệ thị trường
  • C. Bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng 
  • D. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh

Câu 8: Theo quy định của pháp luật, những hành vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt như thế nào?

  • A. Cần phải qua một quá trình kiểm tra xác minh lâu dài mới đưa ra các biện pháp giải quyết
  • B. Các vi phạm hành chính sẽ được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan đúng thẩm quyền, đảm bảo công bằng
  • C. Các vi phạm hành chính được thực thi khi chỉ có riêng các cơ quan chức năng
  • D. Các vi phạm hành chính được xử lí thông qua các chính sách không công khai để đỡ làm mất thời gian của cả hai bên

Câu 9: Chị A và chị B có xích mích với nhau ngoài chợ nên đã bị công an xã đưa về trụ sở để xử lí, tại đó chị B đã cố gắng đút lót cho công an xã để nhận được phần đúng về mình. Em hãy dự đoán tình tiết tiếp theo của sự việc.

  • A. Công an sẽ nhận tiền của chị B và phán chị A có tội
  • B. Công an sẽ không nhận tiền của chị B, phạt chị B vì tội đút lót tiền cho người đang thi hành công vụ
  • C. Công an để hai chị tự giải quyết với nhau
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Gia đình ông P có xưởng sản xuất, chế tạo nhôm, chất thải của xưởng rất độc hại. Lợi dụng thời gian buông lỏng của chính quyền địa phương, nhà ông P thường xả thải các chất thải trực tiếp ra môi trường. Nếu em là người dân sống quanh khu dân cư em sẽ làm gì?

  • A. Mặc kệ chuyện của gia đình ông P
  • B. Đây là chuyện của cả một tập thể chứ không phải cá nhân nào, nên không cần can thiệp vào
  • C. Nên báo lại vụ việc của gia đình ông P cho cơ quan, chính quyền địa phương để có được các biện pháp ngăn chặn phù hợp
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCADDD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánAABBC



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý? Theo em, quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật có ý nghĩa gì đối với đời sống con người và xã hội?

Câu 2: Nhà văn người Pháp Anatole France từng nói “Luật pháp, với sự bình đẳng uy nghiêm, cấm cả người giàu lẫn người nghèo ngủ dưới cầu, ăn xin trên phố và trộm bánh mì.” Giải thích ý nghĩa câu nói trên theo cách hiểu của em.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,… nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Việc quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân, không ai bị phản biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo điều kiện để mỗi người, nhất là những người yếu thế có điều kiện phát triển, vươn lên, làm cho xã hội đoàn kết, dân chủ, công bằng, mọi người đều có cuộc sống ấm nó, tự do, hạnh phúc.

2 điểm

4 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Câu nói của Anatole France đã nhấn mạnh vào quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Dù là ai, ở bất cứ địa vị xã hội nào, người giàu hay người nghèo, đều xứng đáng được đối xử công bằng để không ai phải “ngủ dưới cầu” hay “ăn xin trên phố”. Tất cả mọi người đều có nghĩa vụ và phải chịu trách nhiệm như nhau khi có hành vi vi phạm pháp luật (trộm bánh mì).

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1: Thế nào là công dân bình đẳng về trách nhiệm pháp lý? Theo em, quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật có ý nghĩa gì đối với đời sống con người và xã hội?

Câu 2: Tòa án nhân dân huyện X mở phiên toà xét xử vụ án dân sự về tranh chấp tài sản giữa bà A và bà B. Tại phiên toà, Thẩm phán giải thích các đương sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, có các quyền do luật định, trong đó có quyền đưa ra chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Em hãy cho biết việc pháp luật quy định bà A và bà B có quyền đưa ra chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình có phải là biểu hiện của bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân không. Vì sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội,… nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì đều bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Việc quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân, không ai bị phản biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo điều kiện để mỗi người, nhất là những người yếu thế có điều kiện phát triển, vươn lên, làm cho xã hội đoàn kết, dân chủ, công bằng, mọi người đều có cuộc sống ấm nó, tự do, hạnh phúc.

2 điểm

4 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Việc pháp luật quy định bà A và bà B có quyền đưa ra chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình là biểu hiện của sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ của công dân vì:

 - Trong lĩnh vực dân sự, các đương sự đều được coi là bình đẳng, không có sự phân biệt đối xử.  - Tất cả các đương sự đều có quyền được sử dụng chứng cứ và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước pháp luật.

2 điểm

1 điểm

1 điểm



 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Theo em, hai người có mức sống khác nhau cùng vi phạm một lỗi thì sẽ bị phạt như thế nào bởi luật nhà nước hiện hành?

  • A. Theo em, dù hai người có mức sống khác nhau nhưng nếu vi phạm thì sẽ bị phạt tương tự nhau vì các quyền thực hiện trách nhiệm pháp lí của mỗi người là như nhau
  • B. Người có mức sống thấp hơn sẽ bị phạt ít hơn
  • C. Người có mức sống cao hơn sẽ bị phạt nhiều hơn
  • D. Người có mức sống thấp hơn sẽ được xem xét và áp dụng các phạt không bị ảnh hưởng nhiều đến kinh tế

Câu 2: Bình đẳng trong quan hệ thân nhân giữa vợ và chồng được thể hiện ở nội dung nào dưới đây?

  • A. Vợ chồng có quyền cùng nhau quyết định về kinh tế trong gia đình 
  • B. Vợ chồng tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau
  • C. Người vợ có quyền quyết định về việc nuôi dạy con
  • D. Người vợ cần làm công việc của gia đình nhiều hơn chồng để tạo điều kiện cho chồng phát triển

Câu 3: Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng là biểu hiện của bình đẳng trong lĩnh vực nào dưới đây?

  • A. Bình đẳng trong kinh doanh
  • B. Bình đẳng trong quan hệ thị trường
  • C. Bình đẳng trong tìm kiếm khách hàng 
  • D. Bình đẳng trong quản lý kinh doanh

Câu 4: Gia đình ông P có xưởng sản xuất, chế tạo nhôm, chất thải của xưởng rất độc hại. Lợi dụng thời gian buông lỏng của chính quyền địa phương, nhà ông P thường xả thải các chất thải trực tiếp ra môi trường. Nếu em là người dân sống quanh khu dân cư em sẽ làm gì?

  • A. Mặc kệ chuyện của gia đình ông P
  • B. Đây là chuyện của cả một tập thể chứ không phải cá nhân nào, nên không cần can thiệp vào
  • C. Nên báo lại vụ việc của gia đình ông P cho cơ quan, chính quyền địa phương để có được các biện pháp ngăn chặn phù hợp
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu khái niệm quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

Câu 2: Theo em, quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật có ý nghĩa gì đối với đời sống con người và xã hội?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánABAC

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật được hiểu là công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, nghề nghiệp, độ tuổi,... trước pháp luật đều được đối xử ngang bằng nhau, có cơ hội như nhau, không ai bị phân biệt đối xử trong việc hưởng quyền, thực hiện nghĩa vụ công dân và phải chịu trách nhiệm pháp lí khi vi phạm pháp luật.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Việc quy định quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật là tôn trọng sự khác biệt giữa các công dân, không ai bị phản biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội, tạo điều kiện để mỗi người, nhất là những người yếu thế có điều kiện phát triển, vươn lên, làm cho xã hội đoàn kết, dân chủ, công bằng, mọi người đều có cuộc sống ấm nó, tự do, hạnh phúc.3 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu được coi là sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với công dân trong các câu dưới đây?

  • A. Mọi công dân đều được quyền tự do chọn tín ngưỡng, tôn giáo của mình
  • B. Không được phép áp đặt phân biệt giới tính đối với công dân
  • C. Mọi công dân đều được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ của mình
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Đâu là các quy định cơ bản của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật?

  • A. Bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ
  • B. Bình đẳng về các trách nhiệm pháp lí
  • C. Cả A và B đều sai
  • D. Cả A và B đều đúng

Câu 3: Theo em, tình huống nào dưới đây thể hiện người dân Việt Nam được tự do theo các tín ngưỡng khác nhau?

  • A. Bà N được cử đi học lớp bổ túc các kĩ năng cần thiết để về phục vụ trong nhân dân 
  • B. Doanh nghiệp của anh B thực hiện việc đóng thuế đầy đủ với nhà nước
  • C. Gia đình bà H theo đạo Phật trong khi các hộ gia đình khác trong thôn hầu hết theo Đạo giáo
  • D. Em N được hỗ trợ tiền học phí do hoàn cảnh khó khăn

Câu 4: Trên đường đi học về em phát hiện ra một nhóm người đang thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật, em nên làm gì khi ở trong tình huống này?

  • A. Bỏ qua tình huống đó, không quan tâm
  • B. Tìm cách báo cho các cơ quan chức năng ở địa phương, để họ có cách giải quyết
  • C. Hét to để đáng lạc hướng của nhóm người
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Thế nào là công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ?

Câu 2: Em hãy viết đoạn văn ngắn thể hiện quan điểm của bản thân trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDDCB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Mọi công dân không phân biệt giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, độ tuổi.... nếu có đủ các điều kiện theo quy định của Hiến pháp, pháp luật thì đều được hưởng các quyền và phải thực hiện các nghĩa vụ pháp lý mà Hiến pháp, pháp luật đã quy định.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Theo quan điểm của em, việc thực hiện các quy định của pháp luật về quyền bình đẳng của công dân là cần thiết và không thể bỏ qua. Mỗi người dân đều có quyền được đối xử công bằng và không bị phân biệt đối xử bởi chủng tộc, tôn giáo hay giới tính.

Vì vậy, những hành động vi phạm quy định pháp luật này cần phải bị xử lý nghiêm minh để tôn trọng và giữ gìn quyền bình đẳng của mỗi công dân.

1,5 điểm

1,5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay