Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 Kết nối Bài 12: Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 12: QUYỀN BÌNH ĐẲNG GIỮA CÁC TÔN GIÁO

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Niềm tin tuyệt đối, không chứng minh vào sự tồn tại của những bản chất siêu nhiên gọi là gì?

  • A. Mê tín
  • B. Mê tín dị đoan
  • C. Tín ngưỡng
  • D. Sùng bái

Câu 2: Một số quy định cơ bản của nhà nước ta đối với các tôn giáo là gì?

  • A. Bình đẳng về quyền
  • B. Bình đẳng về nghĩa vụ
  • C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Nhà nước chỉ cho phép một số tôn giáo được hoạt động tín ngưỡng trên lãnh thổ Việt Nam
  • B. Các tôn giáo không được tư do đặt nơi thờ tự khi không được sự cho phép của pháp luật
  • C. Những người theo tôn giáo khác nhau dù ở bất kì đâu nếu vi phạm luật cũng đều sẽ bị xử lí theo quy định
  • D. Hành vi nghiêm cấm người theo tôn giáo không được thực hiện một số nghi thức cùng đại đa số người không theo tôn giáo

Câu 4: Việc làm nào dưới đây đúng trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo?

  • A. Tuyên truyền gia nhập đạo trong trường học
  • B. Tổ chức các lớp giáo lí cho người theo đạo
  • C. Cưỡng ép con cái đã thành niên theo tôn giáo mà mình đang theo
  • D. Khuyên nhủ người khác đi theo tôn giáo mà mình đang theo

Câu 5: Nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước công nhận gọi là?

  • A. Cơ sở tôn giáo
  • B. Tổ chức tín ngưỡng
  • C. Hoạt động tôn giáo
  • D. Hoạt động tín ngưỡng

Câu 6: Việc thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo cho thấy đường lối chủ trương như thế nào của Đảng và Nhà nước?

  • A. Thể hiện sự chia rẽ giữa các tín ngưỡng trong một Quốc gia dân tộc
  • B. Thể hiện chính sách đại đoàn kết tôn giáo của Đảng
  • C. Tạo điều kiện để các tôn giáo nêu cao ý thức, trách nhiệm của mình trong việc củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc
  • D. Đáp án B và C đúng

Câu 7: Người theo tôn giáo được phép làm gì trong các việc làm dưới đây?

  • A. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo
  • B. Xuất bản kinh sách và xuất bản ấn phẩm khác về tôn giáo
  • C. Dùng các lời lẽ miệt thị những người không theo tôn giáo
  • D. Đáp án C sai

Câu 8: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Người theo tôn giáo sẽ không được phép đi đến, tham gia vào các sự kiện được tổ chức bởi người không theo tôn giáo
  • B. Ngoài việc thực hiện tốt các nội quy của giáo hội, người theo tôn giáo còn thực hiện được rất nhiều các hoạt động thiện nguyện đáng khích lệ
  • C. Người theo tôn giáo được hưởng các quyền lợi và có các trách nhiệm với Nhà nước và xã hội như những người không theo tôn giáo
  • D. Được quyền lên tiếng để đòi lại các lợi ích thuộc về mình

Câu 9: Bà A là người theo giáo hội Phật giáo, bà A thường có các lời lẽ không tốt đẹp để nói về các hoạt động truyền giáo của các giáo phái khác. Theo em, việc làm của bà A đã thể hiện tốt về quyền bình đẳng của các tôn giáo hay chưa?

  • A. Bà A đã thực hiện tốt về các quyền thuộc tôn giáo mà bà A đang theo
  • B. Bà A chưa thể hiện tốt quyền bình đẳng giữa các tôn giáo do còn có các hành động, lời lẽ chưa phù hợp, miệt thị tôn giáo khác
  • C. Hành động của bà A thể hiện bà A là một người rất nhân văn trong các thể hiện tôn giáo mà mình đang theo
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 10: Theo em, các việc làm nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

  • A. Đọc các sách báo tìm hiểu về các loại hình tôn giáo khác nhau
  • B. Công dân không phân biệt tôn giáo đều được phép học tập, rèn luyện và phát triển bản thân
  • C. Mọi công dân dù theo bất kì tôn giáo nào cũng sẽ cùng hướng tới một lí tưởng tốt đẹp nhất, giúp cuộc sống tinh thần phát triển hơn
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCDCBA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDDABD



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận gọi là?

  • A. Tổ chức tôn giáo
  • B. Tổ chức tín ngưỡng
  • C. Hoạt động tôn giáo
  • D. Hoạt động tín ngưỡng

Câu 2: Nơi thờ tự, tu hành, nơi đào tạo người chuyên hoạt động tôn giáo, trụ sở của tôn giáo và các cơ sở khác của tôn giáo được nhà nước công nhận gọi là?

  • A. Cơ sở tôn giáo
  • B. Tổ chức tín ngưỡng
  • C. Hoạt động tôn giáo
  • D. Hoạt động tín ngưỡng

Câu 3: Một số quy định cơ bản của nhà nước ta đối với các tôn giáo là gì?

  • A. Bình đẳng về quyền
  • B. Bình đẳng về nghĩa vụ
  • C. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lí
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Theo em, quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được hiểu như thế nào?

  • A. Là sự ưu tiên các tôn giáo có đông người theo hơn
  • B. Là các tôn giáo đề có quyền hoạt động tôn giáo trong khuôn khổ của pháp luật; đều được bình đẳng trước pháp luật; những nơi thờ tự; tín ngưỡng, tôn giáo được pháp luật bảo hộ
  • C. Được phép thực hiện các hoạt động tín ngưỡng ở bất kì nơi nào, bất kì địa điểm nào
  • D. Được phép tổ chức các hoạt động tuyên truyền các nội dung không cho phép bởi pháp luật 

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Nhà nước chỉ cho phép một số tôn giáo được hoạt động tín ngưỡng trên lãnh thổ Việt Nam
  • B. Các tôn giáo không được tư do đặt nơi thờ tự khi không được sự cho phép của pháp luật
  • C. Những người theo tôn giáo khác nhau dù ở bất kì đâu nếu vi phạm luật cũng đều sẽ bị xử lí theo quy định
  • D. Hành vi nghiêm cấm người theo tôn giáo không được thực hiện một số nghi thức cùng đại đa số người không theo tôn giáo

Câu 6: Nhận định sau đây là đúng hay sai “Người có tôn giáo khi vi phạm pháp luật sẽ không bị xử phạt như những người không theo tôn giáo”.

  • A. Đúng vì tôn giáo khác nhau nên cách xử phạt cũng sẽ khác nhau
  • B. Đúng vì người theo tôn giáo sẽ có các hình phạt riêng biệt không giống với những người không theo tôn giáo
  • C. Sai vì pháp luật đã quy định dù có thuộc tôn giáo nào khi vị phạm sẽ vẫn bị xử lí theo quy định của pháp luật đã ban hành
  • D. Sai vì người theo tôn giáo sẽ bị phạt nặng hơn những người không theo tôn giáo

Câu 7: Đâu là hành vi thực hiện tốt các quy định mà nhà nước đã ban hành cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo?

  • A. Kích động các cuộc bạo loạn đòi quyền tự do trong vấn đề tôn giáo
  • B. Tuân thủ hiến chương, điều lệ, các quy định tôn giáo mà Nhà nước đã quy định
  • C. Không tham gia, hòa đồng với những người không theo tôn giáo
  • D. Thực hiện các hành vi chia rẽ đoàn kết các dân tộc

Câu 8: Nhận định nào sau đây là sai?

  • A. Người theo tôn giáo sẽ không được phép đi đến, tham gia vào các sự kiện được tổ chức bởi người không theo tôn giáo
  • B. Ngoài việc thực hiện tốt các nội quy của giáo hội, người theo tôn giáo còn thực hiện được rất nhiều các hoạt động thiện nguyện đáng khích lệ
  • C. Người theo tôn giáo được hưởng các quyền lợi và có các trách nhiệm với Nhà nước và xã hội như những người không theo tôn giáo
  • D. Được quyền lên tiếng để đòi lại các lợi ích thuộc về mình

Câu 9: Khi biết con trai L có tình cảm với M, mẹ của L đã phản đối kịch liệt vì hai người không có cùng tôn giáo. Theo em mẹ của L đã vi phạm về quyền bình đẳng giữa các?

  • A. Gia đình
  • B. Truyền thống
  • C. Tôn giáo
  • D. Dân tộc

Câu 10: Khi được chị H ngỏ lời muốn lấy chồng, bố của chị H là ông M đã ngăn cản kịch liệt việc không cho chị kết hôn với người khác đạo. Hành vi của ông M đã xâm phạm đến quyền bình đẳng của ai?

  • A. Giữa các địa phương
  • B. Giữa các nhà thờ
  • C. Giữa các tôn giáo
  • D. Giữa các gia đình

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánAADBC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCBACC



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Nêu 3 ví dụ chứng tỏ Nhà nước quan tâm tạo điều kiện thực hiện quyền bình đẳng về kinh tế, văn hóa, giáo dục giữa các dân tộc?

Câu 2: Nêu hậu quả của việc các dân tộc trong đất nước không thực hiện quyền bình đẳng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Ví dụ:

 - Hằng năm duy trì tổ chức Đại hội Đại biểu Phật giáo toàn quốc với sự tham gia của các ban ngành, đoàn thể, cá nhân: Chủ tịch nước, Chủ tịch uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban Tôn giáo chính phủ,…  - Từ năm 2018 -2021, Nhà nước đã cấp phép xuất bản hơn 2.000 ấn phẩm tôn giáo, trong đó có nhiều xuất bản phẩm được dịch ra tiếng Anh, Pháp, tiếng dân tộc và có 25 tờ báo, tạp chí của các tôn giáo đang hoạt động.  - Năm 2022 chính quyền các cấp đã cấp phép xây dựng, sửa chữa, cải tạo cho 486, tăng 60 cơ sở thờ tự tôn giáo so với năm 2021.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Xuất hiện sự phân biệt đối xử, thậm chí là tẩy chay giữa những người có tôn giáo và không có tôn giáo.  - Lợi dụng quyền bình đẳng tôn giáo để thực hiện những hành vi đi ngược giáo lí tôn giáo, đạo đức con người và trái với quy định của pháp luật.  - Có hành vi cung cấp, chia sẻ, cổ xuý mê tín dị đoan, không phù hợp với thuần phong mỹ tục, lừa đảo, gây thiệt hại đến người và của.

1,5 điểm

1,5 điểm

1 điểm


 

ĐỀ 2

Câu 1: Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ giữa các tôn giáo được thể hiện như thế nào?

Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây?

  • a. Các tôn giáo đều có quyền hoạt động theo ý muốn của mình.
  • b. Bình đẳng giữa các tôn giáo là các tôn giáo khác nhau được hưởng quyền và nghĩa vụ như nhau theo quy định của pháp luật.

Câu 1: Tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận gọi là?

  • A. Tổ chức tôn giáo
  • B. Tổ chức tín ngưỡng
  • C. Hoạt động tôn giáo
  • D. Hoạt động tín ngưỡng

Câu 2: Việc làm nào dưới đây không đúng với trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo?

  • A. Tổ chức các hoạt động từ thiện tại địa phương
  • B. Tham gia đầy đủ các hoạt động lễ hội của tôn giáo mình
  • C. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở khu dân cư
  • D. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động chiến tranh

Câu 3: Người theo tôn giáo được phép làm gì trong các việc làm dưới đây?

  • A. Tổ chức sinh hoạt tôn giáo
  • B. Xuất bản kinh sách và xuất bản ấn phẩm khác về tôn giáo
  • C. Dùng các lời lẽ miệt thị những người không theo tôn giáo
  • D. Đáp án C sai

Câu 4: Khi được chị H ngỏ lời muốn lấy chồng, bố của chị H là ông M đã ngăn cản kịch liệt việc không cho chị kết hôn với người khác đạo. Hành vi của ông M đã xâm phạm đến quyền bình đẳng của ai?

  • A. Giữa các địa phương
  • B. Giữa các nhà thờ
  • C. Giữa các tôn giáo
  • D. Giữa các gia đình

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu khái niệm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

Câu 2: Nhận xét về hành vi của nhân vật, tổ chức trong các trường hợp sau:

  • a. Gia đình anh A có hành vi cản trở, ngăn cấm anh A trở thành tín đồ của tôn giáo M (đang hoạt động hợp pháp) mặc dù anh rất thích và muốn gia nhập.
  • b. Anh K biết một số bạn trong nhóm đăng thông tin trái quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các tôn giáo nhưng vẫn im lặng như không biết.

Câu 1: Tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lí, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận gọi là?

  • A. Tổ chức tôn giáo
  • B. Tổ chức tín ngưỡng
  • C. Hoạt động tôn giáo
  • D. Hoạt động tín ngưỡng

Câu 2: Việc làm nào dưới đây không đúng với trách nhiệm của công dân có tín ngưỡng, tôn giáo?

  • A. Tổ chức các hoạt động từ thiện tại địa phương
  • B. Tham gia đầy đủ các hoạt động lễ hội của tôn giáo mình
  • C. Vận động đồng bào có đạo tham gia giữ gìn an ninh trật tự ở khu dân cư
  • D. Lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động chiến tranh

Câu 3: Đâu là hành vi thực hiện tốt các quy định mà nhà nước đã ban hành cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động tôn giáo?

  • A. Kích động các cuộc bạo loạn đòi quyền tự do trong vấn đề tôn giáo
  • B. Tuân thủ hiến chương, điều lệ, các quy định tôn giáo mà Nhà nước đã quy định
  • C. Không tham gia, hòa đồng với những người không theo tôn giáo
  • D. Thực hiện các hành vi chia rẽ đoàn kết các dân tộc

Câu 4: Theo em, các việc làm nào sau đây thể hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo?

  • A. Đọc các sách báo tìm hiểu về các loại hình tôn giáo khác nhau
  • B. Công dân không phân biệt tôn giáo đều được phép học tập, rèn luyện và phát triển bản thân
  • C. Mọi công dân dù theo bất kì tôn giáo nào cũng sẽ cùng hướng tới một lí tưởng tốt đẹp nhất, giúp cuộc sống tinh thần phát triển hơn
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Các tôn giáo bình đẳng với nhau về trách nhiệm pháp lí được quy định ra sao? Cho ví dụ.

Câu 2: Vì lí do cá nhân, anh M thôi sinh hoạt tôn giáo A. Tuy nhiên, anh M lại có hành vi làm, phát tán các tà liệu có nội dung gây chia rẽ giữa những người theo tôn giáo A và những người không theo tôn giáo. Điều này làm mất an ninh trật tự tại địa phương, đi ngược lại với chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Em có nhận xét gì về hành vi của anh M?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánADBD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

 - Các tổ chức tôn giáo, cũng như người theo các tôn giáo khác nhau dù ở bất kì cương vị nào nếu vi phạm pháp luật cũng đều bị xử lí theo pháp luật.  - Ví dụ: Điều 116. Tội phá hoại chính sách đoàn kết (trích)

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm:

c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với các tổ chức chính trị - xã hội;

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

 - Hành vi của anh M đã vi phạm quyền bình đẳng giữa các tôn giáo, gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân và với các tổ chức chính trị - xã hội.

Hành vi vi phạm pháp luật, dẫn đến mất an ninh trật tự tại địa phương, đi ngược lại với chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước.

1,5 điểm

1,5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay