Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 Kết nối Bài 6: Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 6. Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 6: Ý TƯỞNG, CƠ HỘI KINH DOANH VÀ NĂNG LỰC CẦN THIẾT CỦA NGƯỜI KINH DOANH

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ý tưởng kinh doanh là gì?

  • A. Ý tưởng kinh doanh là điều không cần thiết trong quá trình thực hiện các hoạt động kinh doanh
  • B. Ý tưởng kinh doanh là khái niệm chỉ ý tưởng có tính sáng tạo, khả thi mang đến lợi nhuận trong hoạt động sản xuất kinh doanh
  • C. Ý tưởng kinh doanh chỉ các suy nghĩ có thể giúp cho người lao động có thể biến mình thành các chủ doanh nghiệp
  • D. Là khái niệm chỉ các suy nghĩ chỉ có những người xuất chúng mới có thể nghĩ ra được

Câu 2: Để thành công, người làm trong lĩnh vực kinh doanh cần có những năng lực gì?

  • A. Chỉ cần có năng lực lãnh đạo
  • B. Chỉ cần có năng lực chuyên môn là đủ
  • C. Năng lực lãnh đạo, năng lực quản lí, năng lực chuyên môn, năng lực học tập
  • D. Cần thiết nhất là năng lực học tập

Câu 3: Các cơ hội bên ngoài giúp các nhà kinh doanh tìm được các ý tưởng kinh daonh là gì?

  • A. Đam mê
  • B. Hiểu biết
  • C. Khả năng huy động các nguồn lực
  • D. Lợi thế cạnh tranh

A. Câu 4: Các tiêu chí dựa vào để đánh giá cơ hội kinh doanh là gì?  

B. Điểm đặc biệt, điểm khác biệt, cơ hội

C. Điểm mạnh, điểm yếu

D. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Câu 5: Chủ kinh doanh có thể dựa vào bao nhiêu tiêu chí để có thể đánh giá được cơ hội kinh doanh của mình có tốt hay không?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 6: Ý tưởng kinh doanh giúp chủ kinh doanh định hướng được việc kinh doanh của mình như thế nào?

  • A. Từ ý tưởng kinh doanh chỉ xác định được đối tượng khách hàng
  • B. Từ ý tưởng kinh doanh có thể xác định được mặt hàng kinh doanh, cách thức kinh doanh, mục tiêu kinh doanh
  • C. Từ ý tưởng kỉnh doanh chỉ xác định được các cách thức kinh doanh
  • D. Từ ý tưởng kinh doanh sẽ chỉ xác định được mục tiêu muốn kinh doanh

Câu 7: Vì sao người kinh doanh cần phải có năng lực học tập?

  • A. Vì cần phải thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh
  • B. Vì cần tích lũy kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cần thiết
  • C. Vì chủ kinh doanh cần phải biết nắm bắt các cơ hội chính xác và nhanh chóng
  • D. Vì muốn kinh doanh tốt cần phải hiểu rõ về lĩnh vực mà mình đang kinh doanh

Câu 8: Theo em, năng lực lãnh đạo giúp cho chủ kinh doanh làm chủ được những điều gì khi thực hiện kế hoạch kinh doanh?

  • A. Thiết lập được các mối quan hệ trong kinh doanh
  • B. Tích lũy được nhiều kiến thức thực chiến
  • C. Định hướng được chiến lược kinh doanh, nắm bắt được cơ hội kinh doanh
  • D. Có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mà mình nhắm tới

Câu 9: Cửa hàng ăn vặt tại cổng trường của hộ ông H, những tháng gần đây buôn bán rất tốt do món khoai tây chiên của quán ông bà được rất nhiều các em học sinh thích và đón nhận. Theo em, sắp tới ông H sẽ có dự định gì cho cửa hàng của mình?

  • A. Hộ ông H sẽ thu hẹp lại quy mô kinh doanh của nhà mình
  • B. Hộ gia đình của ông H sẽ thêm vào một số món ăn khác trong thực đơn của quán 
  • C. Hộ gia đình của ông H sẽ nghĩ đến việc mở rộng quy mô kinh doanh của mình
  • D. Gia đình ông H sẽ thay đổi món khoai tây chiên trong thực đơn của quán

Câu 10: Nhận thấy trong trường các bạn rất thích các hình móc khóa đơn giản nền M đã tự làm một số móc khóa bán với giá cả phải chăng, các bạn mua ủng hộ M rất đông, chẳng mấy chốc dây móc khóa trên cặp của các bạn học sinh trong trường đều là sản phẩm do M làm. Ý tưởng kinh doanh của M xuất phát từ đâu?

  • A. Ý tưởng kinh doanh của M xuất phát từ việc biết đan móc khóa
  • B. Ý tưởng kinh doanh của M xuất phát từ việc nắm bắt được thị yếu của nhiều bạn học sinh trong trường
  • C. Ý tưởng kinh doanh của M là do có mẹ chỉ dẫn
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBCDDC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánBBCCB



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các nguồn giúp người muốn kinh doanh tìm được ý tưởng kinh doanh là gì?

  • A. Các yếu tố  từ bên trong hoạt động kinh doanh
  • B. Lợi thế nội lực
  • C. Lợi thế nội tại, cơ hội bên ngoài
  • D. Lợi thế bên ngoài

A. Câu 2: Các tiêu chí dựa vào để đánh giá cơ hội kinh doanh là gì?  

B. Điểm đặc biệt, điểm khác biệt, cơ hội

C. Điểm mạnh, điểm yếu

D. Điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức

Câu 3: Để thành công, người làm trong lĩnh vực kinh doanh cần có những năng lực gì?

  • A. Chỉ cần có năng lực lãnh đạo
  • B. Chỉ cần có năng lực chuyên môn là đủ
  • C. Năng lực lãnh đạo, năng lực quản lí, năng lực chuyên môn, năng lực học tập
  • D. Cần thiết nhất là năng lực học tập

Câu 4: Chủ kinh doanh có thể dựa vào bao nhiêu tiêu chí để có thể đánh giá được cơ hội kinh doanh của mình có tốt hay không?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 5: Cơ hội kinh doanh là gì?

  • A. Là một bản hợp đồng thỏa thuận giữa người lao động và người lao động về các điều khoản phù hợp trong quá trình làm việc
  • B. Là sự xuất hiện những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện được mục tiêu kinh doanh
  • C. Là sự biến mất của những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện được mục tiêu kinh doanh
  • D. Là sự biến đổi các ý tưởng trong quá trình điều chỉnh các ý tưởng khi thực hiện hoạt động kinh doanh

Câu 6: Theo em, năng lực lãnh đạo giúp cho chủ kinh doanh làm chủ được những điều gì khi thực hiện kế hoạch kinh doanh?

  • A. Thiết lập được các mối quan hệ trong kinh doanh
  • B. Tích lũy được nhiều kiến thức thực chiến
  • C. Định hướng được chiến lược kinh doanh, nắm bắt được cơ hội kinh doanh
  • D. Có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mà mình nhắm tới

Câu 7: Ý tưởng kinh doanh giúp chủ kinh doanh định hướng được việc kinh doanh của mình như thế nào?

  • A. Từ ý tưởng kinh doanh chỉ xác định được đối tượng khách hàng
  • B. Từ ý tưởng kinh doanh có thể xác định được mặt hàng kinh doanh, cách thức kinh doanh, mục tiêu kinh doanh
  • C. Từ ý tưởng kỉnh doanh chỉ xác định được các cách thức kinh doanh
  • D. Từ ý tưởng kinh doanh sẽ chỉ xác định được mục tiêu muốn kinh doanh

Câu 8: Vì sao người kinh doanh cần phải có năng lực học tập?

  • A. Vì cần phải thiết lập các mối quan hệ trong kinh doanh
  • B. Vì cần tích lũy kiến thức, rèn luyện các kĩ năng cần thiết
  • C. Vì chủ kinh doanh cần phải biết nắm bắt các cơ hội chính xác và nhanh chóng
  • D. Vì muốn kinh doanh tốt cần phải hiểu rõ về lĩnh vực mà mình đang kinh doanh

A. Câu 9: Để có được ý tưởng kinh doanh cho mình, anh H đã tham gia rất nhiều các hội thảo, đọc nhiều tài liệu liên quan ới ngành nghề mà mình đang có ý định kinh doanh. Theo em việc làm của anh H có ý nghĩa như thế nào đối với công việc kinh doanh của anh sau này?

B. Anh H là một người có tư duy học hỏi, sẽ học hỏi được nhiều điều bổ ích về áp dụng trong doanh nghiệp

C. Anh H sẽ có được các thông tin cần thiết để tìm ra được ý tưởng kinh doanh của mình sau này

D. Cả đáp án A và B đều đúng

Câu 10: Nhận thấy trong trường các bạn rất thích các hình móc khóa đơn giản nền M đã tự làm một số móc khóa bán với giá cả phải chăng, các bạn mua ủng hộ M rất đông, chẳng mấy chốc dây móc khóa trên cặp của các bạn học sinh trong trường đều là sản phẩm do M làm. Ý tưởng kinh doanh của M xuất phát từ đâu?

  • A. Ý tưởng kinh doanh của M xuất phát từ việc biết đan móc khóa
  • B. Ý tưởng kinh doanh của M xuất phát từ việc nắm bắt được thị yếu của nhiều bạn học sinh trong trường
  • C. Ý tưởng kinh doanh của M là do có mẹ chỉ dẫn
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCDCCB
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCBBDB



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Hãy cho biết các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh?

Câu 2: Giải thích về tầm quan trọng của việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh trong trường hợp sau

Công ty A có kế hoạch ra mắt sản phẩm mới. Để xác định, đánh giá được cơ hội kinh doanh, công ty đã giới thiệu và cho khách hàng trải nghiệm một số tính năng của sản phẩm. Phản hồi của khách hàng sẽ giúp công ty xây dựng được những ý tưởng có tính vượt trội, tạo ra lợi thế cho kinh doanh. Công ty A còn yêu cầu nhân viên nghiên cứu hoạt động ra mắt sản phẩm của các doanh nghiệp khác nhằm học hỏi những ý tưởng độc đáo. Nhờ có những định hướng đúng đắn, cụ thể, cách thức tổ chức, quản lý chặt chẽ, có hệ thống,... Công ty A đã thành công với sản phẩm mới.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Các nguồn giúp tạo ý tưởng kinh doanh:

 - Lợi thế nội tại: xuất phát từ đam mê, hiểu biết, khả năng huy động các nguồn lực,... của chủ thể kinh doanh.  - Cơ hội bên ngoài: bắt nguồn từ một nhu cầu mới chưa được đáp ứng, lợi thế cạnh tranh, thuận lợi về vị trí triển khai hay thuận lợi từ một chính sách vĩ mô,…

3 điểm

3 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Tầm quan trọng của việc xác định, đánh giá cơ hội kinh doanh:

 - Có vai trò phân tích, sàng học những yếu tố hội tụ đầy đủ các tiêu chuẩn về tính bền vững, hấp dẫn, thời điểm phù hợp,…:  + Giới thiệu và cho khách hàng trải nghiệm một số tính năng của sản phẩm → Nhận phản hồi của khách hàng để xây dựng những ý tưởng có tính vượt trội, nhiều ưu thế.  + Nghiên cứu hoạt động ra mắt sản phẩm của các doanh nghiệp khác → Học hỏi ý tưởng độc đáo.

2 điểm

1 điểm

1 điểm


 

ĐỀ 2

Câu 1: Theo em, việc xây dựng ý tưởng kinh doanh có vai trò như thế nào trong hoạt động sản xuất, kinh doanh?

Câu 2:  Em hãy đọc các trường hợp sau và cho biết ý tưởng kinh doanh của chị T đã mang lại những lợi ích gì?

Trường hợp 1: Chị T chia sẻ, hương vị của rong mơ gắn bó với chị từ những ngày còn ấu thơ. Thay vì chuẩn bị các loại nước ngọt, sữa để bố mang theo khi đi biển thì và và mẹ của chị T thường nấu nước rong mơ. Vì thế, chị T đã ấp ủ ý tưởng làm nước rong mơ để phát huy lợi thế nguồn nguyên liệu tự nhiên ở quê nhà. Từ ý tưởng ban đầu, chị T đã tự tìm tòi, sáng tạo và cho ra đời sản phẩm nước rong mơ có hương vị phù hợp với nhiều người. Không chỉ là nước uống giải khát, sản phẩm nước rong mơ của chị T còn có nhiều dưỡng chất, tốt cho sức khỏe. Hiện nay, các nhà phân phối tại nhiều địa phương đã kết nối và sẵn sàng mua nước rong mơ với số lượng lớn để phân phối trên thị trường. Nhờ ý tưởng kinh doanh sáng tạo của chị T đã tạo ra một sản phẩm có tính vượt trội, độc đáo, chất lượng đảm bảo mà giá thành vừa phải, phù hợp với nhu cầu của nhiều người tiêu dùng,...

Trường hợp 2: Sau khi tốt nghiệp đại học, anh T trở về quê nhà mở trung tâm giảng dạy vì anh hiểu được những khó khăn của các em học sinh trong việc học tiếng anh. Để thu hút học sinh, anh T cùng các bạn luôn tìm cách nâng cao chất lượng dạy học như: thiết kế nội dung giảng dạy gắn liền với văn hóa địa phương; phối hợp với các trung tâm uy tín để hỗ trợ phát triển chương trình; tổ chức các câu lạc bộ cho học sinh tham gia,... trung tâm của anh T được nhiều phụ huynh tin tưởng cho con em theo học. Nhờ đó, các em học sinh đã tự tin hơn trong cuộc sống và lựa chọn ngành nghề trong tương lai.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh:

 - Kinh doanh mặt hàng gì?: Xác định được đối tượng khách hàng là ai, có nhu cầu gì.  - Kinh doanh thế nào?: Xác định được cách thức mới, có hiệu quả.  - Kinh doanh cho ai?: Xác định được mục tiêu kinh doanh.

3 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(4 điểm)

 - Lợi ích từ ý tưởng của chị T:  + Giúp tạo ra một sản phẩm có tính vượt trội, độc đáo, đảm bảo chất lượng.  + Mang lại lợi nhuận cao về kinh tế cho bản thân chị T.  + Đáp ứng nhu cầu của phần lớn người tiêu dùng với giá thành phù hợp, cải thiện sức khỏe cộng đồng.

1 điểm

1 điểm

2 điểm


 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các cơ hội bên ngoài giúp các nhà kinh doanh tìm được các ý tưởng kinh daonh là gì?

  • A. Đam mê
  • B. Hiểu biết
  • C. Khả năng huy động các nguồn lực
  • D. Lợi thế cạnh tranh

Câu 2: Việc xây dựng ý tưởng kinh doanh có quan trọng không?

  • A. Trong hoạt động kinh doanh việc quan trọng là tiền vốn, còn ý tưởng kinh doanh chỉ là tương đối không cần thiết
  • B. Xây dựng ý tưởng kinh doanh là rất cần thiết, giúp người kinh doanh xác định được những vấn đề cơ bản của hoạt động sản xuất kinh doanh
  • C. Ý tưởng kinh doanh chỉ là khái niệm bó buộc hoạt động kinh doanh, không tạo ra được các điều sáng tạo vượt bậc
  • D. Ý tưởng kinh doanh làm mất đi tính tự nhiên của các hoạt động kinh doanh

Câu 3: Theo em, năng lực lãnh đạo giúp cho chủ kinh doanh làm chủ được những điều gì khi thực hiện kế hoạch kinh doanh?

  • A. Thiết lập được các mối quan hệ trong kinh doanh
  • B. Tích lũy được nhiều kiến thức thực chiến
  • C. Định hướng được chiến lược kinh doanh, nắm bắt được cơ hội kinh doanh
  • D. Có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mà mình nhắm tới

Câu 4: Theo em, ngoài việc cần có vốn kinh doanh thì người muốn kinh doanh cần có các năng lực gì sau đây?

  • A. Năng lực lãnh đạo, tạo ra định hướng vững vàng cho việc kinh doanh được thuận lợi
  • B. Năng lực quản lí, tổ chức thiết lập được các mối quan hệ cần thiết trong kinh doanh
  • C. Năng lực chuyên môn, có kiến thức sâu rộng về ngành nghề mà mình định hướng kinh doanh
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Thị trường việc làm có ý nghĩa gì đối với các hoạt động kinh tế, xã hội?

Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với nhận định nào sau đây?

  • a. Ý tưởng kinh doanh là tận dụng cơ hội thị trường nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất.
  • b. Ý tưởng kinh doanh là khởi điểm cho các hoạt động của doanh nghiệp.

Câu 1: Cơ hội kinh doanh là gì?

  • A. Là một bản hợp đồng thỏa thuận giữa người lao động và người lao động về các điều khoản phù hợp trong quá trình làm việc
  • B. Là sự xuất hiện những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện được mục tiêu kinh doanh
  • C. Là sự biến mất của những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện được mục tiêu kinh doanh
  • D. Là sự biến đổi các ý tưởng trong quá trình điều chỉnh các ý tưởng khi thực hiện hoạt động kinh doanh

Câu 2: Chủ kinh doanh có thể dựa vào bao nhiêu tiêu chí để có thể đánh giá được cơ hội kinh doanh của mình có tốt hay không?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 3: Theo em, năng lực lãnh đạo giúp cho chủ kinh doanh làm chủ được những điều gì khi thực hiện kế hoạch kinh doanh?

  • A. Thiết lập được các mối quan hệ trong kinh doanh
  • B. Tích lũy được nhiều kiến thức thực chiến
  • C. Định hướng được chiến lược kinh doanh, nắm bắt được cơ hội kinh doanh
  • D. Có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực mà mình nhắm tới

Câu 4: Theo em, ngoài việc cần có vốn kinh doanh thì người muốn kinh doanh cần có các năng lực gì sau đây?

  • A. Năng lực lãnh đạo, tạo ra định hướng vững vàng cho việc kinh doanh được thuận lợi
  • B. Năng lực quản lí, tổ chức thiết lập được các mối quan hệ cần thiết trong kinh doanh
  • C. Năng lực chuyên môn, có kiến thức sâu rộng về ngành nghề mà mình định hướng kinh doanh
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu khái ý tưởng kinh doanh và cơ hội kinh doanh?

Câu 2: Em hãy nhận xét, đánh giá về ý tưởng kinh doanh của chủ thể kinh tế sau:

Nhận thấy ống hút nhựa được sử dụng rất nhiều, làm gia tăng nhiễm môi trường, anh V có ý tưởng thay thế ống hút nhựa bằng các nguyên liệu thân thiện với môi trường. Anh bắt đầu nghiên cứu cách làm ống hút từ thân cây sậy ở quê hương của mình. Vì đây là công việc khá mới mẻ với người dân địa phương nên anh phải hướng dẫn chi tiết. Các loại máy móc lại chưa có trên thị trường nên anh V phải tự chế máy cắt, máy vệ sinh ống hút. Sản phẩm ống hút từ cây sậy của anh rất được khách hàng yêu thích. Anh tiếp tục triển khai ống hút tre, ống hút giấy để đa dạng hoá sản phẩm cạnh tranh với ống hút nhựa. Nhờ các ý tưởng sáng tạo, đổi mới sản phẩm, doanh nghiệp của anh đạt được nhiều thành tựu to lớn, góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánBCCD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

 - Ý tưởng kinh doanh là khái niệm trong lĩnh vực kinh doanh, chỉ loại ý tưởng có tính sáng tạo, khả thi mang đến lợi nhuận trong hoạt động kinh doanh.  - Cơ hội kinh doanh là sự xuất hiện những điều kiện, hoàn cảnh thuận lợi để thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Cơ hội kinh doanh có thể xuất hiện từ bên ngoài nhưng cũng có khi do chính chủ thể kinh doanh chủ động tạo ra.

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ý tưởng kinh doanh của anh V rất sáng tạo, độc đáo, có tính đột phá và đem lại nhiều ý nghĩa cho bản thân anh, gia đình và xã hội:

 - Mang lại thu nhập cho bản thân, tạo công ăn việc làm cho bà con địa phương.  - Góp phần vào sự phát triển kinh tế và xã hội tại địa phương.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay