Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối Bài 6: Văn bản dục thúy sơn
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức Bài 6: Văn bản dục thúy sơn. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: DỤC THÚY SƠN
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Bức tranh toàn cảnh núi Dục Thuý được thể hiện rõ nét trong những câu thơ nào, điểm nhìn từ đâu?
- A. Bốn câu 3, 4, 5 và 6, từ điểm nhìn gần, sắc nét, chân thật.
- B. Hai câu 1, 2, điểm nhìn từ một ngôi chùa trên ngọn núi.
- C. Hai câu 5, 6, điểm nhìn thì tác giả không đề cập đến.
- D. Hai câu 3 và 4, từ điểm nhìn xa, có tầm bao quát rộng.
Câu 2: Núi Dục Thuý được tác giả ví với cái gì? Hãy nhận xét về hình ảnh và bút pháp đó.
- A. Như đoá sen nổi trên mặt nước. Hình ảnh và bút pháp mới lạ, độc đáo.
- B. Như liên hoa. Hình ảnh và bút pháp mang tính truyền thống, cổ điển.
- C. Như mái tóc xanh. Hình ảnh độc lạ kết hợp với bút pháp truyền thống.
- D. Như ngọn tháp toả ánh hào quang. Hình ảnh và bút pháp có tính bác học.
Câu 3: Trong nguyên văn, tác giả không sử dụng từ ngữ biểu thị sự so sánh mà đồng nhất trực tiếp núi Dục Thuý với gì?
- A. Đoá sen.
- B. Liên hoa đài
- C. Mái tóc xanh
- D. Ngọn tháp
Câu 4: Những câu thơ nào miêu tả cái nhìn cận cảnh núi Dục Thuý?
- A. Hai câu 5 và 6
- B. Ba câu 4, 5 và 6
- C. Hai câu 7 và 8
- D. Bốn câu cuối.
Câu 5: Cụm từ “thuý hoàn” trong nguyên văn được dịch thơ thành gì? Hãy nhận xét về cách dịch đó.
- A. “Tóc huyền”. Sai tính chất: “huyền” không được dùng để chỉ bộ phận của con người.
- B. “Tóc huyền”. Sai màu sắc: “tóc huyền” là tóc đen còn “thuý hoàn” là mái tóc xanh.
- C. “Ánh tóc huyền”. Thừa từ, thiếu ý, sai nghĩa.
- D. “Ánh tóc huyền”. Sai về nội dung và sắc thái: “thuý hoàn” chỉ cảnh vật đẹp, nên thơ còn “tóc huyền” chỉ có thể mô tả cảnh vật tương đối chân thật.
Câu 6: Từ nào trong bản dịch thơ có thể khiến người đọc cảm nhận sai?
- A. Bóng tháp
- B. Cửa biển
- C. Non tiên
- D. Mặt nước
II. Tự luận
Câu 1. (2 điểm) Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo?
Câu 2. (2 điểm) Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói kên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rổi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.”
(Trích Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)
Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?
- A. cảnh tượng cho chữ
- B. mùi hương thơm của mực
- C. lời tâm sự của Huấn Cao với thầy Quản
- D. lời khuyên của Huấn Cao
Câu 2: Ta, tôi là những nhân vật nào trong truyện
- A. Viên quản nguc
- B. Huấn Cao
- C. Thầy Quản
- D. Cả 3 ý trên
Câu 3: Từ “Thiên lương” có nghĩa là gì
- A. Bản tính tốt đẹp vốn có của con người
- B. Bản tính tốt do mài dũa
- C. Cả 2 đều đúng
- D. Cả 2 đều sai
Câu 4: Quan điểm thẩm mĩ của tác giả ở đoạn văn trên là gì?
- A. Muốn chơi chữ phải giữ thiên lương
- B. Chơi chữ còn là chuyện cách sống, chuyện văn hóa
- C. Cả 2 đều đúng
- D. Cả 2 đều sai
Câu 5: Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao là gì? "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người".
- A. Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác.
- B. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
- C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
- D. Cả hai đáp án trên đều sai.
Câu 6: Lời khuyên của Huấn Cao dành cho thầy Quản là gì?
- A. Thay chốn nơi ở
- B. Thoát khỏi nghề coi ngục
- C. Giữ thiên lương cho lành vững
- D. Tất cả đều đúng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Văn bản được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?
Câu 2: (2 điểm) Lời khuyên của Huấn Cao với viên quản ngục có ý nghĩa gì? Vì sao Huấn Cao lại khuyên viên quản ngục bỏ nghề
=> Giáo án ngữ văn 10 kết nối tiết: Văn bản - Dục thúy sơn