Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 chân trời Bài 33: Tập tính ở động vật

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) chân trời sáng tạo Bài 33: Tập tính ở động vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 33: TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tập tính bấm sinh là những tập tính

  1. Sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
  2. Sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
  3. Học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
  4. Học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài

Câu 2: Thói quen nào sau đây là thói quen không tốt

  1. Đọc sách
  2. Ăn uống đúng giờ
  3. Thức khuya
  4. Làm việc có kế hoạch

Câu 3: Đâu không phải tập tính ở động vật

  1. Bảo vệ lãnh thổ
  2. Săn mồi
  3. Di cư
  4. Tiếng kêu

Câu 4: Phản ứng “Nằm im theo dõi con mồi, lao đến khi con mồi lại gần” là phản ứng của hiện tượng nào

  1. Gà mẹ nhìn thấy diều hâu
  2. Chó giữ nhà nhìn thấy người lạ
  3. lợn con mới sinh ra
  4. Đàn sư tử đói nhìn thấy con mồi

Câu 5: Thói quen nào sau đây là thói quen tốt

  1. Ngủ dậy muộn
  2. Chạy bộ buổi sáng
  3. Vừa ăn cơm vừa xem ti vi
  4. Hút thuốc lá

Câu 6: Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?

  1. Sáo học nói tiếng người.
  2. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.
  3. Khỉ tập đi xe đạp.
  4. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng.

Câu 7: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình

  1. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, được di truyền.
  2. phát triển của loài, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.
  3. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho loài.
    D. sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm.

Câu 8: Vì sao ở động vật không xương sống có rất ít tập tính học được?
1. Chúng sống trong môi trường sống đơn giản.
2. Chúng có tuổi thọ ngắn.
3. Chúng không thể hình thành mối liên kết giữa các nơron.
4. Chúng có hệ thần kinh kém phát triển.
Tổ hợp ý đúng là: 

  1. 1,2,4
  2. 2,4
  3. 1,2,3,4
  4. 2,3,4

Câu 9: Chim công xòe đuôi trước con cái là loại tập tính gì?

  1. Tập tính kiếm ăn.
  2. Tập tính sinh sản. 
  3. Tập tính bảo vệ lãnh thổ. 
  4. Tập tính bầy đàn.

Câu 10: Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính

  1. bẩm sinh.
  2. vừa bẩm sinh, vừa hỗn hợp.
    C. học được.      
  3. hỗn hợp.      

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

D

D

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

B

B

A


ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải tập tính bẩm sinh

  1. Tranh giành con cái ở sư tử.
  2. Thỏ chạy trốn khi thấy kẻ thù
  3. Gấu Bắc cực ngủ đông
  4. Nhận biết chủ nhà của chó

Câu 2: Đâu không phải tập tính học được

  1. Ăn uống theo giờ của thú nuôi
  2. Dừng xe khi gặp đèn đỏ
  3. Tập thể dụng buổi sáng
  4. Một số loài chim di cư khi đến mùa đông

Câu 3: Tập tính bẩm sinh là những tập tính

  1. Học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
  2. Học được trong đời sống, không được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.
  3. Sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.
  4. Sinh ra đã có, được thừa hưởng từ bố mẹ, chỉ có ở cá thể đó.

Câu 4: Tập tính động vật là

  1. Một số phản ứng trả lời các kích thích của môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.
  2. Một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên ngoài cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  3. Những phản ứng trả lời các kích thích của môi trường bên trong cơ thể, nhờ đó mà động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
  4. Một chuỗi những phản ứng trả lời các kích thích đến từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể, đảm bảo cho động vật tồn tại và phát triển.

Câu 5: Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh của động vật

  1. Nhện giăng tơ
  2. Khỉ con tập đi xe đạp
  3. Trẻ con học cách cầm đũa
  4. Vẹt tập nói tiếng người

Câu 6: Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật?

  1. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa.
  2. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn.
  3. Tỉnh tỉnh đực đánh đuổi những con tỉnh tỉnh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó.
  4. Người giảm cân sau khi bị ốm

Câu 7:  Hiện tượng nào dưới đây là tập tính bẩm sinh ở động vật?

  1. Ve sầu kêu vào ngày hè oi ả.
  2. Sáo học nói tiếng người.
  3. Trâu bò nuôi trở về chuồng khi nghe tiếng kẻng.
  4. Khi tập đi xe đạp.

Câu 8:  Trong các tập tính dưới đây, hãy xác định tập tính bẩm sinh

(1) Khi lỡ chạm tay vào nước nóng, con người liền rụt tay lại.

(2) Khi bị ngã đau, em bé khóc.

(3) Ếch sinh sản vào mùa mưa.

(4) Chủ động khai báo y tế khi đi về từ vùng có dịch bệnh lây nhiễm.

(5) Chim mẹ mớm mồi cho chim non.

(6) Cá nổi lên mặt nước khi nghe tiếng chuông.

(7) Bạn học sinh thức dậy vào 5 giờ sáng mỗi ngày.

(8) Em cảm thấy buồn ngủ vào lúc 10 giờ tối.

(9) Em học thuộc bài thơ bằng cách đọc lại nhiều lần.

(10) Con người tiết nước bọt khi nhìn thấy quả khế chua.

  1. 1,2,8,10
  2. 2,4,7
  3. 2,3,5
  4. 1,2,4,9

Câu 9: Ví dụ nào dưới đây không phải là tập tính của động vật?

  1. Sếu đầu đỏ và hạc di cư theo mùa.
  2. Chó sói và sư tử sống theo bầy đàn.
    C. Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổcủa nó.
  3. Người giảm cân sau khi bị ốm.

Câu 10: Trong các biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại sau, biện pháp nào ứng dụng tập tính động vật

  1. Bắt côn trùng bằng tay
  2. Làm bẫy đèn bẫy côn trùng
  3. Sử dụng thuốc để diệt côn trùng gây hại
  4. Làm vệ sinh đồng ruộng

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

D

C

D

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

C

D

B

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Lấy ví dụ về ứng dụng tập tính ở động vật trong thực tiễn.

Vì sao rắn lại ngủ đông?

Vì sao động vật không xương sống có nhiều tập tính học tập hơn động vật có xương sống?

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao tập tính có thể thay đổi theo môi trường sống của động vật?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Ví dụ: Dạy chó đi săn hoặc phát hiện kẻ gian, dùng đèn bẫy côn trùng, huấn luyện bò về chuồng khi nghe tiếng chuông,…

- Là một động vật biến nhiệt, việc ngủ đông sẽ giúp rắn sinh tồn trong điều kiện khắc nghiệt như thiếu oxy, thức ăn, nguồn nước (nhất là vào mùa đông). Chúng sẽ chỉ thức giấc khi nhận các kích thích mới từ môi trường như khi nhiệt độ tăng lên.

- Động vật không xương sống có hệ thần kinh chưa phát triển, số lượng tế nào thần kinh ít, khả năng học tập, rút kinh nghiệm ít. Vì vậy động vật không xương sống có ít tập tính học tập hơn động vật có xương sống

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Tập tính của động vật có thể thay đổi theo môi trường sống của chúng vì các yếu tố môi trường có thể kích hoạt các gen liên quan đến tập tính đó. Từ đó gây ra "thay đổi tạm thời" trong tập tính của động vật. Các thay đổi tạm thời này có thể di truyền cho thế hệ sau. Dưới áp lực môi trường khác nhau, động vật có thể phát triển các tập tính mới hoặc thích nghi với môi trường của chúng, tạo nên sự đa dạng sinh học trong quần thể động vật.

4 điểm


ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Tập tính được phân loại như thế nào? Vì sao chuột bỏ chạy khi thấy mèo?

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao nghiên cứu về tập tính ở động vật có ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu về hành vi và sự tiến hóa của con người?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Phân loại: Tập tính ở động vật được chia thành hai loại gồm tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

- Tập tính bẩm sinh: là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

- Tập tính học được: là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm

Không phải ngay từ khi sinh ra chuột đã sợ mèo. “Mỗi lần nhìn thấy hay nghe tiếng kêu của mèo, chuột thường có phản ứng lo sợ và bỏ chạy” là một loại tập tính học được: Bản chất chuột sinh ra không sợ mèo nhưng trong quá trình sống, chuột bị mèo đuổi bắt hoặc quan sát các đồng loại khác mà dần hình thành nên tập tính này.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Nghiên cứu về tập tính ở động vật mang ý nghĩa quan trọng trong việc hiểu về hành vi và sự tiến hóa của con người vì:

- Tiến hóa chung: Động vật và con người có cùng một tổ tiên chung. Hiểu về tập tính đã phát triển và tiến hóa ở động vật có thể giúp ta hiểu cách các tập tính tương tự đã phát triển ở con người.

- Học tập xã hội: Nghiên cứu tập tính ở động vật, như học tập xã hội, có thể giúp ta hiểu về cách con người học từ nhau và tạo ra các hành vi xã hội phức tạp.

- Sinh học hành vi: Động vật là những mô hình sinh học hữu ích để tìm hiểu các cơ chế sinh học đằng sau hành vi. Nghiên cứu tập tính ở động vật có thể tiết lộ nhiều bí mật về hành vi của con người.

- Bệnh tâm thần: Nghiên cứu tập tính ở động vật cũng có thể giúp hiểu rõ hơn về các cơ chế sinh lý và di truyền đằng sau các rối loạn tâm thần ở con người.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu không phải tập tính của động vật

  1. Vẹt tập nói tiếng người
  2. Người bị giảm cân sau ốm
  3. Khỉ con tập đi xe đạp
  4. Trẻ nhỏ học cách cầm đũa

Câu 2: Khi nuôi mèo để bắt chuột, để huấn luyện giúp mèo có thói quen bắt chuột thì thức ăn cho mèo cần có?

  1. Thịt chuột non.
  2. Thịt sống.
    C. Cơm.
  3. Cá rán

Câu 3: Tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ được gọi là gì?

  1. Tập tính bẩm sinh.
  2. Tập tính học được.
  3. Tập tính của loài.
  4. Tập tính cá thể. 

Câu 4: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Chim yến cư trú và làm tổ ở những nơi ánh sáng rất yếu” như thế nào

  1. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
  2. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.
  3. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.
  4. Dùng đèn để bẫy côn trùng
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Người ta ứng dụng tập tính ở động vật trong thực tiễn để làm gì?

Câu 2: Lấy ví dụ về vai trò của tập tính.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

B

B

C

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Dựa vào những hiểu biết về tập tính ở động vật, người ta ứng dụng để tạo ra môi trường sống phù hợp nhằm nâng cao năng suất vật nuôi, cây trồng, đáp ứng các nhu cầu khác của con người.

- Trong học tập, người ta vận dụng tập tính để nâng cao kết quả học tập và hình thành những thói quen tốt.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ví dụ: Tập tính sinh sản giúp động vật duy trì nòi giống, tập tính săn mồi giúp động vật tìm kiếm được thức ăn, tập tính di cư giúp động vật thích nghi với môi trường sống, tập tính xã hội giúp động vật tạo nên các mối quan hệ hài hòa trong xã hội,…

3 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là một ứng dụng về tập tính học được của động vật trong chăn nuôi?

  1. Nghe tiếng gọi “chích chích” gà chạy tới.
  2. Trồng cỏ và ủ men cho bò ăn để tăng khả năng hấp thụ thức ăn cho bò.
  3. Nuôi lợn theo đàn để tăng lượng thức ăn của các cá thể
  4. Nhìn thấy con quạ bay trên trời, gà con nấp vào cánh gà mẹ.

Câu 2:  Trong nuôi gà, người ta thường chia máng ăn ra thành nhiều ổ nhỏ vì

  1. Tránh hiện tượng con ăn quá nhiều con ăn quá ít
  2. Gà thích sống và kiếm ăn đơn độc
  3. Tránh hiện tượng tranh nhau dẫn tới đánh nhau trong đàn gà
  4. Tránh hiện tượng gà nhảy vào và bới tung lên

Câu 3: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Chim di cư về phương nam tránh rét” như thế nào

  1. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
  2. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.
  3. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.
  4. Dùng đèn để bẫy côn trùng.

Câu 4: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng cho hiện tượng “Tính hướng sáng của cá” như thế nào

  1. Nhận biết sự thay đổi của thời tiết.
  2. Làm nhà nuôi có ánh sáng yếu để làm chim yến cư trú làm tổ.
  3. Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bát.
  4. Dùng đèn để bẫy côn trùng.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Trình bày khái niệm tập tính và vai trò của tập tính ở động vật.

Câu 2. Vì sao sau những cơn mưa ếch thường kêu rất to?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

D

A

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Khái niệm: Tập tính ở động vật là một chuỗi các phản ứng của cơ thể động vật trả lời kích thích từ môi trường bên trong hoặc bên ngoài cơ thể.

- Vai trò: Tập tính giúp cho sinh vật thích nghi được với môi trường sống để tồn tại và phát triển.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Những trận mưa rào thường vào cuối xuân sau đầu mùa hạ vì đây là thời điểm sinh sản của chúng, vì thế các con đực sẽ cất tiếng kêu ộp ộp liên tục và thậm chí là rất to để gọi bạn tình. Đấy chính là tín hiệu để ếch cái nghe thấy tiếng gọi của “bạn tình” sẽ tìm đến để giao phối. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường và sẽ lặp lại theo mùa sinh sản.

3 điểm

=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 33: Tập tính ở động vật ( 2 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay