Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 Kết nối Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 1: Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 1: CẠNH TRANH TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Việc cạnh tranh lành mạnh đem lại những lợi ích gì?
A. Tạo động lực cho sự phát triển
B. Tạo môi trường kinh doanh luôn nhộn nhịp
C. Có điều kiện để ứng dụng được các khoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ của người lao động
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 2: Để cạnh tranh được với các đối thủ trên thị trường, các chủ thể kinh tế cần phải áp dụng điều gì quá trình tạo ra sản phẩm của mình?
A. Áp dụng các tiến bộ của khoa học kĩ thuật
B. Học hỏi các phương thức làm việc, cải tiến cách làm việc
C. Đáp án A và B đều đúng
D. Đáp án A và B đều sai
Câu 3: Theo em, khái niệm cạnh tranh được định nghĩa như thế nào?
A. Các hành động giúp đỡ nhau cùng đạt được mục tiêu chung
B. Là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được mục đích mà mình muốn có được
C. Là hành vi thực hiện tất cả vì mục tiêu chung của cả tập thể không quan tâm đến bản thân mình
D. Là hành vi dùng địa vị của mình để uy hiếp một thế lực nhỏ bé để nhằm mục đích chiếm đoạt đi các nguồn lợi về kinh tế
Câu 4: Trong nền kinh tế thị, hoạt động doanh của các chủ thể kinh tế được quy định như thế nào?
A. Phải xây dựng mô hình kinh doanh của mình theo như các quy ước đã được thiết lập sẵn
B. Các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường
C. Các chủ thể kinh tế chỉ được mua các mặt hàng được cấp phép bởi các hiệp hội kinh doanh
D. Các hoạt động mua bán phải được cấp phép thực hiện thông qua một bên trung gian
Câu 5: Cạnh tranh lành mạnh là như thế nào?
A. Là sự cạnh tranh ngầm nhằm phá hoại đối thủ kinh doanh của mình bằng các cách bỉ ổi
B. Là sự ganh đua một cách hợp pháp, trong sạch, đàng hoàng giữa các nhà kinh doanh
C. Sử dụng các thủ đoạn mờ ám, bất chính nhằmg loại bỏ đối thủ, tranh giành thị trường
D. Là thực hiện các chiêu trò không chính đáng để cạnh tranh với đối thủ kinh doanh
Câu 6: Vì sao các hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại cần bị phê phán và lên án?
A. Vì các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang lại những ảnh hưởng tích cực cho đời sống xã hội
B. Vì có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến thị trường kinh doanh và tác động xấu đến đời sống xã hội
C. Mang lại những chuyển biến tích cực đế thị trường kinh doanh
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Nêu sự khác nhau giữa việc cạnh tranh lành mạnh và cạnh tranh không lành mạnh?
A. Chúng đều là cạnh tranh không có sự khác nhau nào hết
B. Cạnh tranh lành mạnh tạo được ra giá trị tích cực thúc đẩy nhu cầu của xã hội, cạnh tranh không lành mạnh có thể có các ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống xã hội
C. Việc cạnh tranh lành mạnh được khuyến khích để tạo ra mô trường cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường
D. Cạnh tranh không lành mạnh nên bị lên án, phê phán
Câu 8: Vì sao các chủ thể kinh tế cần phải cạnh tranh với nhau trong nền kinh tế trị trường?
A. Để loại bỏ bớt một số đối thủ
B. Để có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, thu được các lợi ích tối đa
C. Để triệt phá việc kinh doanh của đối thủ
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 9: Hộ ông T có một chuỗi kinh doanh hải sản tươi sống, đối thủ của ông T là ông K cũng có hình thức kinh doanh tương tự. Để có thể vượt qua được hộ ông K, ông T thuê người tung tin đồn thất thiệt về chất lượng nguồn hải sản nhà ông K, khiến hộ nhà ông K mất khách trong một thời gian dài. Cách thức cạnh tranh của ông T đã được coi là cạnh tranh lành mạnh hay chưa?
A. Cách cạnh tranh của ông T đã mang lại hiệu quả kinh doanh đáng kể
B. Hình thức cạnh tranh của hộ ông T không được coi là hình thức cạnh tranh lành mạnh vì đã làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của nhà ông K
C. Hình thức cạnh tranh của hộ ông T đã giúp ông K có được thêm bài học quan trọng trong việc làm ăn và kinh doanh
D. Hình thức cạnh tranh của ông T làm cho thị trường kinh tế thị trường ngày một phát triển rộng mở
Câu 10: Công ty may mặc P tham khảo nhập các thiết bị may mặc hiện đại với công suất làm việc đáng kinh ngạc để áp dụng cho nhân viên trong công xưởng sử dụng. Việc cạnh tranh đã tạo ra điều gì trong tình huống vừa nêu?
A. Để cạnh tranh được với các đối thủ, chủ thể kinh tế không cần thay đổi bất cứ điều gì trong quá trình làm việc
B. Cạnh tranh khiến các doanh nghiệp phải thay đổi cách thức sản xuất, áp dụng các máy móc hiện đại để có thể tạo ra năng suất cao hơn
C. Việc cạnh tranh đã khiến công ty P thay đổi hình thức kinh doanh mới
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | D | C | B | B | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | B | B | B | B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trong nền kinh tế thị, hoạt động doanh của các chủ thể kinh tế được quy định như thế nào?
A. Phải xây dựng mô hình kinh doanh của mình theo như các quy ước đã được thiết lập sẵn
B. Các chủ thể kinh tế được tự do sản xuất kinh doanh, mua bán hàng hóa trên thị trường
C. Các chủ thể kinh tế chỉ được mua các mặt hàng được cấp phép bởi các hiệp hội kinh doanh
D. Các hoạt động mua bán phải được cấp phép thực hiện thông qua một bên trung gian
Câu 2: Các chủ thể kinh tế không ngừng cạnh tranh về giá cả và chất lượng của sản phẩm đưa ra thị trường đối tượng hưởng lợi từ đó có thể là ai?
A. Người đóng vai trò điều tiết trong nền kinh tế thị trường
B. Người tiêu dùng
C. Người nhập các nguyên liệu sản xuất
D. Các chủ thể kinh tế khác
Câu 3: Theo em, khái niệm cạnh tranh được định nghĩa như thế nào?
A. Các hành động giúp đỡ nhau cùng đạt được mục tiêu chung
B. Là hành động ganh đua, đấu tranh chống lại các cá nhân hay các nhóm, các loài vì mục đích giành được mục đích mà mình muốn có được
C. Là hành vi thực hiện tất cả vì mục tiêu chung của cả tập thể không quan tâm đến bản thân mình
D. Là hành vi dùng địa vị của mình để uy hiếp một thế lực nhỏ bé để nhằm mục đích chiếm đoạt đi các nguồn lợi về kinh tế
Câu 4: Việc cạnh tranh lành mạnh đem lại những lợi ích gì?
A. Tạo động lực cho sự phát triển
B. Tạo môi trường kinh doanh luôn nhộn nhịp
C. Có điều kiện để ứng dụng được các khoa học kĩ thuật, nâng cao trình độ của người lao động
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 5: Cạnh tranh kinh tế là gì?
A. Là hình thức mua bán trao đổi hàng hóa giữa các chủ thể kinh tế
B. Là sự tranh đua giữa các chủ thể kinh tế nhằm có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, qua đó thu được lợi ích tối đa
C. Là các hành vi kinh doanh tiêu cực trên thị trường
D. Là hành động không được khuyến khích khi tham gia kinh doanh trong nền kinh tế thị trường
Câu 6: Vì sao các hành vi cạnh tranh không lành mạnh lại cần bị phê phán và lên án?
A. Vì các hành vi cạnh tranh không lành mạnh mang lại những ảnh hưởng tích cực cho đời sống xã hội
B. Vì có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến thị trường kinh doanh và tác động xấu đến đời sống xã hội
C. Mang lại những chuyển biến tích cực đế thị trường kinh doanh
D. Tất cả các đáp án trên đều đúng
Câu 7: Ý kiến nào sau đây là đúng?
A. Cạnh tranh chỉ diễn ra giữa những người cùng bán một loại hàng hóa nào đó
B. Cạnh tranh lành mạnh là tìm được cách làm cho đối thủ của mình không có chỗ đứng trên thị trường
C. Muốn cạnh tranh lành mạnh trước hết, cần phải tôn trọng đối thủ
D. Cạnh tranh chỉ diễn ra ở nơi có nền kinh tế thị trường phát triển
Câu 8: Vì sao các chủ thể kinh tế cần phải cạnh tranh với nhau trong nền kinh tế trị trường?
A. Để loại bỏ bớt một số đối thủ
B. Để có được những ưu thế trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, thu được các lợi ích tối đa
C. Để triệt phá việc kinh doanh của đối thủ
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 9: “Doanh nghiệp của anh H tổ chức các đợt tập huấn nâng cao tay nghề cho nhân viên định kì”, theo em cạnh tranh có vai trò như thế nào trong trường hợp trên?
A. Cạnh tranh giúp nâng cao trình độ người lao động
B. Cạnh tranh giúp phân bổ linh hoạt các nguồn lực của chủ thể kinh tế
C. Cạnh tranh giúp nâng cao chất lượng sản phẩm
D. Cạnh tranh khiến doanh nghiệp phải bổ sung các trang thiết bị hiện đại để có thể đạt được tiến độ sản xuất
Câu 10: Hộ ông T có một chuỗi kinh doanh hải sản tươi sống, đối thủ của ông T là ông K cũng có hình thức kinh doanh tương tự. Để có thể vượt qua được hộ ông K, ông T thuê người tung tin đồn thất thiệt về chất lượng nguồn hải sản nhà ông K, khiến hộ nhà ông K mất khách trong một thời gian dài. Cách thức cạnh tranh của ông T đã được coi là cạnh tranh lành mạnh hay chưa?
A. Cách cạnh tranh của ông T đã mang lại hiệu quả kinh doanh đáng kể
B. Hình thức cạnh tranh của hộ ông T không được coi là hình thức cạnh tranh lành mạnh vì đã làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của nhà ông K
C. Hình thức cạnh tranh của hộ ông T đã giúp ông K có được thêm bài học quan trọng trong việc làm ăn và kinh doanh
D. Hình thức cạnh tranh của ông T làm cho thị trường kinh tế thị trường ngày một phát triển rộng mở
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | B | B | B | D | B |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | C | B | A | B |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1: Nêu những nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong kinh tế?
Câu 2: Theo em, đâu là nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh trong tình huống sau?
Công ty A và B là hai đơn vị kinh tế lớn sản xuất và cung ứng sữa tươi. Ra đời từ lâu, công ty A xây dựng các trang trại bò sữa theo tiêu chuẩn hiện đại nhất và chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Dù mới có mặt trên thị trường, công ty B cũng đã ứng dụng quy trình sản xuất sữa tươi khép kín từ khâu nhập giống, nuôi dưỡng đến phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Sự khác biệt về điều kiện sản xuất khiến cuộc cạnh tranh của hai công ty này thêm gay cấn.
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Cạnh tranh thường xuyên diễn ra do: - Sự tồn tại của nhiều chủ sở hữu với tư cách là những đơn vị kinh tế độ lập, tự do trong sản xuất, kinh doanh, có điều kiện sản xuất và lợi ích khác nhau nên phải cạnh tranh, tìm cho mình lợi thế để có chỗ đứng trên thị trường. - Trong cạnh tranh, các chủ thể kinh tế buộc phải sử dụng các nguồn lực của mình một cách hiệu quả nhất. Mỗi chủ thể có điều kiện sản xuất khác nhau, tạo ra năng suất và chất lượng sản phẩm khác nhau, dẫn đến sự cạnh tranh về giá cả và chất lượng sản phẩm. Để giành lấy các điều kiện thuận lợi, tránh các rủi ro, bất lợi trong sản xuất, trao đổi hàng hoá thì cạnh tranh giữa các chủ thể kinh tế là điều tất yếu. | 3 điểm 3 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Nguyên nhân dẫn đến cạnh tranh giữa hai công ty A và B: Do sự khác biệt về điều kiện sản xuất. - Công ty A ra đời từ lâu, có các trang trại theo tiêu chuẩn hiện đại nhất, chú trọng đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. - Công ty B mới có mặt trên thị trường, đã ứng dụng quy trình sản xuất sữa tươi khép kín: Nhập giống → Nuôi dưỡng → Phân phối sản phẩm. | 1 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1: Cạnh tranh không lành mạnh là gì? Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với những hành vi cạnh tranh không lành mạnh?
Câu 2: Có ý kiến cho rằng “Cạnh tranh có vai trò tạo động lực cho sự phát triển. Vì thế chúng ta cần phải cạnh tranh bằng mọi giá để đem lại lợi ích, lợi nhuận kinh tế cho bản thân. Đó cũng là cách góp phần phát triển kinh tế đất nước.” Em có suy nghĩ gì về ý kiến này?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | - Khái niệm: + Là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh. + Gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của danh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng, tổn hại đến môi trường kinh doanh và tác động xấu đến đời sống xã hội. - Chúng ta cần có thái độ phê phán, lên án và ngăn chặn những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. | 2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Ý kiến trên là hoàn toàn sai vì: - Cạnh tranh tuy có vai trò trò tạo động lực cho sự phát triển nhưng phải dựa trên nguyên tắc lành mạnh, tôn trọng lẫn nhau và đảm bảo đúng quy định của pháp luật. - Tất cả những hành vi cạnh tranh không lành mạnh có thể gây thiệt hại đến quyền, lợi ích của doanh nghiệp khác, của người tiêu dùng và thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến kinh tế xã hội. | 1 điểm 1,5 điểm 1,5 điểm |