Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối Bài 5: Văn bản xúy vân giả dại
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức Bài 5: Văn bản xúy vân giả dại. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 10 kết nối tri thức (có đáp án)
ĐỀ THI 15 PHÚT – VĂN BẢN: XÚY VÂN GIẢ DẠI
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.
Câu 1: Trong những câu sau câu nào không thể hiện tâm trạng bế tắc, mất phương hướng của Xúy Vân?
- A. Chuột đậu cành rào, muỗi ấp cành dơi.
- B. Con gà rừng ức bởi xuân huyên
- C. Cái trứng gà mà tha con quạ lên ngồi trên cây.
- D. Cưỡi con gà mà đi đánh giặc
Câu 2: Điền khuyết: “Tâm trạng của nhân vật Xúy Vân được thể hiện đặc sắc qua hình ảnh…….khi thì kín đáo, khi thì bóng bẩy. Tất cả làm thành một nội tâm phong phú, đầy tính bi kịch.”
- A. So sánh
- B. ẩn dụ
- C. hoán dụ
- D. chơi chữ
Câu 3: Trong những ý sau, điều nào không thể hiện được nhân vật Xúy Vân đáng thương?
- A. Cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vội vàng, không có tình yêu.
- B. Xúy Vân là cô gái đảm đang khéo léo. Có mơ ước giản dị
- C. Xúy Vân giả điên để theo Trần Phương.
- D. Gặp Trần Phương, Xúy Vân tưởng gặp người tri kỉ cô đã yêu Trần Phương.
Câu 4: Điều gì đã tạo nên mâu thuẫn trong tâm trạng của Xúy Vân?
- A. khát vọng giữa tình yêu và đạo đức
- B. khát vọng giữa tình yêu và thực tại
- C. khát vọng giữa tình yêu và cuộc sống.
- D. khát vọng giữa tình yêu và hoàn cảnh.
Câu 5: Những câu hát “bông bông dắt, bông bông díu-xa xa lắc, xa xa líu”là những câu
- A. vô nghĩa, Xúy Vân hát để giả điên
- B. Thể hiện cuộc sống vợ chồng của nàng
- C. đệm thêm cho lời hát có vần, có điệu.
- D. chỉ là lời của bài hát, không có ý nghĩa gì.
Câu 6: Điền khuyết: “Sự đan cài giữa những câu hát……….và…………cũng như hát xuôi và hát ngược đều tập trung diễn tả tâm trạng của Xúy Vân, vừa đau khổ, vừa bi kịch.”
- A. điên dại, buồn bã
- B. điên dại, tỉnh táo
- C. điên dại, chân thật
- D. điên dại, giả dối
II. Tự luận
Câu 1. (2 điểm) Nhận xét khái quát về tính cách của nhân vật Xuý Vân được thể hiện qua lớp chèo Xuý Vân giả dại.
Câu 2. (2 điểm) Phân tích hiện tượng chuyển nghĩa của từ “đò” trong hai dòng thơ sau: "Càng chờ càng đợi, càng trưa chuyến đò
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Tiếng dây thừng căng thẳng cọ vào guốc võng kẽo kẹt, nghe buồn nản lạ, Bên ngoài, nắng lung linh. Tiếng võng đưa kẽo kẹt như nạo vào hồn. Tôi nằm không yên, phải nghiêng mình áp mã lên gối vì xúc động. Một cảm giác gì rất quen thuộc, rất xưa, xâm chiếm tâm hồn tôi, hình như bao lâu chưa gặp. Rồi một giọng ru em nổi lên - một giongj người Bắc… Tiếng hát ngừng ru. Trong im lặng, nắng như rung rinh vì vang tiếng võng đưa kẽo kẹt. Tự nhiên tôi nhớ nhà. Phải chăng tôi đã gặp linh hồn của đất nước. Hình như xa lắm, đã lâu rồi, ở mãi tít phương Bắc, trong gia đình tôi cũng có những buổi trưa oi ả với tiếng võng đều đều.”
(Trích Trưa tha hương – Trần Cư)
Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?
- A. nỗi nhớ quê hương da diết
- B. nỗi nhớ nhà
- C. sự thân thuộc của quên hương
- D. tiếng hát ru khơi gợi nỗi nhớ
Câu 2: Những âm thanh khơi gợi điều gì?
- A. Tiếng hát ru hay nhất mà tác giả từng nghe.
- B. Tiếng hát ru cất lên, gợi cho tác giả bao nhiêu suy nghĩ, cảm xúc.
- C. Cách ru con của người miền Nam.
- D. Cách nuôi dạy con cái của người dân Campuchia.
Câu 3: Tác giả đang làm gì khi nghe thấy tiếng hát ru?
- A. Nằm nghỉ
- B. Ăn cơm
- C. Đang sẵn sàng nghe giọng hát
- D. Tác giả không nói đến.
Câu 4: Tiếng hát ru đã làm nhân vật “tôi” nhớ đến những gì?
- A. Nhớ nhà, nhớ về những ngày thơ ấu ở xứ Bắc với biết bao kỉ niệm hiện về.
- B. Nhờ về người mẹ đã quá cố
- C. Nhớ về không khí chiến tranh ác liệt ở miền Nam
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Tiếng hát ru khiến cho tác giả:
- A. Nhớ nhà
- B. Muốn được người đàn bà đó ôm ấp và hát cho nghe
- C. Muốn học cách hát ru.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Tác giả thể hiện tình cảm gì trong đoạn văn trên?
- A. buồn man mác
- B. bồi hồi, thân thuộc
- C. xúc động
- D. căng thẳng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Văn bản được chia làm mấy phần và nội dung chính mỗi phần là gì?
Câu 2: (2 điểm) Nội dung chính của văn bản Trưa tha hương?
=> Giáo án điện tử ngữ văn 10 kết nối bài 5: văn bản 1 - Xúy Vân giả dại