Đề kiểm tra 15 phút Công dân 6 chân trời Bài 12: Thực hiện quyền trẻ em
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Công dân 6 chân trời Bài 12 Thực hiện quyền trẻ em . Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Công dân 6 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 12: THỰC HIỆN QUYỀN TRẺ EM
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ là nội dung khái niệm:
- A. Quyền lợi cơ bản của trẻ em.
- B. Trách nhiệm cơ bản của trẻ em
- C. Bổn phận cơ bản của trẻ em.
- D. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em.
Câu 2: Công ước quốc tế của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và căn cứ Luật Trẻ em năm 2016. Theo đó, quyền cơ bản của trẻ em được chia làm mấy nhóm cơ bản?
- A. Ba nhóm cơ bản.
- B. Bốn nhóm cơ bản.
- C. Sáu nhóm cơ bản.
- D. Mười nhóm cơ bản.
Câu 3: Những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, xâm hại thuộc nhóm quyền
- A. Sống còn của trẻ em.
- B. Phát triển của trẻ em.
- C. Tham gia của trẻ em.
- D. Bảo vệ của trẻ em.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?
- A. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.
- B. Tiến hành khai sinh cho trẻ.
- C. Xử lý nghiêm hành vi vi phạm.
- D. Cung cấp dịch vụ an toàn.
Câu 5: Hành vi nào dưới đây, vi phạm quyền trẻ em?
- A. T phát biểu ý kiến xây dựng lớp trong giờ sinh hoạt.
- B. Bố mẹ vẫn khuyến khích X đi học dù bạn bị khuyết tật.
- C. Là con nuôi nhưng G được bố mẹ tạo điều kiện cho ăn học.
- D. Chị gái thường xuyên xem trộm nhật kí của H.
Câu 6: Hành vi nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em?
- A. Nghiêm cấm trẻ em phát biểu trong cuộc họp.
- B. Khi con bị khuyết tật, bố mẹ vứt bỏ con cái.
- C. Bắt con nuôi phải nghỉ học để làm việc kiếm tiền.
- D. Xử lý nghiêm minh những hành vi xâm hại quyền trẻ em.
Câu 7: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của xã hội khi thực hiện quyền trẻ em?
- A. Tiến hành khai sinh cho trẻ.
- B. Xử lý nghiêm hành vi vi phạm.
- C. Cung cấp dịch vụ an toàn.
- D. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.
Câu 8: Khi M học hết tiểu học, thì bố quyết định cho M nghỉ học để phụ giúp mẹ bán hàng vì nhà M rất nghèo. Khi các cô bác ở hội phụ nữ phường đến động viên cho M được đi học, thì bố M cho rằng: bố mẹ có quyền quyết định việc học của con cái. Em có suy nghĩ gì về hành động của bố M trong tình huống này?
- A. Đồng ý, vì bố mẹ có quyền quyết định mọi việc.
- B. Hành động của bố M là sai vi phạm quyền trẻ em.
- C. Có thể thông cảm cho hành động của bố M.
- D. M nên nghe theo lời bố mẹ mới là đứa con có hiếu.
Câu 9: Em H bị lây nhiễm HIV từ mẹ ngay lúc mới chào đời. Khi em lên 2 tuổi, gia đình đưa em đi học ở mẫu giáo. Tuy nhiên, Ban Giám hiệu trường mẫu giáo đã từ chối tiếp nhận em H vì lý do em có thể làm lây nhiễm HIV cho người khác.... Hành động của, Ban Giám hiệu trường mẫu giáo trong tình huống này là
- A. Đúng, vì bảo vệ các trẻ em khác.
- B. Có thể thông cảm được.
- C. Hoàn toàn đúng luật.
- D. Sai, vi phạm quyền trẻ em
Câu 10: T có một tủ sách rất quý. Mùa hè vừa qua, T được thưởng khá nhiều sách mới. Nhân dịp trường của Thắm có phong trào tặng sách cho các bạn vùng sâu vùng xa, Thắm mang một ít sách tặng các bạn. Chị của T không đồng ý với T. Nếu em là T, em sẽ nói gì với chị?
- A. Nói với chị chúng ta cần thực hiện bổn phận chia sẻ giúp đỡ các bạn khó khăn.
- B. Đồng ý với chị và không tặng sách nữa.
- C. Không tặng sách cho các bạn nữa vì không có sự đồng ý của chị.
- D. Không có đáp án nào đúng.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | B | D | B | D |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | A | A | B | D | A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại thuộc nhóm quyền
- A. Phát triển của trẻ em.
- B. Bảo vệ của trẻ em.
- C. Sống còn của trẻ em.
- D. Tham gia của trẻ em.
Câu 2: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của nhà trường khi thực hiện quyền trẻ em?
- A. Thực hiện các chính sách về quyền trẻ em.
- B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
- C. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.
Câu 3: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em?
- A. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.
- B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
- C. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.
Câu 4: Việc làm nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em?
- A. Chú H nhận M làm con nuôi nhưng bắt em phải làm việc nặng nhọc.
- B. Bố mẹ bắt M nghỉ học để phụ giúp làm việc nhà giúp gia đình.
- C. Bố bạn A không cho bạn đi học, vì bạn bị khuyết tật từ nhỏ.
- D. H có năng khiếu hội họa nên mẹ H đã cho bạn đi học thêm môn vẽ.
Câu 5: Việc làm nào dưới đây, vi phạm quyền trẻ em quyền trẻ em?
- A. Bố bạn P không cho P đi học, vì bạn bị khuyết tật từ nhỏ.
- B. Mẹ bạn N cho N tham gia lớp múa mà bạn thích.
- C. Bố mẹ M làm việc vất vả để có tiền nuôi bạn ăn học.
- D. Thấy M mồ côi, chú X nhận M làm con nuôi.
Câu 6: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh khi thực hiện quyền trẻ em?
- A. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.
- B. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.
- C. Phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- D. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.
Câu 7: T (13 tuổi) là một cô bé xinh xắn, hát rất hay và múa rất khéo. Vì vậy, T thường được thầy cô và bạn bè cử đi tham gia các hoạt động văn nghệ của trường, của huyện. Tuy nhiên, bố mẹ của T không cho phép bạn tham gia những hoạt động văn nghệ đó vì cho rằng những hoạt động văn nghệ đó là vô bổ, sẽ làm ảnh hưởng đến việc học của T... Em có suy nghĩ gì về hành động của bố mẹ T trong tình huống này?
- A. Bố mẹ chỉ muốn tốt cho con, vì vậy T nên nghe theo.
- B. Bố mẹ T nói đúng, các hoạt động đó rất mất thời gian.
- C. Hành động của bố mẹ T là sai vi phạm quyền trẻ em.
- D. T nên nghe theo lời bố mẹ dành thời gian cho việc học.
Câu 8: Bố mẹ D rất quan tâm đến chuyện học hành của bạn. Ngoài những giờ học trên lớp, bố mẹ thường thuê gia sư để củng cố kiến thức cho D. Nhưng D không muốn học, em thường trốn học để đi lang thang ở những quán điện tử... Nếu là bạn của D thì em khuyên bạn như thế nào?
- A. Bạn nên cố gắng hơn trong học tập để phát triển bản thân.
- B. Không nói gì cả, vì mỗi người có suy nghĩ, lựa chọn riêng
- C. Đồng ý với việc làm của bạn, vì bố mẹ bắt học quá nhiều.
- D. Đây là việc của gia đình bạn, nên mình không nên xen vào.
Câu 9: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh khi thực hiện quyền trẻ em?
- A. Tạo điều kiện, khuyến khích cho trẻ học tập, vui chơi.
- B. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.
- C. Phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.
Câu 10: Trước kia, nhà bác L không có con nên đã xin M vốn là trẻ mồ côi về làm con nuôi. Thời gian đầu, M được bố mẹ nuôi yêu quý và cưng chiều. Nhưng một vài năm sau, bác L sinh được một bé trai kháu khỉnh. Thế là bao nhiêu tình cảm bác đều dành cho con ruột của mình và coi M giống như một người giúp việc trong nhà. Bao nhiêu việc nặng nhọc bác bắt M phải làm hết, nếu không may làm hư hỏng gì thì sẽ bị đánh đập một cách tàn nhẫn, khiến M rất đau đớn tủi thân…Em có suy nghĩ gì về hành động bố mẹ nuôi của M?
- A. Là con nuôi nên bị đối xử vậy cũng là bình thường.
- B. Bao nhiêu năm nuôi dưỡng nên phải biết giúp đỡ bố mẹ.
- C. Đúng, vì trong giáo dục con có thể dùng roi vọt để đánh.
- D. Đây là hành vi sai trái, vi phạm quyền trẻ em
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | C | B | D | D | A |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | C | A | A | D |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 (6 điểm): Trách nhiệm của gia đình đối với việc thực hiện quyền của trẻ em là gì?
Câu 2 (4 điểm): Em tán thành hay không tán thành với ý kiến: “Trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí, không cần làm gì”. Vì sao?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Trách nhiệm của gia đình: - Tiến hành khai sinh cho trẻ. - Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em. - Tạo điều kiện, khuyến khích trẻ em tham gia các hoạt động trường, xã hội. - Tạo điều kiện cho trẻ học tập. - Tạo điều kiện cho trẻ vui chơi, giải trí. - Tạo điều kiện cho trẻ phát triển năng khiếu. - Bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho trẻ, tránh khỏi các nguy cơ bị xâm hại, bị lạm dụng bị mua bán. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Em không hoàn toàn tán thành ý kiến này, vì trẻ em có quyền được học tập, vui chơi giải trí là thực hiện đúng quyền trẻ em. Nhưng bên cạnh đó trẻ em cũng nên tham gia giúp đỡ bố mẹ, gia đình những việc làm phù hợp với lứa tuổi. | 4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 (6 điểm): Việc thực hiện các quyền của trẻ em đem lại ý nghĩa như thế nào?
Câu 2 (4 điểm): Trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em là gì?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) | Thực hiện quyền trẻ em để trẻ em được yêu thương, chăm sóc, giáo dục, vui chơi giải trí, được sống hạnh phúc, tạo điều kiện để xây dựng gia đình hạnh phúc; là điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện về thể chất, trí tuệ và tinh thần của trẻ em. | 6 điểm |
Câu 2 (4 điểm) | Trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em là: tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân, ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em, phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em… | 4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của gia đình khi thực hiện quyền trẻ em?
- A. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.
- B. Tiến hành khai sinh cho trẻ.
- C. Xử lý nghiêm hành vi vi phạm.
- D. Cung cấp dịch vụ an toàn.
Câu 2: Hành vi nào dưới đây, vi phạm quyền trẻ em?
- A. T phát biểu ý kiến xây dựng lớp trong giờ sinh hoạt.
- B. Bố mẹ vẫn khuyến khích X đi học dù bạn bị khuyết tật.
- C. Là con nuôi nhưng G được bố mẹ tạo điều kiện cho ăn học.
- D. Chị gái thường xuyên xem trộm nhật kí của H.
Câu 3: Những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột, xâm hại thuộc nhóm quyền
- A. Sống còn của trẻ em.
- B. Phát triển của trẻ em.
- C. Tham gia của trẻ em.
- D. Bảo vệ của trẻ em.
Câu 4: Những lợi ích cơ bản mà trẻ em được hưởng và được Nhà nước bảo vệ là nội dung khái niệm:
- A. Quyền lợi cơ bản của trẻ em.
- B. Trách nhiệm cơ bản của trẻ em
- C. Bổn phận cơ bản của trẻ em.
- D. Nghĩa vụ cơ bản của trẻ em.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Để đảm bảo các quyền của trẻ em xã hội cần làm gì?
Câu 2: Phương là con gái của ông Chí và bà Khánh. Do gia đình coi trọng vấn đề “con trai nối dõi tông đường”, nên ông Chí và bà Khánh đối xử thiên vị giữa các con: Phương phải làm hết các việc nhà; thậm chí còn thường xuyên đánh, mắng em. Trong khi em trai của Phương được bố mẹ cưng chiều, được bố mẹ mua cho nhiều đồ chơi, quần áo mới.
Theo em, trong tình huống trên, ông Chí và bà Khánh đã vi phạm nhóm quyền nào của trẻ em?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | B | D | D | A |
Tự luận:
Câu | Nội dung | Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) | Đối với xã hội cần đảm bảo các quyền trẻ em được thực hiện; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm quyền trẻ em; xây dựng, thực hiện các chính sách về quyền trẻ em, cung cấp các dịch vụ an toàn, bảo vệ quyền lợi của trẻ,... | 3 điểm |
Câu 2 (3 điểm) | Bố mẹ Phương đã vi phạm nhóm quyền được bảo vệ trong quyền trẻ em, vì bố mẹ Phương đã: phân biệt đối xử giữa con trai và con gái; thường xuyên đánh mắng Phương. | 3 điểm |
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nội dung nào dưới đây thể hiện trách nhiệm của học sinh chúng ta khi thực hiện quyền trẻ em?
- A. Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ em.
- B. Đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.
- C. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- D. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.
Câu 2: Việc làm nào dưới đây, thực hiện đúng quyền trẻ em?
- A. Chú H nhận M làm con nuôi nhưng bắt em phải làm việc nặng nhọc.
- B. Bố mẹ bắt M nghỉ học để phụ giúp làm việc nhà giúp gia đình.
- C. Bố bạn A không cho bạn đi học, vì bạn bị khuyết tật từ nhỏ.
- D. H có năng khiếu hội họa nên mẹ H đã cho bạn đi học thêm môn vẽ.
Câu 3: Những quyền được sống và đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại thuộc nhóm quyền
- A. Phát triển của trẻ em.
- B. Bảo vệ của trẻ em.
- C. Sống còn của trẻ em.
- D. Tham gia của trẻ em.
Câu 4: Nội dung nào dưới đây không thể hiện trách nhiệm của học sinh khi thực hiện quyền trẻ em?
- A. Tích cực thực hiện các quyền trẻ em để phát triển bản thân.
- B. Ủng hộ những hành vi thực hiện đúng quyền trẻ em.
- C. Phê phán những hành vi vi phạm quyền trẻ em.
- D. Xây dựng chính sách về quyền trẻ em.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nhà trường có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền trẻ em?
Câu 2: Trường Huyền tổ chức học sinh tham quan khu di tích lịch sử. Tuy nhiên bố Huyền không muốn cho Huyền đi vì địa điểm tham quan ở xa. Huyền rất buồn và không biết phải làm thế nào để bố đồng ý cho mình đi.
Nếu là Huyền em sẽ làm gì để bố đồng ý cho mình đi tham quan cùng các bạn?