Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 Kết nối Bài 14. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 14. Quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 14: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN VỀ BẦU CỬ VÀ ỨNG CỬ

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Em hãy cho biết quyền bầu cử đối với công dân là quyền như thế nào?

  • A. Là quyền thực hiện một nghĩa vụ quan trọng trong việc phát triển đất nước
  • B. Là quyền cơ bản của công dân theo quy định của pháp luật trong việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực Nhà nước 
  • C. Là quyền được ứng cử bản thân vào các vị trí phù hợp với trình độ của mình trong cơ quan công quyền của Nhà nước
  • D. Là quyền được thực hiện các công việc liên quan đến bộ máy chính trị của nhà nước

Câu 2: Nội dung nào sau đây không được trưng cầu ý dân?

  • A. Toàn văn Hiến pháp hoặc một số nội dung quan trọng của Hiến pháp
  • B. Vấn đề đặc biệt quan trọng về chủ quyền, lãnh thổ quốc gia, về quốc phòng, an ninh, đối ngoại có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của quốc gia
  • C. Vấn đề đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hôj có ảnh hưởng đến sự phát triển của đất nước
  • D. Tất cả 3 vấn đề trên

Câu 3: Hành vi nào dưới đây bị Luật trưng cầu ý dân nghiêm cấm?

  • A. Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân
  • B. Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân
  • C. Vi phạm quy định về bỏ phiếu, kiểm phiếu
  • D. Cả ba hành vi trên

Câu 4: Hành vi nào sau đây là không đúng?

  • A. Tuân thủ các quy tắc kiểm phiếu tại Hội đồng bầu cử
  • B. Tham gia bầu cử Quốc hội khi đủ tuổi
  • C. Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc để mang lại lợi ích cho một cá nhân trong kì bầu cử Quốc hội
  • D. Tự tay mình viết phiếu để đem đi bầu cử

Câu 5: Việc ứng cử vào đại biểu quốc hội đóng vai trò như thế nào đối với mỗi công dân?

  • A. Người đủ 16 tuổi trở lên
  • B. Người đủ 18 tuổi trở lên
  • C. Người đủ 20 tuổi trở lên
  • D. Người đủ 21 tuổi trở lên

Câu 6: “Chỉ cần đủ 18 tuổi thì công dân có thể tham gia vào bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp”, theo em, ý trên có đúng hay không?

  • A. Ý kiến trên là sai vi không phải ai cũng có thể tham gia bầu cử
  • B. Ý kiến trên là đúng vì chỉ cần đủ 18 tuổi công dân sẽ có quyền tham gia và việc bầu cử
  • C. Ý kiến trên là đúng nhưng chưa đủ, công dân từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự có thể tham gia vào bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Vì sao công dân không nên để người khác thay thế mình tham gia bầu cử?

  • A. Vì người khác có thể chưa đủ quyền tham gia bầu cử
  • B. Vì có thể người đi bầu không truyền tải đúng nguyện vọng của cử tri 
  • C. Vì đây là quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi công dân, việc đi bầu cử thay có thể gây ra các sai sót trong khi thực hiện bỏ phiếu, truyền tải sai nguyện vọng của cử tri
  • D. Người ốm có thể nhờ người khác đi bầu cử giúp vì việc bầu cử không cần thiết phải đi khi đang trong tình trạng ốm bệnh

Câu 8: Theo em, khi phát hiện các hành vi gian lận trong việc bỏ phiếu tại cuộc bầu cử, mọi người nên làm gì?

  • A. Nếu các hành  vi đó liên quan đến quyền lợi của mình thì mới cần quan tâm
  • B. Cần phải thông báo về các hành động gian lận cho các những người có chức năng thẩm quyền để kiểm soát được các hành vi sai trái đó
  • C. Không quan tâm đến các hành vi phá hoại của người khác
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 9: Chị H đi bầu cử, chị chia sẻ tên các ứng cử viên mà mình sẽ bầu cho chị T xem. Hành vi của chị H đã thực hiện đúng quyền bầu cử của công dân chưa?

  • A. Chị H đã làm đúng chức trách của mình khi thực hiện quyền bầu cử và ứng cử
  • B. Chị H chưa thực hiện đúng quyền bầu cử của mình vì đã đã không giữ bí mật về các ứng cử mình sẽ bầu cho
  • C. Đáp án A đúng và đáp án B sai
  • D. Đáp án A sai và đáp án B đúng

Câu 10: Anh P đang bị phạt án treo thì có được ghi tên vào thẻ bầu cử không?

  • A. Những công dân bị hình phạt án treo vẫn có tên trong danh sách cử tri và có quyền được bầu cử
  • B. Nếu đang trong quá trình phạt án treo công dân không được phép tham gia bầu cử
  • C. Nếu vi phạm pháp luật thì không được tham gia bầu cử
  • D. Tất cả các đáp án đều sai

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBDDCB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCCBDA



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Người thực hiện các hành vi làm ảnh hưởng đến quyền và nghĩa vụ bầu cử của công dân sẽ bị truy cứu như thế nào?

  • A. Bị truy cứu theo khung hình phạt cao nhất của Quốc hội
  • B. Bị kỉ luật
  • C. Có thể bị kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Hành vi nào dưới đây bị Luật trưng cầu ý dân nghiêm cấm?

  • A. Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân
  • B. Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân
  • C. Vi phạm quy định về bỏ phiếu, kiểm phiếu
  • D. Cả ba hành vi trên

Câu 3: Công dân nước Việt Nam từ đủ bao nhiêu tuổi thì có thể tham gia ứng cử vào Quốc hội?

  • A. Từ đủ 20 tuổi trở lên
  • B. Từ đủ 21 tuổi trở lên
  • C. Từ đủ 22 tuổi trở lên
  • D. Từ đủ 23 tuổi trở lên 

Câu 4: Hành vi nào sau đây là không đúng?

  • A. Tuân thủ các quy tắc kiểm phiếu tại Hội đồng bầu cử
  • B. Tham gia bầu cử Quốc hội khi đủ tuổi
  • C. Dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc để mang lại lợi ích cho một cá nhân trong kì bầu cử Quốc hội
  • D. Tự tay mình viết phiếu để đem đi bầu cử

Câu 5: Công dân có các nghĩa vụ gì về bầu cử và ứng cử?

  • A. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử
  • B. Không tôn trọng quyền của người khác về việc bầu cử và ứng cử
  • C. Lợi dụng quyền bầu cử và ứng cử để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của người khác
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 6: Theo em, khi phát hiện các hành vi gian lận trong việc bỏ phiếu tại cuộc bầu cử, mọi người nên làm gì?

  • A. Nếu các hành  vi đó liên quan đến quyền lợi của mình thì mới cần quan tâm
  • B. Cần phải thông báo về các hành động gian lận cho các những người có chức năng thẩm quyền để kiểm soát được các hành vi sai trái đó
  • C. Không quan tâm đến các hành vi phá hoại của người khác
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 7: Hành nào sau đây là đúng?

  • A. Anh A đi làm ăn xa, nên đã để em trai mình thay đi bầu cử
  • B. Chị A đăng các thông tin sai lệch về tình hình bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp lên mạng xã hội
  • C. Ông P yêu cầu người thân không bầu cho một ứng cử viên mà mình không ưa thích
  • D. Tự tay viết phiếu để đem bầu cho ứng cử viên mà mình thấy xứng đáng

Câu 8: Theo em, mỗi cử tri có quyền bỏ bao nhiêu phiếu bầu tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân?

  • A. Mỗi cử tri chỉ được phép bỏ một phiếu bầu tại Quốc hội và Hội đồng nhân dân
  • B. Mỗi cử tri được phép bỏ một phiếu tại Quốc hội và một phiếu tại Hội đồng nhân dân các cấp
  • C. Mỗi cử tri được bỏ không giới hạn số phiếu
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 9: Anh P đang bị phạt án treo thì có được ghi tên vào thẻ bầu cử không?

  • A. Những công dân bị hình phạt án treo vẫn có tên trong danh sách cử tri và có quyền được bầu cử
  • B. Nếu đang trong quá trình phạt án treo công dân không được phép tham gia bầu cử
  • C. Nếu vi phạm pháp luật thì không được tham gia bầu cử
  • D. Tất cả các đáp án đều sai

Câu 10: Vì quá bận nên anh K đã nhờ người nhà đi bỏ phiếu bầu cử giúp, theo em hành động của ông K đã làm đúng nghĩa vụ của công dân đi bầu cử của công dân chưa?

  • A. Anh K đã thực hiện tốt nghĩa vụ của công dân trong việc đi bầu cử, vì vẫn tham gia đi bầu cử đầy đủ
  • B. Anh K chưa thực hiện tốt nghĩa vụ đi bầu cử của mình vì đã nhờ người khác đi bầu cử thay, đây là hành vi không được cho phép bởi luật bầu cử
  • C. Anh K thực hiện tốt nhiệm vụ bầu cử của mình vì dù bận cũng nhờ người đến bỏ phiếu giúp mình
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCDBCA
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBDBAB



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Theo em, quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử được quy định trong Hiến pháp nhằm mục đích gì?

Câu 2: Để người dân trên địa bàn hiểu và thực hiện được quyền công dân của mình, trong bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, Uỷ ban nhân dân xã P đã tiến hành tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình về quyền và nghĩa vụ công dân về bầu cử và ứng cử. Nhờ vậy, tỉ lệ cử tri xã P đi bầu đạt 99,9%. Hãy cho biết hiệu quả của những việc làm trên?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Mục đích:

 - Là công cụ để nhân dân thực hiện quyền dân chủ trực tiếp.  - Thông qua việc thực hiện quyền bầu cử và ứng cử, công dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình trong việc góp phần hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước ở trung tâm và địa phương.  - Xây dựng ý thức tự giác tuân thủ và chấp hành trong cộng đồng.  - Khẳng định vai trò của Hiến pháp trong việc xây dựng và đưa ra các quy định, quy phạm pháp luật chung, yêu cầu nhân dân phải tuân theo.

1 điểm

2 điểm

1 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Hiệu quả của việc Uỷ ban nhân dân xã P tiến hành tuyên truyền, vận động đến từng hộ gia đình:

 - Giúp người dân hiểu rõ quyền và nghĩa vụ của mình về việc bầu cử, ứng cử là rất cần thiết và đúng đắn → Tỉ lệ cử tri đi bầu đạt 99,9%.  - Góp phần bảo đảm quyền và nghĩa vụ của công dân, chấp hành các quy định và điều lệ do nhà nước ban hành.

2 điểm

2 điểm


 

ĐỀ 2

Câu 1: Nêu quy định cơ bản của pháp luật về quyền bầu cử của công dân?

Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

  • a. Ứng cử là phương thức lựa chọn người đại diện thay mặt cho công dân để làm lãnh đạo thực hiện chức năng, nhiệm vụ nhất định.
  • b. Mọi công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ mười tám tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân.

Câu 1: Cơ quan nào có thẩm quyền xem xét, quyết định trưng cầu ý dân?

  • A. Chủ tịch nước
  • B. Chính phủ
  • C. Quốc hội
  • D. Tòa án nhân dân tối cao

Câu 2: Hành vi nào dưới đây bị Luật trưng cầu ý dân nghiêm cấm?

  • A. Tuyên truyền, đưa thông tin sai lệch về nội dung, ý nghĩa của việc trưng cầu ý dân
  • B. Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân
  • C. Vi phạm quy định về bỏ phiếu, kiểm phiếu
  • D. Cả ba hành vi trên

Câu 3: Theo em, đối với những người không thể tự tay viết phiếu để đi bầu cử thì sẽ thực hiện quyền và nghĩa vụ bầu cử của mình như thế nào?

  • A. Có thể nhờ ứng cử viên viết hộ và thực hiện bỏ phiếu
  • B. Có thể nhờ người khác viết phiếu hộ, nhưng phải đảm bảo tuyệt đối bí mật và người cử tri phải tự mình bỏ phiếu
  • C. Có thể dùng phiếu của người khác để bầu cử
  • D. Nhờ một người khác viết phiếu và bỏ phiếu giúp mình

Câu 4: Con trai ông T năm nay 18 tuổi nhưng cháu mắc bệnh tâm thần từ nhỏ, ông T thắc mắc con trai của mình có được tham gia bầu cử hay không?

  • A. Con ông T sẽ không được ghi tên vào danh sách cử tri vì  không đủ trách nhiệm hành vi dân sự
  • B. Con ông T có thể để người giám hộ đi bầu cử giúp
  • C. Ông T có thể thay con đi bầu cử
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân trong tham gia quản lí nhà nước và xã hội sẽ được giải quyết như thế nào?

Câu 2: Em hãy đánh giá hành vi của các nhân vật sau

  • a. Anh V (19 tuổi) tự mình ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân để ra sức giúp ích cho địa phương.
  • b. Bà N phản bác những luận điệu xuyên tạc trên mạng xã hội về bầu cử, ứng cử trong quá tình tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp.

Câu 1: Công dân có các nghĩa vụ gì về bầu cử và ứng cử?

  • A. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử
  • B. Không tôn trọng quyền của người khác về việc bầu cử và ứng cử
  • C. Lợi dụng quyền bầu cử và ứng cử để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của người khác
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Công dân nước Việt Nam từ đủ bao nhiêu tuổi thì có thể tham gia ứng cử vào Quốc hội?

  • A. Từ đủ 20 tuổi trở lên
  • B. Từ đủ 21 tuổi trở lên
  • C. Từ đủ 22 tuổi trở lên
  • D. Từ đủ 23 tuổi trở lên 

Câu 3: “Chỉ cần đủ 18 tuổi thì công dân có thể tham gia vào bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp”, theo em, ý trên có đúng hay không?

  • A. Ý kiến trên là sai vi không phải ai cũng có thể tham gia bầu cử
  • B. Ý kiến trên là đúng vì chỉ cần đủ 18 tuổi công dân sẽ có quyền tham gia và việc bầu cử
  • C. Ý kiến trên là đúng nhưng chưa đủ, công dân từ đủ 18 tuổi trở lên, có đủ năng lực hành vi dân sự có thể tham gia vào bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân các cấp
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 4: Anh T bị thương tật cả hai tay, đến ngày bầu cử anh vẫn có tên trong danh sách cử tri đi bầu cử nhưng do tay không viết được nên anh vẫn chưa thể bỏ phiếu. Theo em trường hợp của anh T có thể thực hiện bầu cử như thế nào?

  • A. Anh có thể nhờ người khác tích phiếu cho mình đem đi bầu
  • B. Anh có thể nhờ người thân viết phiếu hộ nhưng phải tuyệt đối giữ bí mật để anh đem đi bầu
  • C. Đáp án A đúng B sai
  • D. Đáp án A sai B đúng

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử được thể hiện như thế nào?

Câu 2: Anh K muốn ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân tại địa phương. Tuy nhiên, do không đủ điều kiện ứng cử theo luật định nên anh K đã liên hệ với một số đối tượng để hợp thức hoá hồ sơ giấy tờ cá nhân để thực hiện mục đích trên. Khi biết được thông tin, chị N đã tố cáo hành của anh K đến cơ quan có thẩm quyền. Sau khi xem xét, cơ quan có thẩm quyền đã quyết định không đưa anh K vào danh sách ứng cử viên vì không đủ tiêu chuẩn, điều kiện. Nhận xét về hành vi của anh K và chị N?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánABCB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Công dân có các nghĩa vụ về bầu cử, ứng cử:

 - Tuân thủ các quy định của Hiến pháp và pháp luật về bầu cử và ứng cử.  - Tôn trọng quyền của người khác về bầu cử và ứng cử.  - Không lợi dụng quyền bầu cử, ứng cử để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác,…

 

Câu 2

(3 điểm)

 - Hành vi của anh K là hành vi vi phạm đạo đức và pháp luật →  Quyết định không đưa anh K vào danh sách ứng cử viên là hợp lý, cho thấy sự nghiêm túc, minh bạch trong hoạt động bầu cử.  - Chị N đã có hành động vô cùng đúng đắn và sáng suốt khi tố cáo hành vi vi phạm đến cơ quan có thẩm quyền → Góp phần đảm bảo sự công bằng, dân chủ xuyên suốt quá trình bầu cử.

 

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay