Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức

Dưới đây là giáo án bản word môn ngữ văn lớp 11 bộ sách "Kết nối tri thức", soạn theo mẫu giáo án 5512. Đây là mẫu giáo án mới nhất. Giáo án hay còn gọi là kế hoạch bài dạy(KHBD). Bộ giáo án được soạn chi tiết, cẩn thận, font chữ Time New Roman. Thao tác tải về đơn giản. Dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn. Giáo án do nhóm giáo viên trên kenhgiaovien biên soạn. Mời thầy cô tham khảo

Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án rõ

Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức

Xem video về mẫu Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức

Bản xem trước: Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức

Một số tài liệu quan tâm khác


Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

BÀI 9: LỰA CHỌN VÀ HÀNH ĐỘNG

…………………………..

Môn: Ngữ văn 11 – Lớp:

Số tiết: 12 tiết

MỤC TIÊU CHUNG BÀI 2

  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản, phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.
  • Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu, độc đáo trong văn bản nghị luận, để đánh giá được các lí lẽ và bằng chứng mà người viết sử dụng để bảo vệ quan điểm trong bài viết, thể hiện được quan điểm đồng ý hay không đồng ý với nội dung chính của văn bản và giải thích lí do.
  • Biết được một số cách giải thích nghĩa của từ, qua đó, chủ động bồi đắp vốn từ và sử dụng từ ngữ chính xác, có hiệu quả.
  • Viết được văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật ( điện ảnh, âm nhạc, hội họa, điêu khắc…) nêu và nhận xét về nội dung, một số nét nghệ thuật đặc sắc.
  • Biết giới thiệu ( dưới hình thức nói) một tác phẩm nghệ thuật theo lựa chọn cá nhân ( tác phẩm điện ảnh, âm nhạc, hội họa)
  • Biết tôn trọng con người cá nhân đồng thời luôn nuôi dưỡng ý thức đóng góp cho cộng đồng, biết thể hiện sự can đảm và sáng suốt ở những lựa chọn có tính bước ngoặt trong cuộc đời.

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT    : VĂN BẢN 1: BÀI CA NGẤT NGƯỞNG

  1. MỤC TIÊU
  2. Mức độ yêu cầu cần đạt
  • Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà bài hát nói muốn gửi đến người đọc, phân biệt chủ đề chính, chủ đề phụ trong một văn bản có nhiều chủ đề.
  • Biêt cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông qua thực hành giải thích một số từ khó, từ đa nghĩa trong văn bản, qua đó chủ động bồi đắp vốn từ và sử dụng từ ngữ chính xác, có hiệu quả.
  • Biết tôn trọng con người cá nhân, các cá tính khác nhau trong đời sống xã hội, đồng thời luôn nuôi dưỡng ý thức đóng góp cho cộng đồng, biết thể hiện sự can đảm và sáng suốt ở những lựa chọn có tính bước ngoặt trong cuộc đời.
  1. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, trao đổi giữa các cá nhân, các nhóm.

Năng lực riêng

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến văn bản Bài ca ngất ngưởng.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm Bài ca ngất ngưởng
  • Năng lực hợp tác trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung và nghệ thuật, ý nghĩa của văn bản.
  • Năng lực phân tích, so sánh đặc điểm nghệ thuật của văn bản với các văn bản khác có cùng chủ đề.
  1. Phẩm chất
  • Biết tôn trọng những cá tính khác nhau trong đời sống và nuôi dưỡng ý thức đóng góp cho cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Chuẩn bị của giáo viên
  • Giáo án
  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
  • Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà
  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 11, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.
  • TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học Bài ca ngất ngưởng.
  3. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở vấn đề đối với HS
  4. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

  • GV đặt câu hỏi: Theo em quan sát hiện nay vấn đề “cá tính” được giới trẻ nhìn nhận như thế nào? Nêu ý nghĩ của em khi nghe nhận xét về một người nào đó có “vị trí cao ngất ngưởng” và khi nghe đánh giá về một ai đó có “thái độ ngất ngưởng”. Từ “ngất ngưởng” trong hai trường hợp trên có giống nhau không?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS nghe và suy nghĩ trả lời

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét đánh giá
  • GV dẫn dắt vào bài: Trong xã hội hiện nay, việc thể hiện cá tính bản thân mang lại khá nhiều ý kiến trái chiều. Người đồng tình coi đó là một ưu điểm còn ngược lại có những người không tiết chế được cá tính sẽ trở thành lố lăng là tâm điểm để người ngoài chỉ trích. Cũng thể hiện cá tính song dưới cách thể hiện của Nguyễn Công Trứ nó lại mang đến một tư thế “ngất ngưởng” khác. Hãy cùng tìm hiểu cá tính của ông qua văn bản Bài ca ngất ngưởng – Bài 1- tiết 1 sau đây.
 
  1. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Đọc văn bản

  1. Mục tiêu: Nắm được những thông tin về thể loại, đặc điểm thể loại hát nói và đọc văn bản Bài ca ngất ngưởng
  2. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến thể loại hát nói và bài Bài ca ngất ngưởng
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Bài ca ngất ngưởng.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của thể hát nói

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-       GV mời đại diện nhóm dựa vào nội dung đã học ở nhà:

+ Trình bày hiểu biết của em về thể hát nói?

-         Các nhóm tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Các nhóm thảo luận để vẽ sơ đồ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 nhóm lên bảng vẽ sơ đồ, yêu cầu các nhóm khác nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức.

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Đọc văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-        GV cho HS theo dõi 1 video ngắn về nhà thơ Nguyễn Công Trứ và đặt câu hỏi:

https://www.youtube.com/watch?v=XkYvmhhUNfM

+ Nhóm 1: Trình bày những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Công Trứ cũng như sự nghiệp của ông?

+ Nhóm 2: Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm Bài ca ngất ngưởng?

+ Nhóm 3: Xác định bố cục bài thơ?

+ Nhóm 4: Xác định chủ đề và cảm hứng chủ đạo của bài thơ?

- HS thực hiện nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   HS đọc thông tin trong SGK chuẩn bị trình bày trước lớp

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời các nhóm HS phát biểu, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

+ GV bổ sung:

 

I.    Tìm hiểu chung

1.   Thể hát nói

a.    Khái niệm

-         Thơ hát nói

Thơ hát nói là thể thơ do các nhà thơ Việt Nam sáng tạo và phát triển từ khoảng thế kỉ XVII đạt đến đỉnh cao trong thế kỉ XVIII – XIX.

+ Thơ hát nói là phần lời của bài hát nói, mà lối hát nói là một điệu thức chủ đạo của lối hát ca trù ( hay còn gọi là hát ả đào, cô đầu…).

+ Thơ hát nói là một thể thơ kết hợp các thể song thất lục bát, lục bát với kiểu nói trong một số làn điệu dân ca.

b.   Hình thức

Số câu và số chữ các câu gieo vần của thể hát nói tương đối đa dạng, tự do. Vì thế nó thường được các nhà thơ có phong cách tài hoa, tài tử ưa dùng để biểu đạt tư tưởng tâm hồn phóng túng của mình.

 

2.    Đọc văn bản

a.     Tác giả

-       Tên: Nguyễn Công Trứ hiệu Ngộ Trai,  biệt hiệu Hy Văn.

-       Năm sinh – năm mất: 1778 -1858

-       Quê quán: Làng Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh

-       Năm 42 tuổi ông ông kì Giải nguyên và làm quan dưới triều Nguyễn.

-       Cuộc đời Nguyễn Công Trứ trảu qua nhiều lần thăng giám chốn quan trường. Có khi làm đến chức Thượng Thư nhưng cũng có khi làm lính thú biên thùy. Tuy nhiên ở vị trí nào ông cũng giữ bản lĩnh cứng cỏi.

-       Nguyễn Công Trứ là một tài năng lỗi lạc với thành tựu trên nhiều lĩnh vực: quân sự, kinh tế, kiến trúc.

·      Về sự nghiệp

-       Nguyễn Công Trứ chủ yếu sáng tác bằng chữ Nôm hiện còn 150 tác phẩm ở nhiều thể loại: phú, thơ đường luật, câu đối, hát nói.

-       Ông là người có đóng góp quan trọng cho sự định hình và phát triển của thể loại hát nói.

b.     Tác phẩm

-         Hoàn cảnh sáng tác:

+ Bài ca ngất ngưởng được ông viết năm 1848 – năm ông cáo quan về quê.

+ Nguyên văn chữ Nôm của Bài ca ngất ngưởng được chép ở gia phả tập biên, giữa nguyên văn chữ Nôm theo bản này và các bản phiên âm  về sau có ít nhiều khác biệt.

+ Bài thơ được sáng tác là một tác phẩm xuất sắc nhất đạt đến trình độ cổ điển mẫu mực của thể loại hát nói.

c.      Bố cục bài thơ:

-                     Bài thơ hát nói được chia làm 3 phần chính:

+ Phần 1: 6 câu đầu : cuộc đời làm quan đạt tới danh vọng “ngất ngưởng”

+ Phần 2: 4 câu tiếp: cởi mũ áo từ quan về quê với hành động “ngất ngưởng”.

+ Phần 3: 6 câu tiếp: cuộc sống trí sĩ phong tình “ngất ngưởng”.

+ Phần 4: 3 câu còn lại: đạo nghĩa quân thần và đúc kết cả cuộc đời kinh lịch “ngất ngưởng”

Hoạt động 2: Khám phá văn bản

  1. Mục tiêu: Nhận biết và phân tích được văn bản Bài ca ngất ngưởng
  2. Nội dung: Sử dụng SGK chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Bài ca ngất ngưởng
  3. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Bài ca ngất ngưởng
  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV- HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Cuộc đời làm quan đạt tới danh vọng “ngất ngưởng”

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV cho HS đọc bài thơ và trả lời các câu hỏi sau:

+ Thái độ, phong cách “ngất ngưởng” được Nguyễn Công Trứ thể hiện như thế nào khi còn đương chức?

+ Việc dùng đại từ  có tính chất tự xưng cùng với thủ pháp liệt kê, điệp từ có vai trò và tác dụng gì?

+ Nguyễn Công Trứ cho rằng làm quan bị gò bó nhưng tại sao ông vẫn ra làm quan?

-   HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-   GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-   GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Cởi mũ áo từ quan về quê và hành động trí sĩ phong tình “ngất ngưởng”.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-   GV yêu cầu HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi:

+ Sau khi cởi mũ áo từ quan về quê thái độ, lối sống và cách ứng xử của Nguyễn Công Trứ được thể hiện ra sao?

+ Từ “ngất ngưởng” được xuất hiện mấy lần trong bài? Ý nghĩa của mỗi lần xuất hiện này là gì?

+ Vì sao Nguyễn Công Trứ lại đề cao, tự hào về phong cách, lối sống ngất ngưởng?

+ Việc sủ dụng các thủ pháp nghệ thuật cùng biện pháp tu từ có ý nghĩa gì?

-         HS tiếp nhận nhiệm vụ

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

-   Hs làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

-   GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

-   GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: đạo nghĩa quân thần và đúc kết cả cuộc đời kinh lịch “ngất ngưởng”

-       GV chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS:

+ Theo em giữa lối sống ngất ngưởng với tâm niệm “ nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung” có gì mâu thuẫn không? Từ đó hãy xác định chủ đề chính và phụ của bài thơ hát nói?

+ Nêu suy nghĩ của em về cách lựa chọn lối sống, cách ứng xử cũng như cá tính của tác giả?

-         HS tiếp nhận nhiệm vụ

 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức  Viết lên bảng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 4: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

-   GV yêu cầu HS tổng kết nội dung và ý nghĩa của văn bản Bài ca ngất ngưởng

+ Trình bày những đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Bài ca ngất ngưởng

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt kiến thức  Viết lên bảng.

II.Tìm hiểu chi tiết

1.   Cuộc đời làm quan đạt tới danh vọng “ngất ngưởng”

Vũ trụ nội mạc phi quân sư

Ông Hy Văn tài bộ đã vào lồng

Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi tổng đốc Đông

Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng

Lúc Bình Tây, cờ đại tướng

Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.

-       Nguyễn Công Trứ là một người có tài. Tài năng của ông là điều hoàn toàn không thể phủ nhận. Trên hành trịnh quan lộ của mình qua những chức vụ ông từng đảm nhận đã phần nào khẳng định điều đó. Ngay câu mở đầu Nguyễn Công Trứ đã xác định rõ rằng “trong trời đất không có gì không phải là phận sự của kẻ nam nhi trượng phu này”. Đấy là thái độ sống tích cực có trách nhiệm. 

+ Ông đã sử dụng điệp từ “khi” cùng biện pháp liệt kê hàng loạt các vị trí, thứ bậc cũng như chức vụ mà ông đã trải qua: Thủ khoa, tham tán, Tổng đốc, Đại tướng, Phủ doãn….

ð    Cái ngất ngưởng mà ông nói đến ở đây là vị trí đạt được do tài năng khí phách chứ không phải là một ông quan ngông nghênh tài tử, tự cao tự mãn với thói háo danh thông thường. Và thực tế cũng cho thấy ông là một ông quan có tài năng có tầm nhìn khác người khác đời, tận tụy với chức trách không quản khó nhọc, lập nhiều công trạng ở nhiều lĩnh vực.

-       Tuy ông luôn cho rằng làm quan là gò bó nhưng vẫn ra làm quan là bởi:

+ Bản thân ông đã muốn thực hiện hoài bão giúp đời cứu người. Vì trong thiên hạ này không có việc gì là không phải phận sự của nam nhi”.

+ Bởi lẽ sự có mặt trên cõi đời này đó chính là một sự kiêu hãng.

+ Cuối cùng đó là bởi thỏa trí làm trai.

Với ông làm quan chưa bao giờ là một sự thỏa mãn về công trạng hay danh vị mà đó là bởi “chí làm trai” và cũng xuất phát từ trách nhiệm của ông với dân với nước và với cuộc đời. Đặt trong bối cảnh lịch sử xã hội đương thời ta có thể phần nào hiểu được niềm mong mỏi của ông.

2.                Cởi mũ áo từ quan về quê và hành động trí sĩ phong tình “ngất ngưởng”.

-            Sau khi cởi mũ áo về quê từ đỉnh cao vinh quanh, ông lập tức “ngất ngưởng” trở về mà không tham luyến “bả” công danh. Cáo lão từ quan là chuyện thường tình nhưng cái cách, cái tư thế rời kinh của ông mới là điều đáng nói.

-            “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” ( Giai thoại còn có cả chuyện đeo mo câu vào đuôi bò để che miệng thế gian) vốn dĩ là một hình ảnh hài hước, nghịch ngợm không ai có thể tưởng tượng được ở một ông quan lớn đạo mạo đường bệ. “Ngất ngưởng” ở đây nhằm nói đến việc dám làm cái hành động khác người, thể hiện rõ tính cách ngông của ông, rất cá tính và độc đáp.

-             Bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa sâu xa của Nguyễn Công Trứ là chứng minh cuộc đời thanh bạch của mình trươc thiên hạ.  Cả đời làm quan nhưng trở về thanh sạch. Con người thanh liêm chính trực thì  bình thản bình tâm và biết cách chứng minh sự trong sạch để bảo vệ mình.

-             Trong bài cụm từ “ngất ngưởng” được xem là từ khóa không kể ở phần nhan đề thì có 4 lần xuất hiện nhưng mỗi lần lại có một hàm nghĩa khác nhau:

+ Lần 1: Trong câu “Gồm thao" lược đã nên tay ngất ngưởng”:  Từ “thao lược”  gắn với việc thi thố tài năng, gắn với cuộc đời làm quan đạt tới đỉnh cao danh vọng: Ngất ngưởng thiên về nét nghĩa cao ngất, tột đỉnh.

+ lần 2: Trong câu “ Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” Gắn với hành động cởi mũ áo về quê, cưỡi bò vàng rời kinh thành chẳng giống ai, “ngất ngưởng” thiên về nét nghĩa ngạo thế khinh đời, không vướng bận chuyện thị phi.

+ Lần 3: Trong câu “Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”: Tuổi đã cao những vẫn có cuộc sống phong tình, đi chơi chùa vẫn “đủng đỉnh” dắt theo “một đôi đi”, “ngất ngưởng” thiên về nét nghĩa tự mình tự tại cốt thỏa đạt thú vui.

+ Lần 4: Trong câu “Đời ai ngất ngưởng như ông”: Giữ vẹn đạo nghĩa trung thần nhưng vẫn thỏa được chí hướng riêng, làm quan hay trí sĩ đều khẳng định được tính cách, bản lĩnh cũng như khí phách của mình. Từ “ngất ngưởng” ứng với ý nghĩa nhan đề bài thơ mang tổng hợp các nét nghĩa phía trên.

-            Việc sử dụng hệ thống hình ảnh, từ ngữ dân dã, sắc thái tự nhiên cùng biện pháp tu từ: lặp từ, lặp cấu trúc, liệt kê, đối từ và cú pháp…. Trang nghiêm ( Phật) >< hài hước ( nực cười); được >< mất; khen>< chê; hành lạc, phóng lãng ( ca, tửu, cắc tùng) >< thoát tục, thiêng liêng ( Tiên, Bụt); vua >< tôi; Sơ>< chung…. Góp phần thể hiện sự tài hoa của Nguyễn Công Trứ trong nghệ thuật sáng tác thể loại hát lót, cũng phần nào thể hiện cá tính mạnh mẽ cũng như “ngất ngưởng” của ông.

 

3.         Đạo nghĩa quân thần và đúc kết cả cuộc đời kinh lịch “ngất ngưởng”.

-             Lối sống ngất ngưởng với tâm niệm “nghĩa vua tôi cho vẹn đạ sơ chung” của Nguyễn Công Trứ không hề có sự mâu thuẫn. Bởi lẽ:

+ Ông là con người tận tuy với đất nước và nghĩa tình với quê hương: Đạo sơ chung – nghĩa vua tôi là lí tưởng đạo đức Nho học. Về căn bản con người ông cũng như thơ văn của ông là hình ảnh người trượng phu hành động xả thân ví lí tưởng, vì khát vọng hành hóa, suốt đời cần mẫn theo đuổi ước mơ hưng quốc an dân. Bên trong con người hành động ấy là một tâm hồn nhạy cảm, giàu có của một văn nhân tài tử.  Tay kiếm vẫn vẫy vùng ngang dọc nhưng lập tức hòa mình vào đời sống bình dị, chất phác, chân thành.

+ Tâm hồn phóng túng cốt cách tài tử, cá tính mạnh mẽ: Phong cách ngông, ngất ngưởng khác biệt mà Nguyễn Công Trứ thể hiện trong bài này bao gồm những đối lập mâu thuẫn giữa các thái cực mà ở đời ít kẻ làm được: Làm quan chức cao vọng trọng, tính cách mạnh mẽ nhưng tâm hồn thiện lành bình dị. Hành lạc thì thoát tục, vừa trần tục. Sự ngất ngưởng của ông ở phương diên này không phải kì quái, cố tạo ra dị biệt hình thức càng không lệch chuẩn là phá cách mà chính là thể hiện bản lĩnh đa tài, mạnh mẽ, cùng khí chất cao cả của mình.

-             Cách lựa chọn lối sống, cách ứng xử cũng như cá tính của tác giả tạo nguồn cảm hứng và năng lượng sống dồi dào, do thế luôn mới mẻ, độc đáo và có tính gợi mở. Là một tài năng và nhân cách toàn diện, cho nên Nguyễn Công Trứ là khối thống nhất của nhiều khía cạnh đối lập.  Thực tế ông đã sống một cách ngất ngưởng và bộc lộ niềm tự hào về điều đó. Cái “ngất ngưởng” ở cuối bài và nhan đề là tổng hợp của tất cả cái ngất ngưởng tài cao ngất ngưởng, về hưu ngất ngưởng và sống đời thường sống ngất ngưởng.

III.  Tổng kết

1.     Nội dung

-        Qua thái độ Ngất ngưởng, tác giả muốn thể hiện một phong cách sống tốt đẹp, một bản lĩnh cá nhân của mình trong khuôn khổ của xã hội phong kiến chuyên chế: Hết lòng vì vua, vì nước, bất chấp hết những được - mất, những lời khen - chê ở đời.

2.     Nghệ thuật

-       Đây là tác phẩm được viết theo thể loại hát nói, với lối tự thuật, có hình thức tự do, phóng khoáng, đặc biệt là tự do về vần, nhịp thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.

-  Bài thơ có sự kết hợp hài hòa giữa hệ thống từ ngữ Hán Việt với từ ngữ Nôm thông dụng trong đời sống hàng ngày

  1. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
  2. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản Bài ca ngất ngưởng đã học
  3. Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan
  4. Sản phẩm học tập: Câu trả lời HS chọn
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Nhiệm vụ 1: Chọn đáp án đúng nhất cho các câu hỏi sau:

Câu 1: Nguyễn Công Trứ viết “Bài ca ngất ngưởng” vào năm 1848, đó là lúc, ông:

A Thi đậu giải nguyên

  1. Đang làm Phủ doãn Thừa Thiên
  2. Cáo quan về hưu
  3. Bị giáng làm lính thú ở biên thuỳ

Câu 2: “Bài ca ngất ngưởng” thuộc thể loại văn học nào?

  1. Ca trù
  2. Ca dao
  3. Truyện thơ
  4. Hát xoan

Câu 3:  Kể cả tựa đề, ở bài hát nói “Bài ca ngất ngưởng”, tác gả đã dùng từ “ngất ngưởng” mấy lần?

  1. 2 lần
  2. 3 lần
  3. 4 lần
  4. 5 lần

Câu 4: Từ “ngất ngưởng” trong câu “Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng” thể hiện phẩm chất gì của tác giả Nguyễn Công Trứ lúc đang ở triều?

  1. Tự ti
  2. Tự kiêu
  3. Tự hào
  4. Tự tin

Câu 5: Từ “ngất ngưởng” trong câu “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng” thế hiện điều gì của Nguyễn Công Trứ lúc “đô môn giải tổ”?

  1. Sự hợm hĩnh
  2. Sự khẳng định cá tính mãnh liệt
  3. Sự chán nản, bất cần.
  4. Sự trêu ghẹo thế thái nhân tình.

Câu 6: Câu nào thể hiện hàm ý “làm quan là một sự mất tự do và gò bó” của Nguyễn Công Trứ?

  1. Vũ trụ nội mạc phi phận sự
  2. Đô môn giải tổ chi niên
  3. Khen chê phơi phới ngọn đông phong
  4. Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng

Câu 7: Ông Hi Văn ở câu “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” trong “Bài ca ngất ngưởng” là biệt hiệu của ai?

  1. Nguyễn Công Trứ
  2. Nguyễn Khuyến
  3. Cao Bá Quát
  4. Nguyễn Đình Chiếu

Câu 8:  Ý nghĩa của câu “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” trong “Bài ca ngất ngưởng”?

  1. Sự kiêu hãnh của một đấng nam nhi sống trong trời đất.
  2. Thái độ bàng quan, vô trách nhiệm với đất nước.
  3. Tuyên ngôn trách nhiệm cao đẹp của Nguyễn Công Trứ đối với đất nước.
  4. Tuyên bố xa lánh vòng danh lợi.

Câu 9: Câu nào sau đây bộc lộ tài năng quân sự của nguyễn Công Trứ?

  1. Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông
  2. Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng
  3. Lúc bình Tây, cờ đại tướng
  4. Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên

Câu 10: Mặc dù làm quan đối với Nguyễn Công Trứ là ràng buộc, gò bó, mất tự do, nhưng tại sao ông vẫn hết lòng vì quốc gia đại sự, đến mức khi 80 tuổi, cũng là lúc Pháp nổ súng xâm lược (1858), ông vẫn đăng sớ xin ra trận (mặc dù bị triều đình từ chối vì tuổi già sức yếu)?

  1. Làm quan là yêu cầu bắt buộc trong quan niệm của kẻ sĩ phong kiến.
  2. Làm quan để mang lại danh lợi cho bản thân và gia đình.
  3. Vì muốn khẳng định cái tôi cá nhân mãnh liệt của mình.
  4. Vì nhân sinh quan của Nguyễn Công Trứ: mọi việc trong trời đất, đều là phận sự của kẻ làm trai.

Câu 11: Dòng nào nói đúng quan niệm của nhà nho ngày xưa?

  1. Xem trọng "đức" hơn "tài".
  2. Chỉ xem trọng "tài", phủ nhận "đức".
  3. Chỉ xem trọng "đức", phủ nhận "tài".
  4. Xem "tài" "đức" như nhau.

Câu 12: Nghĩa gốc của từ "ngất ngưởng" trong bài Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ là:

  1. Dùng để chỉ một tư thế nghiêng ngả, không vững đến mức chực ngã.
  2. Dùng để chỉ tư thế nằm không ngay ngắn, không nghiêm chỉnh, lộn xộn.
  3. Dùng để chỉ một dáng điệu, cử chỉ không nghiêm chỉnh, không đứng đắn.
  4. Dùng cho một ai đó tự nghĩ mình hơn người, luôn coi thường người khác.

=> Thêm đó, Kenhgiavien còn triển khai biên soạn thêm bộ giáo án chuyên đề ngữ văn 11 kết nối tri thức định hướng đổi mới giáo dục phổ thông giúp giáo viên tổng hợp kiến thức, phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực của học sinh.

Nhiệm vụ 2: Viết đoạn văn

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ bàn về cách ứng xử trước được, mất, khen chê, may rủi… mà tác giả thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV có thể dành thời gian khoảng 7-10’ để HS trình bày ý tưởng rồi viết trên lớp hoặc ở nhà

Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập

- GV chữa bài tập nhận xét và chuẩn bị kiến thức

  1. Trắc nghiệm

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

C

A

D

C

B

D

        

 

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

A

C

B

D

A

A

  1. Viết

Gợi ý:

HS ôn lại kiến thức đã học để trả lời.

  1. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
  2. Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học liên hệ thực tế.
  3. Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học để liên hệ thực tế
  4. Sản phẩm học tập: bài tập hoàn thành của HS
  5. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

Phân tích cái tôi mà Nguyễn Công Trứ thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ

- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi.

Bước 3: HS báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV gọi 1 vài HS đứng dậy trình bày bài làm của mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực nhiệm vụ học tập

XEM THÊM GIÁO ÁN KHÁC:

GV chữa bài tập nhận xét và chuẩn bị kiến thức
GV gợi ý:

Dàn bài chi tiết

  1. Mở bài
  • Giới thiệu sơ lược về tác giả cũng như tác phẩm Bài ca ngất ngưởng
  1. Thân bài
  • Nêu tóm tắt cái tôi của Nguyễn Công Trứ: Cái tôi ngông, một cái tôi ngất ngưởng với chính bản thân và với đời.
  • Để thể hiện cái ngất ngưởng của mình ông đã chọn thể loại hát nói để bày tỏ tư tưởng của mình.
  • Giải thích nghĩa từ ngất ngưởng: nghĩa đen và nghĩa chuyển.
  • Ngất ngưởng trên con đường hoạn lộ

+ Đề cao vai trò và ý thức trách nhiệm bổn phân cá nhân “vũ trụ nội mạc phi phận sự”

+ Ông Hi Văn: thái độ tự trào, tự tôn độc đáo

+ Tự ý thức được ra làm quan là sẽ mất tự do nhưng đây là phương tiện để ông thể hiện tài năng và hoài bão được cống hiến sức mình phục vụ nhân dân

+ Nghệ thuật: điệp từ khi kết hợp thủ pháp liệt kê nhằm khẳng định tài thao lược văn chương của tác giả; khi thủ khoa, tham tán, khi tổng đốc đông…..

  • Ngất ngưởng là lời tự khẳng định, sự đánh giá cao tài năng, nhân cách và phong cách tài tử, phóng túng.
  • Ngất ngưởng khi về hưu:

+ Tự hào khi đã trả xong món nợ với nhân dân để về quê

+ Thái độ khi về hưu:

  • Cưỡi bò vàng có đeo đạch rời khỏi kinh đô => ngạo nghễ trêu ngươi, coi thường dư luận
  • Từ một “tay kiếm cung” nay trở về dáng dấp của một nhà tu hành
  • Tâm trạng từ thanh thản nhẹ nhõm thành ngậm ngùi.
  • Lối sống khi về hưu

+ Lên chùa  cùng đào hát =>khác người, khác đời

+ HƯởng lạc: ca, tửu, cắc, tùng

+ Coi thường: được mất và khen chê của miệng đời

  • Thái độ thanh lạc, thỏa thích, phóng túng, tự do, coi nhẹ được mất hơn thua trong đời.
  • Cuộc sống tự do tự tại vượt lên thói tục của một bậc phong lưu, không ngại khẳng định cá tính của mình.
  • KHẳng định cá tính của bản thân

“Chẳng trái, nhạc cũng vào phường Hàn, Phú

Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung

Trong triều ai ngất ngưởng như ông”

  • Đặt mình ngang hàng với các bậc công thành danh tướng Trung hoa thời xưa
  • Nghĩa Vua tôi => khẳng định tấm lòng trung quân ái quốc một lòng vì nước vì dân.
  1. Kết bài
  • Khẳng định vấn đề và những thành tựu về nội dung và ý nghĩa của tác phẩm.

Hướng dẫn về nhà

+ Ôn tập bài học về nhà Bài ca ngất ngưởng

+ Soạn bài : Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc

Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Phí giáo án:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 500k/học kì - 700k/cả năm

=> Khi đặt: nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Từ khóa: Giáo án ngữ văn 11 kết nối tri thức, giáo án word ngữ văn 11 sách kết nối, tải giáo án ngữ văn 11 KNTT, GA ngữ văn 11 kết nối 2023

GIÁO ÁN WORD LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 11 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN DẠY THÊM 11 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Cùng chủ đề

Tài liệu quan tâm

Chat hỗ trợ
Chat ngay