Đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 kết nối tri thức (có đáp án)
Tổng hợp trọn bộ đề kiểm tra 15 phút Ngữ văn 11 bộ sách mới Kết nối tri thức. Bộ đề kiểm tra 15 phút bao gồm: đề kiểm tra trắc nghiệm, đề kiểm tra tự luận, đề kiểm tra trắc nghiệm + tự luận. Tài liệu có đáp án kèm theo và file word tải về chỉnh sửa được. Hi vọng bộ đề kiểm tra Ngữ văn 11 kết nối này giúp ích được cho thầy cô để ôn tập và đánh giá năng lực học sinh.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ
Một số tài liệu quan tâm khác
Phần trình bày nội dung giáo án
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT –
CHIẾU CẦU HIỀN
ĐỀ SỐ 1
- Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Trong phần 1, tác giả đề cập mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử là gì?
- Người hiền ắt làm sứ giả cho thiên tử, như vậy là hợp ý trời.
- Người hiền tự giấu mình, không về với thiên tử là trái ý trời
- Người hiền có thể trở thành thiên tử
- Đáp án A và B
Câu 2: Chiếu cầu hiền ra đời với mục đích gì?
- Kêu gọi những người theo Nguyễn Ánh ra giúp Tây Sơn
- Kêu gọi các Nho sĩ ra giúp nước
- Kêu gọi những người giỏi võ ra giúp nước
- Kêu gọi kẻ sĩ Bắc Hà ra cộng tác với triều đình Tây Sơn
Câu 3: Giá trị nội dung của Chiếu cầu hiền là:
- Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước
- Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Ngô Thì Nhậm nhằm động viên tri thức Bắc Hà tham gia xây dựng đất nước
- Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Tây Sơn tham gia xây dựng đất nước
- Tác phẩm là một văn kiện quan trọng thể hiện chủ trương đúng đắn của Nguyễn Huệ nhằm động viên quân Bắc Hà đi thi ra làm quan
Câu 4: Phương thức biểu đạt của tác phẩm là?
- Nghị luận
- Tự sự
- Biểu cảm
- Thuyết minh
Câu 5:Đáp án không thể hiện đúng thái độ của sĩ phu Bắc Hà:
- Kẻ sĩ mai danh ẩn tích uổng phí tài năng
- Người ra làm quan thì giữ mình không dám nói thẳng
- Nhiều người có tài năng còn chưa chịu ra giúp nước
- Nhiều người ngưỡng mộ tài năng của vua Quang Trung đã ra tiến cử
Câu 6: Trong “Chiếu cầu hiền” vua Quang Trung đã thẳng thắn thừa nhận thực trạng nào dưới đây của triều đại mới do mình đứng đầu?
- Triều đình chưa ổn định
- Biên ải chưa yên, dân chưa lại sức
- Ân đức vua chưa thấm nhuần khắp nơi
- Tất cả đều đúng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Cho biết đặc điểm của thể chiếu nói chung và bài Chiếu cầu hiền nói riêng.
Câu 2 (2 điểm): Hãy nêu nội dung chính của văn bản.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
D |
D |
A |
A |
D |
D |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
– Chiếu là loại công văn thời xưa nhà vua dùng để ban bố mệnh lệnh cho bề tôi hoặc chỉ thị cho mọi người. Văn của thể chiếu trang trọng, lời lẽ rõ ràng, tạo nhã. Nhiều bài chiếu mang nội dung nghị luận, bàn bạc những vấn đề quan hệ đến vận mệnh quốc gia. Có khi chiếu được gọi là chiếu thư, chiếu chỉ và thường mang nội dung là những mệnh lệnh. Văn học trung đại Việt Nam có những bài chiếu nổi tiếng như Chiếu dời đô của Lí Công Uẩn, Chiếu để lại trước khi chết (Di chiếu) của Lí Nhân Tông, Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm, Chiếu Cần vương của Hàm Nghi,... – Chiếu nói chung, Chiếu cầu hiền nói riêng thuộc loại văn nghị luận chính trị – xã hội. Mặc dù là loại công văn nhà nước, nhưng đối tượng bài Chiếu cầu hiền là bậc hiền tài – những nho sĩ mang nặng tư tưởng nho gia – nên lời lẽ mềm mỏng, nhún nhường, thành tâm và mang tính chất thuyết phục cao. |
1
1 |
Câu 2 (2 điểm) |
– Bài Chiếu cầu hiền thể hiện tầm chiến lược nhìn xa trông rộng của vua Quang Trung trong việc nhận thức về vai trò của người hiền tài đối với đất nước. Cầu hiền gần như là một quy luật tất yếu đối với các triều đại tiến bộ khi mới ra đời. Ngô Thì Nhậm đã nắm vững chiến lược cầu hiền của Quang Trung và thể hiện một cách xuất sắc tư tưởng chiến lược đó trong một bài chiếu ngắn gọn với lập luận chặt chẽ và đầy sức thuyết phục. |
2 |
ĐỀ SỐ 2
- Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Phần 1 tác phẩm nêu vấn đề gì?
- Thực trạng người tài không muốn ra giúp dân giúp nước
- Mối quan hệ giữa hiền tài và thiên tử.
- Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung.
- Nhu cầu của thời đại
Câu 2: Vì sao trong “Chiếu cầu hiền” tác giả không đề cập đến những sĩ phu không hợp tác với triều đình?
- Vua Quang Trung cho đó là chuyện nhỏ, không đáng quan tâm
- Vì số người chống đối ít, không đủ sức mạnh để chống lại
- Vì vua Quang Trung chủ trương hòa giải, khoan dung để chiêu hiền đãi sĩ để tạo sức mạnh và xây dựng đất nước
Câu 3: Câu văn nào cho thấy rõ nhất niềm chờ mong khắc khoải người hiền ra giúp nước của vua Quang Trung?
- “Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng?”
- “Chiếu này ban xuống, các bậc quan viên lớn nhỏ, cùng với thứ dân trăm họ, người nào có tài năng học thuật, mưu hay hơn đời, cho phép được dâng sớ tâu bày sự việc”
- “Nay trẫm đang ghé chiếu lắng nghe, ngày đêm mong mỏi, nhưng những người học rộng tài cao chưa thấy có ai tìm đến”
- “Hay đang thời đổ nát không thể ra phụng sự vương hầu chăng?”
Câu 4: Tác giả so sánh người hiền tài với ngôi sao trên trời thể hiện điều gì?
- Đề cao vị trí, vai trò của người hiền tài.
- Phê phán thái độ của các sĩ phu Bắc Hà
- Đưa ra lời khuyên với các sĩ phu
- Tất cả các đáp án trên
Câu 5: Tại sao trong các sĩ phu lại có người không phục vua Quang Trung?
- Vua Quang Trung không biết phép trị nước
- Vua Quang Trung có xuất thân từ tầng lớp bình dân
- Vua Quang Trung không thông hiểu đạo Nho
- Tất cả các đáp án trên
Câu 6: Câu văn “Suy đi tính lại trong vòm trời này, cứ cái ấp mười nhà ắt phải có người trung thành tín nghĩa” nói lên nội dung gì?
- Những người theo Quang Trung có rất nhiều
- Nhân tài đất Bắc không những có, mà có rất nhiều
- Dân chúng Bắc Hà rất đông
- Đất Bắc Hà rất ít nhân tài
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hãy nêu nội dung chính của mỗi phần được đánh số trong văn bản.
Câu 2 (2 điểm):
GỢI Ý ĐÁP ÁN
- Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Câu 6 |
Đáp án |
B |
C |
C |
A |
B |
B |
- Tự luận
Câu hỏi |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (2 điểm) |
- Phần 1: Nêu lên tư tưởng xuất phát: Người hiền như sao trên trời, không thể không ra giúp đời. - Phần 2: Thời thế trước đây khiến người tài không thể phát huy. - Phần 3: Thời thế nay đã thay đổi, nhà vua mong muốn có hiền tài ra giúp nước nhằm chỉnh đốn triều cương, phát triển đất nước. - Phần 4: Chỉ dẫn cách người hiền tài ra giúp nước, chỉ dẫn quan lại tiến cử người tài giỏi. Nhấn mạnh một lần nữa hoàn cảnh hiện thời của đất nước và khuyên người hiền tài ra giúp nước. |
|
Câu 2 (2 điểm) |
|
|
MỘT VÀI THÔNG TIN
- Mỗi bài học sẽ có 1 đề. File đề thi tải về là file word
- Cấu trúc đề gồm có: Trắc nghiệm hoặc tự luận hoặc kết hợp
- Bộ tài liệu này có đủ đề kiểm tra các bài học trong SGK
PHÍ TÀI LIỆU:
- Văn, Toán phí : 250k/cả năm
- Các môn còn lại: 200k/cả năm
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
=> Nội dung chuyển phí: Nang cap tai khoan
=> Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
Xem thêm tài liệu:
Từ khóa: Đề kiểm tra ngữ văn 11 kết nối tri thức, đề kiểm tra 15 phút bộ ngữ văn 11 kết nối tri thức, bộ đề trắc nghiệm tự luận ngữ văn 11 kết nối tri thức
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây