Đề kiểm tra 15 phút Công dân 6 chân trời Bài 3: Siêng năng, kiên trì
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Công dân 6 chân trời Bài 3: Siêng năng, kiên trì. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công dân 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 3: SIÊNG NĂNG, KIÊN TRÌ
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Siêng năng là tính cách làm việc ……………………….. của con người.
- A. Tự giác, liên tục, không ngừng nghỉ
- B. Chăm chỉ không mệt mỏi
- C. Tự giác, cần cù, chịu khó, thường xuyên
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 2: Đức tính con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn là khái niệm nào dưới đây?
- A. Kiên trì.
- B. Trung thực.
- C. Siêng năng.
- D. Tự giác.
Câu 3: Siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người
- A. Tin tưởng và yêu quý.
- B. Cho rằng năng lực kém.
- C. Đánh giá là kém thông minh.
- D. Tư chất chưa tốt lắm.
Câu 4: Ý nghĩa của đức tính siêng năng, kiên trì là giúp con người
- A. Thật thà trước hành động việc làm của mình.
- B. Thành công trong công việc và cuộc sống.
- C. Sống tiết kiệm cho bản thân và gia đình.
- D. Có được tiếng tăm trong gia đình và xã hội.
Câu 5: Câu ca dao tục ngữ không nói về siêng năng, kiên trì là câu nào?
- A. Chịu khó mới có mà ăn.
- B. Tích tiểu thành đại.
- C. Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
- D. Kiến tha lâu ngày đầy tổ.
Câu 6: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?
- A. Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà
- B. Gặp bài tập khó là Bắc không làm
- C. Chưa học bài, Nam đã đi chơi
- D. Hưng thường xuyên đi đá bóng cùng bạn
Câu 7: Hành vi của ai dưới đây là biểu hiện trái với siêng năng, kiên trì?
- A. Chị M làm việc hàng ngày để chăm lo cho các con.
- B. Anh K kiên trì nghiên cứu hoàn thành sản phẩm khoa học.
- C. H dành thời gian 1 giờ mỗi ngày để học tiếng anh.
- D. Q thường xuyên bỏ học để đi chơi game.
Câu 8: Trong giờ kiểm tra môn Toán em thấy bạn D đang chép tài liệu trong giờ. Trong trường hợp này em sẽ làm gì?
- A. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.
- B. Báo với cô giáo bộ môn để bạn bị đánh dấu bài.
- C. Nhắc nhở bạn để bạn rút kinh nghiệm.
- D. Chép tài liệu cùng với bạn.
Câu 9: H dự định đăng ký tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh do trường tổ chức. Nhưng H lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đắn đo không biết có nên dự thi hay không. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của H em sẽ làm gì?
- A. Bảo bạn đừng thi, vì học tiếng Anh khó sẽ vất vả.
- B. Khuyên bạn kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày.
- C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn mình không liên quan.
- D. Đi nói xấu bạn, học không giỏi mà thích thể hiện.
Câu 10: Bạn N ham mê trò chơi điện tử, nên dành rất ít thời gian cho việc học. Kết quả là bạn học rất xa xút, cô giáo chủ nhiệm đã gọi điện về thông báo với gia đình. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của N em sẽ làm gì?
- A. Nhờ bạn dạy mình thêm những trò mới.
- B. Khuyên bạn giảm chơi điện tử, chăm chỉ học tập.
- C. Mặc kệ, vì đấy là lựa chọn của bạn.
- D. Đi nói xấu bạn với các bạn trong lớp.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | C | A | B | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | D | C | B | B |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Kiên trì là tính cách làm việc miệt mài, quyết tâm giữ và thực hiện ý định đến cùng, ……………………
- A. Gặp khó khăn, trở ngại sẽ tìm sự giúp đỡ
- B. Tuy nhiên nếu thấy khó khăn thì bỏ cuộc
- C. Dù gặp khó khăn, trở ngại cũng không nản chí
- D. Cả A, B, C đều sai
Câu 2: Biểu hiện của sự kiên trì là
- A. Miệt mài làm việc.
- B. Quyết tâm làm đến cùng.
- C. Thường xuyên làm việc.
- D. Tự giác làm việc.
Câu 3: Siêng năng, kiên trì sẽ giúp chúng ta
- A. Bản thân cảm thấy vui vẻ hơn.
- B. Sống tự do hơn trong xã hội.
- C. Thành công trong cuộc sống.
- D. Tự tin trong mắt người khác.
Câu 4: Đâu là biểu hiện của siêng năng?
- A. Cần cù.
- B. Nản lòng.
- C. Hời hợt.
- D. Chóng chán.
Câu 5: Việc không siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động sẽ mang lại hậu quả gì?
- A. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn.
- B. Trở thành người có ích cho xã hội.
- C. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.
- D. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.
Câu 6: Câu tục ngữ: "Mưa lâu thấm đất" nói về phẩm chất nào sau đây?
- A. Siêng năng, kiên trì.
- B. Giản dị.
- C. Khiêm tốn.
- D. Giản dị
Câu 7: Hành vi nào sau đây trái với ngược với siêng năng, kiên trì?
- A. Luôn tìm việc để làm.
- B. Luôn đùn đẩy công việc cho người khác.
- C. Luôn tự giác làm việc.
- D. Luôn làm việc thường xuyên, đều đặn.
Câu 8: Bạn P gặp bài khó là nản lòng, không chịu suy nghĩ nên toàn chép lời giải trong sách học tốt. Theo em, bạn P là người
- A. Siêng năng, chăm chỉ.
- B. Lười biếng.
- C. Tiết kiệm.
- D. Trung thực.
Câu 9: Vì hoàn cảnh khó khăn, mỗi ngày sau khi tan học, bạn L đều đi về nhà, phụ mẹ chuẩn bị đi bán hàng rong buổi tối. Một hôm nọ L đi bán hàng tối với mẹ, có người khách mua hàng trị giá 20.000đ, nhưng do trời tối nên khách đưa nhầm thành tờ 500.000đ, L đã nhìn thấy và nhanh chóng trả lại tiền vị khách đó. Hành động của L thể hiện đức tính gì?
- A. Đức tính trung thực.
- B. Đức tính siêng năng.
- C. Đức tính tiết kiệm.
- D. Đức tính siêng năng, trung thực.
Câu 10: V có cân nặng nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa. Được mọi người góp ý, V dậy sớm tập thể dục. Có những hôm trời mùa đông giá lạnh, V vẫn không bỏ buổi tập nào. Bên cạnh đó, V thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống khoa học như: hạn chế ăn đồ ngọt, ăn ít tinh bột, ăn nhiều rau xanh, hoa quả,… Nhờ vậy, V đã giảm cân và có ngoại hình cân đối. Việc làm của V thể hiện đức tính nào dưới đây?
- A. Siêng năng, kiên trì.
- B. Thích thể hiện bản thân.
- C. Tiết kiệm, khiêm tốn.
- D. Dũng cảm, trung thực
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | B | C | A | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | B | B | D | A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm): Biểu hiện của siêng năng, kiên trì là gì?
Câu 2 (4 điểm): H dự định đăng ký tham gia cuộc thi hùng biện tiếng Anh do trường tổ chức. Nhưng H lo lắng vì vốn từ vựng tiếng Anh của mình còn hạn chế nên đắn đo không biết có nên dự thi hay không. Trong trường hợp này, nếu em là bạn của H em sẽ làm gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | * Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong học tập: – Đi học chuyên cần. – Chăm chỉ học bài và làm bài. Tích cực tham gia xây dựng bài ở lớp. – Có kế hoạch học tập khoa học và thực hiện tốt kế hoạch đã đặt ra. – Khi gặp bài tập khó trong học tập thì không nản chí, nản lòng mà có sự quyết tâm làm đến cùng. – Tự giác học bài và làm bài, không làm việc riêng trong giờ học. * Biểu hiện của siêng năng, kiên trì trong lao động: – Chăm chỉ làm việc nhà, việc trường. Có nếp sống gọn gàng, ngăn nắp, không ham những trò chơi vô bổ; tham gia các hoạt động xã hội do trường, địa phương tổ chức; … – Không bỏ công việc giữa chừng. – Không ngại khó, ngại khổ. Cố gắng trong khi làm việc để đạt được kết quả tốt. – Miệt mài với công việc được giao. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Cổ vũ bạn tham gia thi, sau đó khuyên bạn H kiên trì, chăm chỉ học từ vựng mỗi ngày để tăng vốn từ vựng. Nếu bản thân học tốt tiếng Anh, em sẽ cùng giúp H luyện tập môn tiếng Anh bằng cách cho bạn mượn những tài liệu môn tiếng Anh mà bản thân có. | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm): Để là người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần phải làm gì?
Câu 2 (4 điểm): Bạn Thảo dạy em trai môn Toán. Tuy nhiên em trai của Thảo suốt ngày học cho có chuyện, còn lại không làm bài tập hoặc chép giải mỗi khi có bài tập về nhà. Nếu là Thảo, em sẽ làm gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Để trở thành người siêng năng, kiên trì trong cuộc sống, em cần: Trong học tập: + Chăm chỉ học hành, vạch ra mục tiêu và quyết tâm phấn đấu đạt được mục tiêu đó như: đi học đều, làm bài tập đầy đủ, gặp phải bài khó không nản lòng, tích cực tham gia xây dựng bài ở lớp. Trong cuộc sống: + Tham gia lao động, làm những công việc phù hợp với sức lực của mình, sống gọn gàng, ngăn nắp, tích cực tham gia các hoạt động của nhà trường, địa phương. + Quý trọng những người siêng năng, kiên trì. Không đồng tình với những biểu hiện của sự lười biếng, hay nản lòng. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Khuyên bảo em trai nên chăm chỉ, cùng lúc đó giúp em giải những bài Toán đơn giản và khó dần, để tạo cho em sự hứng thú học tập. | 4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Quyết tâm làm đến cùng dù khó khăn, gian khổ là nội dung của khái niệm nào dưới đây?
- A. Kiên trì.
- B. Trung thực.
- C. Siêng năng.
- D. Tự giác.
Câu 2: Biểu hiện nào sau đây thể hiện tính siêng năng, kiên trì?
- A. Sáng nào Lan cũng dậy sớm quét nhà
- B. Gặp bài tập khó là Bắc không làm
- C. Chưa học bài, Nam đã đi chơi
- D. Hưng thường xuyên đi đá bóng cùng bạn
Câu 3: Câu ca dao, tục ngữ nào dưới đây không nói về tính siêng năng, kiên trì?
- A. Cần cù bù thông minh.
- B. Có chí thì nên.
- C. Đứng núi này trông núi nọ.
- D. Mưu cao chẳng bằng chí dày
Câu 4: Vào mùa đông lạnh giá, buổi tối bạn N cảm thấy rất buồn ngủ nhưng còn rất nhiều bài tập chưa làm. Do thời tiết lạnh và buồn ngủ nên N đắp chăn đi ngủ còn bài tập về nhà hôm sau bạn N đến lớp chép của bạn bên cạnh. Hành động của N, thể hiện bạn là người
- A. Kiên trì.
- B. Lười biếng.
- C. Chăm chỉ.
- D. Vô tâm.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Người có phẩm chất siêng năng, kiên trì là người như thế nào?
Câu 2: Có người cho rằng siêng năng, kiên trì là nguồn gốc và điều kiện để dẫn đến thành công. Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến trên? Vì sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | A | A | C | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Người có phẩm chất siêng năng, kiên trì là người yêu lao động, luôn miệt mài trong công việc. Họ làm việc thường xuyên và đều đặn, làm tốt công việc và không đề cao khen thưởng. Người siêng năng lấy cần cù để bù khả năng của mình. | 3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Em đồng ý với ý kiến siêng năng, kiên trì là nguồn gốc và điều kiện để dẫn đến thành công. Vì: Chỉ có sự siêng năng, kiên trì thì con người mới có những nền tảng vững chắc để vươn tới thành công. Nếu lười biếng và hay nản lòng thì trong mọi công việc chúng ta không thể làm đến nơi đến chốn hay bỏ cuộc giữa chừng. | 3 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Để thực hiện đức tính siêng năng, kiên trì trong học tập, chúng ta cần phải làm như thế nào?
- A. Làm được đến đâu hay đến đó.
- B. Mỗi khi gặp khó, luôn nghĩ ngay đến người khác để nhờ giúp đỡ.
- C. Học tập một cách thường xuyên, đều đặn.
- D. Chỉ chọn những việc dễ để làm.
Câu 2: Việc không siêng năng, kiên trì trong học tập và lao động sẽ mang lại hậu quả gì?
- A. Dễ dàng thành công trong cuộc sống.
- B. Có cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn.
- C. Trở thành người có ích cho xã hội.
- D. Có cuộc sống hạnh phúc, ý nghĩa.
Câu 3: Đâu là biểu hiện đồng nghĩa với đức tính siêng năng, kiên trì?
- A. Nản chí.
- B. Lười biếng.
- C. Dựa dẫm.
- D. Cần cù.
Câu 4: Việc siêng năng, kiên trì trong cuộc sống và lao động không mang lại ý nghĩa gì?
- A. Thành công trong cuộc sống và cuộc sống.
- B. Mọi người nghi ngờ năng lực của mình.
- C. Bạn bè tin tưởng, yêu quý.
- D. Đồng nghiệp quý mến.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Trái với siêng năng, kiên trì là gì?
Câu 2: Em đánh giá như thế nào về sự siêng năng, kiên trì của bản thân mình trong cuộc sống?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | B | D | B |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | + Trái với siêng năng là lười biếng, không muốn làm việc, hay lần nữa, trốn tránh công việc, ỷ lại vào người khác hoặc đùn đẩy việc cho người khác. + Trái với kiên trì là hay nản lòng, chóng chán, làm được đến đâu hay đến đó, không quyết tâm và thường không đạt được mục đích gì cả. | 3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Em thấy bản thân mình cũng đã có những cố gắng trong việc rèn luyện sự siêng năng, kiên trì. Em luôn đi học đúng giờ và hoàn thành bài tập trên lớp tuy nhiên Em gặp khó khăn khi giải những bài tập nâng cao, bài tập vận dụng và đôi khi hay dễ dàng bỏ qua những bài tập đó. Em sẽ kiên trì, nội dung không hiểu em sẽ nhờ thầy cô giảng lại lý thuyết, tìm hiểu môi trường thực tế để liên hệ giải bài tập. | 3 điểm |