Đề kiểm tra 15 phút Công dân 6 chân trời Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Công dân 6 chân trời Bài 11: Quyền cơ bản của trẻ em. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công dân 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 11: QUYỀN CƠ BẢN CỦA TRẺ EM
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Quyền trẻ em là những lợi ích mà trẻ em được hưởng để được sống và phát triển toàn diện về
- A. Thể chất và tinh thần
- B. Tình thần
- C. Thể chất
- D. Một đáp án khác
Câu 2: Quyền được bảo vệ của trẻ em không bao gồm quyền nào sau đây?
- A. Quyền được khai sinh và có quốc tịch.
- B. Quyền được bảo vệ danh dự và nhân phẩm.
- C. Quyền được bảo vệ tính mạng, thân thể.
- D. Quyền được học tập, dạy dỗ.
Câu 3: Ở Châu Á, Việt Nam là nước thứ mấy phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?
- A. Thứ hai.
- B. Thứ nhất.
- C. Thứ tư.
- D. Thứ ba.
Câu 4: Những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em thuộc nhóm quyền
- A. Bảo vệ của trẻ em.
- B. Phát triển của trẻ em.
- C. Tham gia của trẻ em.
- D. Sống còn của trẻ em.
Câu 5: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về quyền của trẻ em?
- A. Trẻ em còn nhỏ, sức khỏe còn yếu nên không cần phải làm bất cứ việc gì.
- B. Trẻ em có quyền được bố mẹ đáp ứng mọi yêu cầu mà mình đưa ra.
- C. Trẻ được quyền tìm hiểu thông tin, nên bố mẹ phải mua điện thoại mà trẻ thích.
- D. Trẻ em được đối xử công bằng, không phân biệt nam - nữ, giàu – nghèo.
Câu 6: Do được nuông chiều từ nhỏ nên K là một học sinh lớp 6 đã thường xuyên trốn học để đi chơi game, vì vậy kết quả học tập của K rất kém. Theo em, nhận định nào sau đây đúng khi nói về K?
- A. K đã hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình.
- B. K không hoàn thành nghĩa vụ học tập của mình.
- C. K là tấm gương đi lên trong học tập.
- D. K đã kết hợp hài hòa giữa việc học và việc chơi.
Câu 7: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền phát triển của trẻ em?
- A. Trẻ em đến tuổi đi học được tới trường.
- B. Trẻ em khuyết tật được học tại các trường chuyên biệt.
- C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
- D. Trẻ em có năng khiếu múa hát được học ở các trường nghệ thuật.
Câu 8: Tại buổi sinh hoạt lớp, em đứng lên phát biểu quan điểm của mình về việc tổ chức cắm trại nhân dịp kỷ niệm 26/3. Trong tình huống này em đã sử dụng nhóm quyền nào?
- A. Nhóm quyền bảo vệ.
- B. Nhóm quyền phát triển.
- C. Nhóm quyền sống còn.
- D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 9: Ở nước ta, trẻ em khi sinh ra được tiêm phòng vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?
- A. Nhóm quyền bảo vệ.
- B. Nhóm quyền phát triển.
- C. Nhóm quyền sống còn.
- D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 10: Em A mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được ông bà B là chủ quán phở nhận nuôi. Hàng ngày em phải làm việc giúp bố mẹ nuôi từ sáng sớm đến tối mịt, trong khi làm không may bị rơi vỡ đồ thì sẽ bị đánh, hành hạ rất dã man. Theo em hành vi của ông bà B đúng không?
- A. Sai vì ông bà đã vi phạm nhóm quyền bảo vệ của trẻ em.
- B. Sai vì ông bà đã vi phạm nhóm quyền phát triển của trẻ em.
- C. Sai vì ông bà đã vi phạm nhóm quyền sống còn của trẻ em.
- D. Sai vì ông bà đã vi phạm nhóm quyền tham gia của trẻ em.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | D | B | C | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | B | C | D | C | A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Các quyền cơ bản của trẻ em được phân chia theo ………… nhóm quyền.
- A. 6
- B. 5
- C. 4
- D. 7
Câu 2: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào?
- A. 1989.
- B. 1998.
- C. 1986.
- D. 1987.
Câu 3: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền bảo vệ của trẻ em?
- A. Quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục.
- B. Quyền được bảo vệ để không bị bắt cóc.
- C. Quyền được bảo vệ để không bị bạo lực
- D. Quyền vui chơi, giải trí.
Câu 4: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền sống còn của trẻ em?
- A. Quyền học tập.
- B. Quyền nuôi dưỡng.
- C. Quyền phát triển năng khiếu.
- D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Câu nói nào sau đây nói về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh?
- A. Học, học nữa, học mãi
- B. Học hay cày biết.
- C. Có học, có khôn
- D. Học một biết mười
Câu 6: Quyền trẻ em là tất cả
- A. Những gì trẻ em mong muốn.
- B. Những điều trẻ em yêu cầu người lớn phải làm cho mình.
- C. Những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.
- D. Trẻ em được tự do quyết định mọi việc theo sở thích của cá nhân mình.
Câu 7: Ý kiến nào dưới đây là không đúng khi nói về quyền của trẻ em?
- A. Trẻ em còn nhỏ, sức khỏe còn yếu nên không cần phải làm bất cứ việc gì.
- B. Trẻ em có quyền được bảo vệ khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị xâm hại.
- C. Trẻ em có quyền được tìm hiểu thông tin, viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
- D. Trẻ em được đối xử công bằng, không phân biệt nam - nữ, giàu – nghèo.
Câu 8: Vào một buổi trung tâm nuôi dưỡng trẻ mồ côi của quận H thấy một cháu bé khoảng 3 tuần tuổi bị bỏ rơi trước cửa trung tâm. Khắp người cháu bé bị bầm tím và sưng tấy do bị kiến cắn. Manh mối duy nhất để lại là một mảnh giấy ghi tên và ngày sinh của cháu. Biết bé đã bị cha mẹ bỏ rơi nên cơ sở bảo trợ đã đưa em bé về chăm sóc. Việc đưa em bé vào cơ sở bảo trợ để chăm sóc, thuộc nhóm quyền nào dưới đây?
- A. Nhóm quyền bảo vệ.
- B. Nhóm quyền phát triển.
- C. Nhóm quyền sống còn.
- D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 9: Trường THPT X, tổ chức các hoạt động thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ thu hút đông đảo các bạn học sinh tham gia vào những dịp chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn. Các hoạt động học sinh được tham gia đó nói đến nhóm quyền nào?
- A. Nhóm quyền bảo vệ.
- B. Nhóm quyền phát triển.
- C. Nhóm quyền sống còn.
- D. Nhóm quyền tham gia.
Câu 10: Gần cuối năm, Thanh rất muốn cùng bạn bè trong lớp tham trải nghiệm ở một khu di tích lịch sử. Thanh xin bố mẹ đăng kí để đi cùng. Thế nhưng bố mẹ bạn ấy không đồng ý. Bố mẹ Thanh xin phép cô giáo cho bạn ấy ở nhà vì bị say xe. Thanh rất buồn và có ý không hài lòng với bố mẹ. Theo em, Thanh có quyền tham gia hoạt động tham quan ở tuổi này không?
- A. Thanh có quyền tham gia hoạt động tham quan ở tuổi này. Vì trẻ em đều có quyền hoạt động vui chơi, giải trí.
- B. Thanh không có quyền được tham gia vì bố mẹ không đồng ý
- C. Thanh không có quyền tham gia vì còn nhỏ
- D. Không đáp án nào đúng.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | A | D | B | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | C | A | C | B | A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm): Em hãy cho biết trẻ em có những nhóm quyền nào? Nội dung của những nhóm quyền đó?
Câu 2 (4 điểm): Bố mẹ D rất quan tâm đến chuyện học hành của bạn. Ngoài những giờ học trên lớp, bố mẹ thường thuê gia sư để củng cố kiến thức cho D. Nhưng D không muốn học, em thường trốn học để đi lang thang ở những quán điện tử... Nếu là bạn của D thì em khuyên bạn như thế nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Có 4 nhóm quyền cơ bản của trẻ em, đó là: Nhóm quyền sống còn, nhóm quyền bảo vệ, nhóm quyền phát triển, nhóm quyền tham gia. + Nhóm quyền sống còn: là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe,... + Nhóm quyền bảo vệ: là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và xâm hại. + Nhóm quyền phát triển: là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như được học tập, được vui chơi giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật,... + Nhóm quyền tham gia: là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Em sẽ cố gắng khuyên nhủ D không nên làm như thế, việc làm của D đang thể hiện rằng bạn ấy chưa làm đúng bổn phận học tập của mình. Việc bố mẹ thuê gia sư cho D học thể hiện rằng bố mẹ rất quan tâm đến việc học của D, D nên trân trọng vì ngoài kia có rất nhiều bạn bằng tuổi D không có khả năng được đi học và được bố mẹ chăm sóc như vậy. | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm): Em hãy nêu ý nghĩa của quyền trẻ em và thực hiện quyền trẻ em. Bổn phận của trẻ em là gì?
Câu 2 (4 điểm): Để đảm bảo các quyền của trẻ em xã hội cần làm gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Quyền trẻ em là điều kiện cần thiết để trẻ em phát triển đầy đủ trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương và thông cảm. Bổn phận của trẻ em: yêu quý, kính trọng, hiếu thảo với ông bà, cha mẹ, kính trọng thầy cô giáo, lễ phép với người lớn, thương yêu em nhỏ, đoàn kết với bạn bè, giúp đỡ gia đình và những người gặp khó khăn theo khả năng của mình, chăm chỉ học tập, rèn luyện thân thể, sống khiêm tốn, trung thực và có đạo đức, tôn trọng pháp luật, tuân theo nội quy của nhà trường, tôn trọng, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, yêu quê hương, đất nước, yêu đồng bào, có ý thức xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và đoàn kết quốc tế,... | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Đối với xã hội cần đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em; xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ,... | 4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản?
- A. Ba nhóm cơ bản.
- B. Bốn nhóm cơ bản.
- C. Sáu nhóm cơ bản.
- D. Mười nhóm cơ bản.
Câu 2: Quyền nào dưới đây thuộc nhóm quyền bảo vệ của trẻ em?
- A. Trẻ em không phải làm công việc nặng nhọc.
- B. Trẻ em mồ côi được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ.
- C. Trẻ em được viết thư kết bạn, giao lưu với bạn bè.
- D. Trẻ em được có quyền được bày tỏ ý kiến cá nhân
Câu 3: Ý kiến nào dưới đây là đúng khi nói về quyền của trẻ em?
- A. Trẻ em còn nhỏ, sức khỏe còn yếu nên không cần phải làm bất cứ việc gì.
- B. Trẻ em có quyền được bố mẹ đáp ứng mọi yêu cầu mà mình đưa ra.
- C. Trẻ được quyền tìm hiểu thông tin, nên bố mẹ phải mua điện thoại mà trẻ thích.
- D. Trẻ em được đối xử công bằng, không phân biệt nam - nữ, giàu – nghèo.
Câu 4: Ở Châu Á, Việt Nam là nước thứ mấy phê chuẩn Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em?
- A. Thứ hai.
- B. Thứ nhất.
- C. Thứ tư.
- D. Thứ ba.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Ý nghĩa của các quyền trẻ em là gì?
Câu 2: Ở nước ta, trẻ em khi sinh ra được tiêm phòng vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền nào?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | A | D | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Ý nghĩa của quyền trẻ em: - Quyền trẻ em có ý nghĩa rất quan trọng, là điều kiện cần thiết để cho trẻ em được sống, được phát triển toàn diện trong bầu không khí hạnh phúc, yêu thương, an toàn, lành mạnh, bình đẳng. | 3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Ở nước ta, trẻ em khi sinh ra được tiêm vacxin viêm gan B miễn phí nói đến nhóm quyền sống còn. | 3 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Quyền nào dưới đây không thuộc nhóm quyền tham gia của trẻ em?
- A. Quyền được phát biểu ý kiến thể hiện quan điểm của mình.
- B. Quyền được lắng nghe những việc liên quan đến mình.
- C. Quyền được được kết giao bạn bè.
- D. Quyền phát triển năng khiếu.
Câu 2: Quyền trẻ em là tất cả
- A. Những gì trẻ em mong muốn.
- B. Những điều trẻ em yêu cầu người lớn phải làm cho mình.
- C. Những gì trẻ em cần có để sống và lớn lên một cách lành mạnh và an toàn.
- D. Trẻ em được tự do quyết định mọi việc theo sở thích của cá nhân mình.
Câu 3: Câu nói nào sau đây nói về quyền và nghĩa vụ học tập của học sinh?
- A. Học, học nữa, học mãi
- B. Học hay cày biết.
- C. Có học, có khôn
- D. Học một biết mười
Câu 4: Công ước Liên hợp quốc về quyền trẻ em ra đời năm nào?
- A. 1989.
- B. 1998.
- C. 1986.
- D. 1987.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nhóm quyền được bảo vệ của trẻ em được hiểu như thế nào?
Câu 2: Cho tình huống sau: Bố mẹ phản đối, không cho em tham gia đội bóng đá của lớp. Em sẽ làm gì để bố mẹ đồng ý cho mình tham gia đội bóng?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | C | A | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Nhóm quyền được bảo vệ: Trẻ em có quyền được bảo vệ dưới mọi hình thức để không bị bạo lực, bỏ rơi, bỏ mặc, bị bóc lột và xâm hại làm tổn hại đến sự phát triển toàn diện của trẻ em. | 3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Để bố mẹ đồng ý cho mình tham gia đội bóng đá của lớp em sẽ: + Nói về ý nghĩa của việc tham gia bóng đá của lớp như: giúp con khỏe mạnh hơn, vui chơi giải trí lành mạnh cùng các bạn, đưa phong trào của lớp đi lên… + Nói với bố mẹ em rằng muốn đi, mình đã lớn rồi có thể tự chăm sóc và bảo vệ bản thân, …. nên bố mẹ yên tâm. | 3 điểm |