Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối Bài 3: Văn bản chữ bầu lên nhà thơ

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức Bài 3: Văn bản chữ bầu lên nhà thơ. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức (có đáp án)

ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: CHỮ BẦU LÊN NHÀ THƠ

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Tác giả “rất ghét” hay “không mê” những gì?

  • A. Tác giả “rất ghét” cái định kiến quái gở, không biết xuất hiện từ bao giờ: các nhà thơ Việt Nam thường chín sớm nên cũng tàn lụi sớm.
  • B. Tác giả “không mê” những nhà thơ thần đồng.
  • C. Cả A và B
  • D. Tác giả không ghét hay không mê cái gì

Câu 2: Phần thứ nhất trong tác phẩm nói về điều gì?

  • A. Quan niệm về chữ thơ của tác giả
  • B. Quan niệm về làm thơ
  • C. Trách nhiệm của nhà thơ
  • D. Trách nhiệm của người đọc

Câu 3: Nội dung chính của văn bản là?

  • A. Điều làm nên một nhà thơ không phải là danh xưng mà là chính những con chữ mà họ sáng tạo ra
  • B. Văn bản đã phản ánh trách nhiệm của một nhà văn
  • C. Văn bản đã nêu lên trách nhiệm của một nhà văn chân chính là sáng tạo nên con chữ, tạo ra thứ ngôn ngữ độc đáo thể hiện phong cách và cá tính nghệ thuật của riêng mình
  • D. Cả A và C

Câu 4: Giá tị nội dung của tác phẩm là gì?

  • A. Tiểu luận thể hiện rõ quan niệm của Lê Đạt về nghề thơ, giúp soi sáng phần nào hướng tìm tòi độc đáo trong thơ ông
  • B. Theo tác giả, nhà thơ là một nghề nghiệp không dễ làm, để tạo ra một bài thơ thì nhà thơ cần phải thông qua một cuộc bầu cử chữ. Chữ trong thơ cũng không giống chữ trong văn chương, không thể chỉ hiểu theo nghĩa từ điển mà phải hiểu theo “ý tại ngôn ngoại”
  • C. Trong quá trình sáng tạo chữ, nhà thơ sẽ có những phát bất chợt, những cảm hứng ngắn ngủi hoặc phải làm việc chăm chỉ trên những trang giấy để tạo ra những câu thơ hay và ý nghĩa. Một nhà thơ có thành công tạo ra một bài thơ xuất sắc hay không là phải nhờ vào ngôn ngữ, ý nghĩa thơ
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 5: Giá trị nghệ thuật của văn bản là?

  • A. Lời văn rõ ràng, rành mạch
  • B. Cách trình bày luận điểm rõ ràng
  • C. Lời văn súc tích, dễ hiểu
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Theo tác phẩm, thơ gắn liền với cảm xúc như thế nào?

  • A. Những cảm xúc buồn tẻ, u sầu
  • B. Những cảm xúc bộc phát, bốc đồng, làm thơ không cần cố gắng
  • C. Những cảm xúc vui vẻ, hào hứng
  • D. Những cảm xúc làm thơ phải cố gắng nghĩ

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Em hiểu như thế nào về nhan đề “Chữ bầu lên nhà thơ”

Câu 2. (2 điểm) Trong văn bản Chữ bầu lên nhà thơ, Tác giả “rất ghét” hay “không mê” những gì? Ngược lại ông “ưa” đối tượng nào?

 

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Tiếng dây thừng căng thẳng cọ vào guốc võng kẽo kẹt, nghe buồn nản lạ, Bên ngoài, nắng lung linh. Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn. Tôi nằm không yên, phải nghiêng mình áp mã lên gối vì xúc động. Một cảm giác gì rất quen thuộc, rất xưa, xâm chiếm tâm hồn tôi, hình như bao lâu chưa gặp. Rồi một giọng ru em nổi lên - một giongj người Bắc… Tiếng hát ngừng ru. Trong im lặng, nắng như rung rinh vì vang tiếng võng đưa kẽo kẹt. Tự nhiên tôi nhớ nhà. Phải chăng tôi đã gặp linh hồn của đất nước. Hình như xa lắm, đã lâu rồi, ở mãi tít phương Bắc, trong gia đình tôi cũng có những buổi trưa oi ả với tiếng võng đều đều.

(Trích Trưa tha hương – Trần Cư)

Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?

  • A. nỗi nhớ quê hương da diết
  • B. nỗi nhớ nhà
  • C. sự thân thuộc của quên hương
  • D. tiếng hát ru khơi gợi nỗi nhớ

Câu 2: Những âm thanh khơi gợi điều gì?

  • A. Tiếng hát ru hay nhất mà tác giả từng nghe.
  • B. Tiếng hát ru cất lên, gợi cho tác giả bao nhiêu suy nghĩ, cảm xúc.
  • C. Cách ru con của người miền Nam.
  • D. Cách nuôi dạy con cái của người dân Campuchia.

Câu 3: Tác giả đang làm gì khi nghe thấy tiếng hát ru?

  • A. Nằm nghỉ
  • B. Ăn cơm
  • C. Đang sẵn sàng nghe giọng hát
  • D. Tác giả không nói đến.

Câu 4: Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì?

  • A. Nhớ nhà, nhớ về những ngày thơ ấu ở xứ Bắc với biết bao kỉ niệm hiện về.
  • B. Nhờ về người mẹ đã quá cố
  • C. Nhớ về không khí chiến tranh ác liệt ở miền Nam
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5:  Tiếng hát ru khiến cho tác giả:

  • A. Nhớ nhà
  • B. Muốn được người đàn bà đó ôm ấp và hát cho nghe
  • C. Muốn học cách hát ru.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Tác giả thể hiện tình cảm gì trong đoạn văn trên?

  • A. buồn man mác
  • B. bồi hồi, thân thuộc
  • C. xúc động
  • D. căng thẳng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1: (2 điểm) Văn bản được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?

Câu 2: (2 điểm) Nội dung chính của văn bản Trưa tha hương?

  

=> Giáo án điện tử ngữ văn 10 kết nối tiết: Văn bản 3 - Chữ bầu lên nhà thơ

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay