Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 Đọc 1: Sóng

Giáo án Bài 1 Đọc 1: Sóng sách Ngữ văn 11 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 11 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 11 cánh diều Bài 1 Đọc 1: Sóng

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../...

BÀI 1:  THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

..................................................

Môn: Ngữ văn 11 – Lớp:

Số tiết : tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 1

  • Nhận biết và vận dụng những hiểu biết về thơ trữ tình ( giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố như ngôn từ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản: ý nghĩa, tác dụng của yếu tố tự sự trong truyện thơ…) và đặc điểm của truyện thơ dân gian, truyện thơ Nôm (cốt truyện, nhân vật, người kể chuyện, độc thoại nội thâm, bút pháp, ngôn ngữ…) để đọc hiểu các bài thơ và đoạn trích truyện thơ.
  • Nhận biết phân tích được đặc điểm, tác dụng của biện pháp tu từ lặp cấu trúc trong viết và nói tiếng Việt.
  • Viết được bài nghị luận xã hội và trình bày ý kiến đánh giá, bình luận về một tư tưởng, đạo lí.
  • Trân trọng những giá trị nhân văn: góp phần giữ gìn phát huy bản sắc của di sản văn học dân tộc.

 

 

Ngày soạn: .../.../...

Ngày dạy: .../.../....

TIẾT  : SÓNG

 

  1. MỤC TIÊU
    1. Mức độ yêu cầu cần đạt
  • HS nhận biết và phân tích được một số nét đặc trưng của thơ trữ tình dựa trên các phương diện: giá trị thẩm mỹ của một số yếu tố ngôn từ, hình thức bài thơ thể hiện trong văn bản, ý nghĩa của yếu tố tự sự trong thơ...
  • HS nhận biết và phân tích được sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự và yếu tố trữ tình trong thơ ( thể hiện qua văn bản đọc)
  • HS đồng cảm với tình yêu son sắt giữa hai nhân vật và có thái độ ngợi ca tình yêu đó.
    1. Năng lực
  1. Năng lực chung

- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...

  1. Năng lực đặc thù

- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Sóng

- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về văn bản Sóng

- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý nghĩa văn bản.

- Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.

  1. Phẩm chất

- Trân trọng gia trị nhân văn, sự chân thành, chung thủy, lòng vị tha, nhân hậu trong tình yêu.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
    • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Sóng
  4. Nội dung: GV tổ chức cho HS chia sẻ một số bài thơ của Xuân Quỳnh
  5. Sản phẩm: Câu trả lời của HS những tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh.
  6. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi gợi mở:

+  Ngoài tác phẩm Sóng, Thuyền và biển của Xuân Quỳnh em còn biết thêm bài thơ nào của bà? Hãy kể tên một số bài thơ tiêu biểu mà em tìm hiểu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS lắng nghe yêu cầu của GV

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS trình bày hiểu biết của mình về những bài thơ của Xuân Quỳnh.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV đưa ra gợi ý: Tự hát, Thơ tình cuối mùa thu, Mẹ của anh….
  • GV dẫn dắt vào bài: Xuân Diệu đã từng viết những câu thơ về tình yêu như sau:

“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu

Có nghĩa gì đâu một buổi chiều

Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt

Bằng mây nhè nhẹ gió hiu hiu”

Tình yêu vốn là một đề tài bất tận, một nguồn cảm xúc bất diệt trong thơ ca. Tình yêu hàm chứa mọi cung bậc của cảm xúc từ vui buồn, lo âu, thấp thỏm cho đến vỡ òa cảm xúc. Nó dẫn con người ta đi hết từ những cảm xúc này đến cảm xúc khác từ  những thất vọng, đau khổ tột cùng cho đến hạnh phúc đến vỡ òa. Nếu như Xuân Diệu được ví như ông hoàng thơ tình thì Xuân Quỳnh chính là nữ hoàng tình ca. Thơ của bà là tiếng lòng khát khao tình yêu bất diệt, là bản năng rất đỗi dịu dàng của người con gái khi yêu đôi khi nó cũng là cái lắc đầu đầy đáng yêu nữ tính. Hãy cùng Xuân Quỳnh tìm hiểu các cung bậc cảm xúc của người con gái khi yêu qua văn bản Sóng.

  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại và đọc văn bản Sóng
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến văn bản Sóng
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Sóng
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về tác giả và tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-  GV chia lớp thành 2 nhóm để trả lời các câu hỏi sau:

+ Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết của em về nữ sĩ Xuân Quỳnh?

+ Nhóm 2: Trình bày hoàn cảnh ra đời, bố cục của tác phẩm Sóng?

-   Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận vấn đề

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng trình bày, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

I.    Tìm hiểu chung

1.    Tác giả

a.     Cuộc đời

-  Tên: Nguyễn Thị Xuân Quỳnh

-  Năm sinh – năm mất: 1942 – 1988

-  Quê quán: Làng La Khê xã Văn Khê tỉnh Hà Tây. Nay thuộc quận Hà Đông, Hà Nội.

-  Cuộc đời đa đoan với nhiều thiệt thòi, lo âu, vất vả, luôn khát khao tình yêu, gắn bó hết mình với cuộc sống.

-  Hồn thơ của bà là cái
“tôi” giàu vẻ đẹp nữ tính, rất thành thật, giàu đức hi sinh vị tha.

-  Bà là nhà thơ tiêu biểu cho lớp nhà thơ trẻ chống Mỹ cũng là nhà thơ nhữ đáng chú ý của nền thơ ca Việt Nam hiện đại.

-  Phong cách thơ là tiếng lòng của tâm hồn phụ nữ nhiều trắc ẩn vừa hồn nhiên, vừa chân thành đằm thắm, da diết khát vọng về hạnh phúc đời thường.

-  Bà mất ngày 29/8/1988 trong một tai nạn giao thông tại thành phố Hải Dườn cùng chồng là nhà thơ Lưu Quang Vũ và con trai Lưu Quỳnh Thơ.

-  Năm 2001 bà được Nhà nước truy tặng giải thưởng về Văn học nghệ thuật.

b.     Tác phẩm tiêu biểu

Một số tác phẩm tiêu biểu của Xuân Quỳnh bao gồm:

+ Tơ tằm – chồi biếc ( thơ, in chung, nhà xuất bản văn  học 1963)

+ Hoa dọc chiến hào ( thơ, in chung 1968)

+ Gió Lào, cát trắng ( thơ, 1974)

+ Lời ru trên mặt đất (thp, 1978)

+ Sân ga chiều em đi ( thơ 1984)

+ Tự hát ( thơ 1984)

2.   Tác phẩm

a.   Hoàn cảnh sáng tác

-       Bài thơ được sáng tác năm 1967 và in trong tập Hoa dọc chiến hào (1968)

b.   Bố cục tác phẩm

-  Bố cục : 3 phần

+ Phần 1: Khổ 1+2 : Sóng đối tượng cảm nhận của tình yêu

+ Phần 2: 5 khổ tiếp theo: Sóng tâm hồn em và những trăn trở về tình yêu

+ Phần 3: 2 khổ còn lại: Khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhân vật em

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Sóng
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Sóng
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Sóng
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Sóng – đối tượng cảm nhận tình yêu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sau:

+ Trong 2 khổ thơ đầu hình tượng sóng xuất hiện như thế nào?

+ Tác giả đã sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện khát vọng tình yêu của mình?

- HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-   GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

Nhiệm vụ 2: Sóng tâm hồn em và những trăn trở về tình yêu

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-   GV yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

+ Hình tượng sóng gợi lên những suy nghĩ gì về tình yêu?

+ Nỗi nhớ trong tình yêu được thể hiện như thế nào qua hình tượng sóng?

-   HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhân vật em

-       GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS:

+ Hai khổ cuối tác giả đã thể hiện khát vọng của người phụ nữ trong tình yêu như thế nào?

+ Hình tượng bao trùm, xuyên suốt bài thơ là hình tượng “sóng”, được gợ tả với những biểu hiện khác nhau. Hãy chỉ ra những biểu hiện đó.

-   HS tiếp nhận nhiệm vụ

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức  Viết lên bảng.

 

II.Tìm hiểu chi tiết

1.    Sóng – đối tượng cảm nhận tình yêu

Mở đầu bài thơ là một trạng thái tâm lý đặc biệt của tâm hồn khát khao yêu đương. Xuân Quỳnh diễn tả cụ thể trạng thái khác thường, vừa phong phú lại vô cùng phức tạp:

+ Dữ dội – dịu êm/ ồn ào – lặng lẽ => 2 trạng thái đối cực của sóng thể hiện sự phức tạp của đời sống và tình yêu.

+ Sông, bể, sóng là những chi tiết bổ sung cho nhau: Sông và bể làm nên cuộc đời của sóng. Và sóng chỉ thực sự có đời riêng khi đến với biển cả mênh mông. Sóng bứt phá vượt qua không gian trật hẹp của sông bể để vươn tới các lớn lao như nỗi khát khao tình yêu cháy bỏng mãnh liệt của nhân vật em.

-  Quy luật của sóng: xưa – nay => vẫn thế

-  Quy luật của tình cảm : tình yêu luôn là khát vọng muôn đời của tuổi trẻ.

ð Sóng như tình yêu lúc mãnh liệt, cuồng nhiệt khi thì dịu êm sâu lắng. Tồn tại vĩnh cửu cùng tình yêu và tuổi trẻ.

 

2.   Sóng tâm hồn em và những trăn trở về tình yêu

a.    Khổ 3+4+5

-   Tác giả đặt ra câu hỏi rất con gái, nhẹ nhàng  “Sóng bắt đầu từ gió/ Gió bắt đầu từ đâu?”. Đây là một hiện tượng tâm lí rất thông thường trong tình yêu. Người đang yêu rất hiểu về tình yêu nhưng đồng thời vẫn luôn luôn tự hỏi không biết thế nào là tình yêu.

-  Tác giả có một cái lắc đầu vô cùng dễ thương “em cũng không biết nữa” cũng như tình yêu, nó đến rất bất ngờ tự nhiên.

-  Đến khổ thơ thứ 5 tác giả thể hiện nỗi nhớ mãnh liệt. Bao trùm lên cả không gian “dưới lòng sâu…. Trên mặt nước…”.

+ Thao thức trong mọi khoảnh khắc thời gian: “Ngày đêm không ngủ được” => phép đối thể hiện nỗi nhớ da diết và sâu đậm

+ Tồn tại trong ý thức và đi vào cả tiềm thức “ Lòng em nhớ đến anh cả trong mơ còn thức” Tuy vô cùng cường điệu nhưng lại rất  hợp lý nhằm tô đậm nỗi nhớ mãnh liệt trong lòng em.

+Vừa hóa thân vừa trực tiếp xưng ‘em’ để bộc lộ nỗi nhớ => tình yêu mãnh liệt, phép điệp tạo âm điệu nồng nàn tha thiết cho lời thơ

è  Bày tỏ tình yêu một cách  chân thành tha thiết mà mạnh dạn mãnh liệt.

b.   Khổ 6+7

+ Trong 2 khổ thơ này tác giả thể hiện lòng chung thủy của người con gái trong tình yêu. “Dẫu xuôi”, “dẫu ngược”, “phương bắc”, “phương nam”… là những từ cụ thể khẳng định khoảng cách dù có ra bao nhiêu thì lòng người lại chung thủy bấy nhiêu.

+ Phải chăng từ nỗi nhớ trong tình yêu nhà thơ muốn làm nổi bật tình cảm chung thủy duy nhất của người con gái. Dù đi đâu, xuôi ngược bốn phương thì em cũng sẽ chỉ hướng về một phương anh.

+ Cụm từ “ở ngoài kia” gợi tả ánh mắt hướng về khi xa trăm ngàn con sóng ngày đêm không biết mệt mỏi vượt qua giới hạn không gian thăm thẳm muộn vời cách trở để hướng vào bờ ôm ấp nỗi yêu thương. Cũng như “em” muốn được gần bên anh được hòa nhịp vào tình yêu với anh. Người phụ nữ hồn nhiên tha thiết yêu đời vẫn còn ấp ủ bao hi vọng, vẫn phơi phới một niềm tin vào hạnh phúc tương lai, vẫn tìm vào cái đích cuối cùng của một tình yêu lớn như con sóng nhất đinh sẽ “tới bờ” dù có nhiều thử thách chông gai. Những thử thách đưa ra như để khẳng định sức mạnh vĩnh hằng của tình yêu và lòng chung thủy.

3.        Khát vọng tình yêu mãnh liệt của nhân vật em

 Tình yêu của người con gái thật mãnh liệt và nồng nàn. Sóng xa vời cách trở vẫn tìm được tới bờ tìm về với cội nguồn yêu thương cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến với nhau tìm được hạnh phúc trọn vẹn. Sóng biển mây trời muôn đời vẫn tồn tại như một quy luật bất biến.

-   Những cụm từ “tuy dài thế”, “vẫn đi qua”, “dẫu rộng” như chứa đựng những lo âu. Song nhà thơ vẫn luôn tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu chân thành của mình sẽ vượt qua tất cả như áng mây kia như năm tháng kia.

-  Một loạt hình ảnh thơ ẩn dụ tạo thành hệ thống tương phản đối lập để nói lên tình cảm tỉnh táo đúng đắn và niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sức mạnh của tình yêu.

 

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 CÁNH DIỀU

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 11 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 11 cánh diều đủ cả năm
Giáo án dạy thêm ngữ văn 11 cánh diều đủ cả năm

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD BÀI 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

GIÁO ÁN WORD BÀI 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU

GIÁO ÁN WORD BÀI 3: TRUYỆN

GIÁO ÁN WORD BÀI 4: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN WORD BÀI 5. TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN WORD BÀI 6. THƠ

GIÁO ÁN WORD BÀI 7. TÙY BÚT, TẢN VĂN, TRUYỆN KÍ

GIÁO ÁN WORD BÀI 8. BI KỊCH

GIÁO ÁN WORD BÀI 9. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

II. GIÁO ÁN POWRPOINT NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

GIÁO ÁN POWERPOINT 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU

GIÁO ÁN POWERPOINT 3: TRUYỆN

GIÁO ÁN POWERPOINT 4: VĂN BẢN THÔNG TIN

 

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 5. TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 6. THƠ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 7. TUỲ BÚT, TẢN VĂN, TRUYỆN KÍ

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 8. BI KỊCH

GIÁO ÁN POWERPOINT BÀI 9. VĂN BẢN NGHỊ LUẬN

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 2. TÌM HIỂU NGÔN NGỮ TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ 3. ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU VỀ MỘT TÁC GIẢ VĂN HỌC

IV. GIÁO ÁN DẠY THÊM NGỮ VĂN 11 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM 1: THƠ VÀ TRUYỆN THƠ

GIÁO ÁN DẠY THÊM 2: THƠ VĂN NGUYỄN DU

GIÁO ÁN DẠY THÊM 3: TRUYỆN

GIÁO ÁN DẠY THÊM 4: VĂN BẢN THÔNG TIN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 5. TRUYỆN NGẮN

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 6. THƠ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 7. TUỲ BÚT, TẢN VĂN, TRUYỆN KÍ

GIÁO ÁN DẠY THÊM BÀI 8. BI KỊCH

Chat hỗ trợ
Chat ngay