Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 Kết nối Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức Bài 18. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 18: QUYỀN BẤT KHẢ XÂM PHẠM VỀ CHỖ Ở CỦA CÔNG DÂN

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân được Hiến pháp quy định như thế nào?

  • A. Việc khám xét chỗ ở của công dân là do luật định
  • B. Mọi người đều có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở, không ai được phép tự ý vào chỗ ở của người khác khi chưa có sự đồng ý của họ
  • C. Mỗi người đều có quyền có nơi ở hợp pháp
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Hành vi nào sau đay không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Tự ý đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ
  • B. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám xét của cơ quan có thẩm quyền
  • C. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mời vào nhà họ
  • D. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng

Câu 3: Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác có thể bị phạt theo hình thức nào?

  • A. Phạt cảnh cáo
  • B. Cải tạo không giam giữ
  • C. Phạt tù
  • D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 4: Người nào tự khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?

  • A. Từ 3 tháng đến 1 năm
  • B. Từ 2 tháng đến 1 năm
  • C. Từ 5 tháng đến 2 năm
  • D. Từ 7 tháng đến 2 năm

Câu 5: Hành vi nào không vi phạm về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Tự ý xông vào nhà của người khác
  • B. Xông vào nhà hàng xóm vì nghi ngờ đồ vật mất cắp của mình ở trong đó
  • C. Bắt đối tượng truy lã đang lẩn trốn tại đó
  • D. Công an xã tự ý khám xét nhà của người dân

Câu 6: Chỉ được khám xét nhà của người khác khi nào?

  • A. Khi có quyết định của Tòa án hoặc người phê chuẩn của Viện Kiểm sát
  • B. Khi nghi ngờ có hành vi phạm lỗi
  • C. Khi có công văn của Tòa án
  • D. Khi có công văn của Viện Kiểm sát

Câu 7: Khi thực hiện khám xét nhà của người khác phải thực hiện theo các nguyên tắc nào sau đây?

  • A. Khám xét nhà khi không có người từ đủ 18 tuổi ở nhà và không  có cán bộ xã, người chứng kiến
  • B. Khám khi không có ai ở nhà
  • C. Khám xét nhà khi có đối tượng cần gặp có ở nhà, người từ đủ 18 tuổi trở lên, có cán bộ địa phương, người chứng kiến ở đó
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 8: Việc làm nào sau đây là đúng?

  • A. Vào nhà của người khác khi được sự đồng ý của chủ nhà
  • B. Thực hiện khám xét nhà của công dân khi có đủ các giấy tờ cần thiết và người làm chứng đầy đủ
  • C. Báo cho các cơ quan địa phương khi thấy tình huống đột nhập trái phép vào nhà người khác
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 9: Đối tượng phạm tội chạy trốn khỏi trại nên các chiến sỹ công an đang phải chia nhau hành động để sớm bắt được tên tội phạm trở lại. Đi đến một ngõ nhỏ, anh T người trong đội của các chiến sỹ công an nhìn thấy một bóng lưng hết sức quen thuộc đang lẻn vào nhà chị M để lẩn trốn. Không nghĩ được nhiều anh T vội vàng bám theo và xông vào nhà chị M để truy bắt đối tượng. Theo em, hành vi của anh T có bị cho là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không?

  • A. Không vì anh T là công an
  • B. Không vì anh T đang thực hiện nhiệm vụ bắt tên tội phạm nếu sơ hở là có thể làm mất dấu vết của tội phạm
  • C. Có vì anh T chưa được chị M cho phép đã xông vào nhà chị M
  • D. Có vì anh T đã tự ý nhảy vào nhà chị M

Câu 10: Là học sinh, em có thể thực hiện được những điều gì để thể hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Tự ý ra vào nhà của người khác
  • B. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  • C. Tôn trọng nơi ở của người khác
  • D. Đáp án B và C đúng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánDCDAC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánACDBD



 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Em hãy cho biết hành vi xâm phạm về chỗ ở của người khác là gì?

  • A. Là hành vi đến nhà thăm hỏi một người khi họ gặp các tình hình không ổn về sức khỏe 
  • B. Chỉ là những hành vi đột nhập và nhà người khác khi chưa được sự đồng ý của họ
  • C. Là các hành vi khám xét nhà trái phép, đuổi công dân ra khỏi chỗ ở, chiếm giữ hoặc cản trở trái pháp luật về chỗ ở của người khác
  • D. Hành vi thực hiện các kiểm tra đảm bảo an toàn về chỗ ở của người khác

Câu 2: Người nào tự khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?

  • A. Từ 3 tháng đến 1 năm
  • B. Từ 2 tháng đến 1 năm
  • C. Từ 5 tháng đến 2 năm
  • D. Từ 7 tháng đến 2 năm

Câu 3: Việc khám xét chỗ ở của công dân phải tuân theo quy định nào?

  • A. Trình tự thủ tục do xã hội quy định
  • B. Quy trình của công an xã
  • C. Quy trình của trưởng thôn, xóm
  • D. Trình tự thủ tục do luật quy định

Câu 4: Hành vi nào sau đay không vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Tự ý đuổi người khác ra khỏi chỗ ở của họ
  • B. Tự ý khám xét nhà khi chưa có lệnh khám xét của cơ quan có thẩm quyền
  • C. Xin phép và được sự đồng ý của chủ nhà mời vào nhà họ
  • D. Vào nhà người khác, bới đồ bừa bãi khi họ đi vắng

Câu 5: Người nào tự ý khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác có thể bị phạt theo hình thức nào?

  • A. Phạt cảnh cáo
  • B. Cải tạo không giam giữ
  • C. Phạt tù
  • D. Cả 3 đáp án đều đúng

Câu 6: Chỉ được khám xét nhà của người khác khi nào?

  • A. Khi có quyết định của Tòa án hoặc người phê chuẩn của Viện Kiểm sát
  • B. Khi nghi ngờ có hành vi phạm lỗi
  • C. Khi có công văn của Tòa án
  • D. Khi có công văn của Viện Kiểm sát

Câu 7: Hành vi đuổi người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ được cho là vi phạm về quyềng gì?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  • C. Quyền tự do ngôn luận
  • D. Quyền bình đẳng

Câu 8: Khi thực hiện khám xét nhà của người khác phải thực hiện theo các nguyên tắc nào sau đây?

  • A. Khám xét nhà khi không có người từ đủ 18 tuổi ở nhà và không  có cán bộ xã, người chứng kiến
  • B. Khám khi không có ai ở nhà
  • C. Khám xét nhà khi có đối tượng cần gặp có ở nhà, người từ đủ 18 tuổi trở lên, có cán bộ địa phương, người chứng kiến ở đó
  • D. Tất cả các đáp án đều đúng

Câu 9: A là bạn thân của B, do thích đọc truyện conan nên B hay sang nhà A mượn, có lần nhà A không có ai ở nhà, B tự ý mở cửa lên phòng của A trả cuốn truyện cũ và lấy cuốn truyện mới về đọc. Hành động của đó vi phạm về quyền nào sau đây?

  • A. Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe và tính mạng
  • D. Quyền được bảo hộ về danh dự và nhân phẩm

Câu 10: Là học sinh, em có thể thực hiện được những điều gì để thể hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Tự ý ra vào nhà của người khác
  • B. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  • C. Tôn trọng nơi ở của người khác
  • D. Đáp án B và C đúng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánCADCD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánABCBD



 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Pháp luật nước ta quy định như thế nào về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở?

Câu 2: Em sẽ làm gì khi chứng kiến có người đang cố tình xâm nhập bất hợp pháp nhà của một người trong khu dân cư?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

 + Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm: nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.  + Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó.  + Việc khám xét chỗ ở của công dân chỉ được phép thực hiện trong những trường hợp pháp luật quy định và phải tuân thủ đúng trình tự thủ tục luật định.

3 điểm

1 điểm

2 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Nếu trông thấy có người cố tình xâm nhập bất hợp pháp nhà của một người trong khu dân cư, em sẽ báo cho ban quản lí tòa nhà để họ có biện pháp xử lí kịp thời.

4 điểm

ĐỀ 2

Câu 1: Những hành vi xâm phạm về chỗ ở của công dân sẽ bị xử lí như thế nào?

Câu 2: Đối tượng phạm tội chạy trốn khỏi trại nên các chiến sỹ công an đang phải chia nhau hành động để sớm bắt được tên tội phạm trở lại. Đi đến một ngõ nhỏ, anh T người trong đội của các chiến sỹ công an nhìn thấy một bóng lưng hết sức quen thuộc đang lẻn vào nhà chị M để lẩn trốn. Không nghĩ được nhiều anh T vội vàng bám theo và xông vào nhà chị M để truy bắt đối tượng. Theo em, hành vi của anh T có bị cho là hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân không?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

– Pháp luật nghiêm cấm các hành vi khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ, chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang quản lí hợp pháp chỗ ở của họ, xâm phạm trái pháp luật chỗ ở của người khác.

 - Hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở tùy theo tính chất, mức độ vi phạm có thể bị xử lí kỉ luật, xử lí hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây ra thiệt hại thì phải bồi thường.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

(4 điểm)

Hành vi của anh T không bị coi là hành vi xâm phạm bất hợp pháp về chỗ ở của người khác vì anh đang truy bắt đối tượng truy nã, nếu để ngỏ có thể đối tượng sẽ tẩu thoát.

4 điểm


 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Người nào tự khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác thì có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?

  • A. Từ 3 tháng đến 1 năm
  • B. Từ 2 tháng đến 1 năm
  • C. Từ 5 tháng đến 2 năm
  • D. Từ 7 tháng đến 2 năm

Câu 2: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là gì?

  • A. Bảo vệ chỗ ở của công dân
  • B. Ngăn chặn các hành vi tự ý khám xét nhà
  • C. Tôn trọng chỗ ở của người khác
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 3: Chỉ được khám xét nhà của người khác khi nào?

  • A. Khi có quyết định của Tòa án hoặc người phê chuẩn của Viện Kiểm sát
  • B. Khi nghi ngờ có hành vi phạm lỗi
  • C. Khi có công văn của Tòa án
  • D. Khi có công văn của Viện Kiểm sát

Câu 4: Là học sinh, em có thể thực hiện được những điều gì để thể hiện quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?

  • A. Tự ý ra vào nhà của người khác
  • B. Tuân thủ các quy định của Hiến pháp về quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  • C. Tôn trọng nơi ở của người khác
  • D. Đáp án B và C đúng

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là gì?

Câu 2: Anh H nợ tiền của bà B và bỏ trốn khỏi địa phương. Ngày 20/08 bà B nhận được tin anh H đang trốn ở nhà chị N (chị gái của H) ở cùng địa phương. Bà B đã cùng với hai con trai của mình là T và C đến nhà chị N để tìm anh H. Tuy nhiên khi đến nơi, chị N khóa cửa ngoài, không cho mẹ con bà B vào nhà đồng thời khẳng định H không có ở nhà chị. Mẹ con bà B không tin nên đã lấy xà beng phá cửa nhà chị N, xông vào trong nhà lục lọi khắp nhà chị N để tìm H nhưng không thấy.

Hành vi của mẹ con bà B đã vi phạm vào quyền gì của công dân?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánADAD

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Bất khả xâm phạm là một quyền cơ bản của công dân trên thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng, là quyền không thể xâm phạm đến của cá nhân, tổ chức hoặc ở phạm vi lớn hơn là của một quốc gia nào đó.

Tại Việt Nam thì quyền bất khả xâm phạm được thể hiện dưới hai góc độ là quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

1,5 điểm

1,5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Hành vi của mẹ con bà B đã vi phạm vào quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, khi thực hiện hành vi lục lọi khám xét nhà của người khác vì động cơ riêng và không tuân thủ các quy định đã được pháp luật ban hành về các việc khám xét nhà của công dân.

3 điểm

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là gì?

  • A. Bảo vệ chỗ ở của công dân
  • B. Ngăn chặn các hành vi tự ý khám xét nhà
  • C. Tôn trọng chỗ ở của người khác
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Câu 2: Công dân có quyền được các cơ quan nhà nước và mọi người dân tôn trọng chỗ ở, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được sự đồng ý, trừ trường hợp pháp luật cho phép là nói đến quyền nào của công dân?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe
  • D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm

Câu 3: Hành vi đuổi người khác ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ được cho là vi phạm về quyềng gì?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
  • B. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  • C. Quyền tự do ngôn luận
  • D. Quyền bình đẳng

Câu 4: Theo em, tình huống sau đây là đúng hay sai “Anh P đang cùng các con chơi ngoài bãi đất trống, vô tình chiếc diều của con anh P bị rơi mắc trên hiên nhà của anh B. Sau khi gọi một hồi lâu thì anh phát hiện ra nhà anh B không có ai ở nhà. Anh P quyết định bật tường vào lấy diều cho các con”?

  • A. Hành động của anh P là đúng vì đã giúp con tìm lại được món đồ chơi
  • B. Hành động của anh P là sai vì chưa được sự đồng ý của chủ nhà là anh B mà đã tự ý trèo vào nhà
  • C. Hành động của anh P không có ý xấu nên không được cho là sai
  • D. Anh P không có động cơ trộm cắp các vật dụng trong nhà của anh B nên không vi phạm pháp luật

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Việc lợi dụng quyền hạn để xâm phạm chỗ ở của người khác sẽ bị xử phạt như thế nào?

Câu 2: Ông H và bà C tranh chấp về quyền sở hữu căn nhà số 53 phố M và khởi kiện ra Tòa án. Theo bản án của Tòa án thì quyền sở hữu căn nhà trên thuộc về bà C. Sau khi bản án có hiệu lực pháp luật, bà C không làm đơn đề nghị cơ quan thi hành án thi hành bản án mà thuê L và S cầm côn, gậy cùng một số thanh niên xông vào đánh ông H và người ông, buộc gia đình ông phải chuyển đồ đạc ra khỏi nhà.

Hành vi của bà C có bị coi là hành vi xâm phạm trái pháp luật về chỗ ở của công dân không?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4
Đáp ánDBBB

Tự luận:

CâuNội dungBiểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Việc lợi dụng quyền hạn để xâm phạm bất hợp pháp về chỗ ở của người khác sẽ bị xử phạt như sau: Người nào khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác, đuổi trái pháp luật người khác khỏi chỗ ở của họ hoặc có những hành vi trái pháp luật khác xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến một năm.

3 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Hành vi của bà C là hành vi xâm phạm trái pháp luật về chỗ ở của công dân, vì bà đã tự ý thuê người dùng vũ lực để ép người khác buộc phải rời khỏi nơi cư trú.

3 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Kinh tế pháp luật 11 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu môn khác

Tài liệu mới cập nhật

Chat hỗ trợ
Chat ngay