Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 chân trời Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) chân trời sáng tạo Bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 27: TRAO ĐỔI KHÍ Ở SINH VẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trao đổi khí là

  1. Quá trình sinh vật lấy O2hoặc CO2từ môi trường vào cơ thể.
  2. Quá trình sinh vật thải ra môi trường khí CO2hoặc O2.
  3. Quá trình sinh vật lấy O2hoặc CO2từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2.
  4. Quá trình sinh vật lấy O2hoặc CO2từ môi trường vào cơ thể, đồng thời thải ra môi trường khí CO2 hoặc O2 và sử dụng chúng.

Câu 2: Ở người, quá trình trao đổi khí diễn ra ở cơ quan nào sau đây?  

  1. Bề mặt da
  2. Hệ thống ống khí
  3. Phổi
  4. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Cơ quan thực hiện quá trình trao đổi khí chủ yếu ở thực vật là

  1. khí khổng.
  2. lục lạp.
  3. ti thể.
  4. ribosome..

Câu 4: Trong quá trình trao đổi khí,  Oxygen được dẫn vào phổi đến cơ quan nào sau đây?

  1. Phế nang.
  2. Khí quản
  3. Khoang mũi.
  4. Phế quản.

Câu 5: Khí khổng phân bố nhiều ở ở

  1. Quả chín.
  2. Lá cây.
  3. Rễ cây.
  4. Khí khổng phân bố đều trên các bộ phận của cây.

Câu 6: Ở đa số các cây trên cạn, khí khổng thường phân bố ở đâu

  1. Lớp biểu bì mặt trên của lá.
  2. Lớp biểu bì mặt dưới của lá.
  3. Chỉ có ở mặt trên của lá.
  4. Chỉ có ở mặt dưới của lá.

Câu 7: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về vai trò của khí khổng đối với lá cây?

  1. Khí khổng giúp cây quang hợp và hô hấp
  2. Khí khổng giúp trao đổi các loại khí và thoát hơi nước.
  3. Khí khổng giúp cây tổng hợp chất dinh dưỡng
  4. Khí khổng giúp lá có màu xanh.

Câu 8: Điền vào chỗ trống “Theo cơ chế khuếch tán,  các phân tử khí di chuyển từ nơi có......tới nơi có.....”

  1. nồng độ thấp/nồng độ cao
  2. nồng độ cao/nồng độ thấp
  3. nhiều ánh sáng/ ít ánh sáng
  4. Nhiệt độ cao/ nhiệt độ thấp

Câu 9: Những đặc điểm giống nhau của sự trao đổi khí ở thực vật và động vật là gì?

  1. Đường đi của khí trong cơ thể
  2. Các khí tham gia vào quá trình trao đổi khí đều là carbon dioxide và oxygen.
  3. Cơ quan thực hiện trao đổi khí.
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 10: Vì sao khi bắt giun đất để trên bề mặt khô ráo thì nhanh bị chết

  1. Do giun đất bị sốc nhiệt, các chức nnagw hoạt động của cơ thể giảm mạnh, lượng O2cung cấp không đủ cho các tế bào nên giun nhanh bị chết.
  2. Trong điều kiện khô ráo, da giun bị khô, khí CO2và O2không khuếch tán qua da, giun không hô hấp nên nhanh chết.
  3. Do giun đất chỉ sống được ở trong đất, rời khỏi đất giun sẽ bị chết.
  4. Do không khí bị ô nhiễm quá nặng, ở bề mặt trên mặt đất tiếp xúc với quá nhiều CO2nên bị ngộ độc.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

A

A

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

B

B

B

B


ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tế bào khí khổng có hình dạng

  1. Hình phễu.
  2. Hình hạt ngô.
  3. Hình hạt đậu.
  4. Hình hạt lạc.

Câu 2: Điền từ còn thiếu vào chỗ trống

“Mỗi khí khổng gồm (1)………. tế bào hình hạt đậu nằm sát nhau, thành (2)……… mỏng, thành (3)………. dày.”

  1. (1) ba; (2) trong; (3) ngoài.
  2. (1) ba; (2) ngoài; (3) trong.
  3. (1) hai; (2) trong; (3) ngoài.
  4. (1) hai; (2) ngoài; (3) trong.

Câu 3: Trong quá trình quang hợp, thực vật hấp thu khí

  1. N2.
  2. O3.
  3. CO2.
  4. O2.

Câu 4: Trong quá trình trao đổi khí ở động vật, oxygen được dẫn vào phổi đến cơ quan

  1. Khí quản.
  2. Phế nang.
  3. Khoang mũi.
  4. Phế quản.

Câu 5: Trong quá trình trao đổi khí ở động vật, carbon dioxide được đưa ra ngoài môi trường qua động tác

  1. Tất cả các đáp án dưới đây đều đúng.
  2. Thiền.
  3. Thở ra.
  4. Hít vào.

Câu 6: Những đặc điểm giống nhau của sự trao đổi khí ở thực vật và động vật là gì

  1. Tất cả các phương án dưới đây đều đúng.
  2. Các khí tham gia vào quá trình trao đổi khí.
  3. Cơ quan thực hiện quá trình trao đổi khí.
  4. Đường đi của khí trong cơ thể.

Câu 7: Mệnh đề nào sau đây là sai khi nói về quá trình trao đối khí ở sinh vật?

  1. Các loại cây khác nhau thì đều có mật độ khí khổng như nhau.
  2. Khí khổng không đóng và mở hoàn toàn.
  3. Các loại cây khác nhau thì có mật độ khí khổng khác nhau.
  4. Tất cả các phương án trên đều đúng.

Câu 8: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây trong quang hợp diễn ra như thế nào?

  1. Khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
  2. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá.
  3. Khí oxygen khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí carbon dioxide khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
  4. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

Câu 9: Nhận định nào sau đây là đúng khi nói về quá trình trao đổi khí qua khí khổng ở lá cây trong hô hấp diễn ra như thế nào?

  1. Khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
  2. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá.
  3. Khí oxygen khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí carbon dioxide khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
  4. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

Câu 10: Cách chọn cá tươi

  1. Mang cá có màu hồng, không bị nhớt.
  2. Mang cá có màu trắng, không bị nhớt.
  3. Mang cá có màu đen, sờ thấy nhớt.
  4. Mang cá có màu xám, sờ thấy nhớt.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

D

C

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

A

C

A

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Động vật trao đổi khí với môi trường nhờ cơ quan nào?

Câu 2 ( 4 điểm). Quá trình trao đổi khí ở sinh vật có liên quan gì đến quá trình tuần hoàn?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

Ở động vật, sự trao đổi khí giữa cơ thể với môi trường diễn ra qua cơ quan trao đổi khí:

- Động vật đơn bào và một số động vật đa bào như ruột khoang, giun tròn, giun dẹp,… trao đổi khí qua bề mặt cơ thể.

- Các loài côn trùng như châu chấu, ruồi,… trao đổi khí qua hệ thống ống khí.

- Các loài sống dưới nước như cá, tôm, cua, trai,… trao đổi khí qua mang.

- Động vật thuộc lớp Bò sát, Chim, Thú trao đổi khí qua phổi.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Quá trình trao đổi khí ở sinh vật liên quan chặt chẽ đến quá trình tuần hoàn. Khi sinh vật hít thở sẽ lấy oxy vào và thải ra khí carbonic. Oxy được vận chuyển vào phế nang ở phổi và tuần hoàn giúp vận chuyển O2 từ phế nang đến tế bào và CO2 từ tế bào ra phế nang, rồi đưa CO2 ra khỏi cơ thể thông qua quá trình thở ra.

4 điểm


ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Thực vật trao đổi khí với môi trường nhờ cơ quan nào? Nêu cấu tạo và chức năng của cơ quan đó.

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao những người sống ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu nhiều hơn người sống ở vùng đồng bằng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Thực vật trao đổi khí với môi trường chủ yếu qua khí khổng ở lá cây.

- Cấu tạo khí khổng:

+ Mỗi khí khổng gồm 2 tế bào hình hạt đậu nằm áp sát vào nhau, tạo nên khe khí khổng.

+ Mỗi tế bào khí khổng có thành ngoài mỏng, thành trong dày. Các tế bào hình hạt đậu đều chứa nhiều lục lạp.

- Chức năng trao đổi khí của khí khổng ở lá cây:

+ Trong quang hợp (diễn ra khi có ánh sáng): Khí khổng mở để khí CO2 khuếch tán từ môi trường bên ngoài vào lá, khí O2 khuếch tán từ trong lá ra môi trường bên ngoài.

+ Trong hô hấp (diễn ra cả ngày đêm): Khí khổng mở để khí O2 khuếch tán từ môi trường ngoài vào lá và khí CO2 khuếch tán từ lá ra môi trường ngoài.

+ Quá trình trao đổi khí phụ thuộc vào độ đóng mở của khí khổng: Khí khổng mở khi có ánh sáng và được cung cấp đủ nước. Độ mở của khí khổng tăng từ sáng đến trưa rồi giảm dần và nhỏ nhất ở chiều tối.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Do không khí trên cao có áp lực thấp ® oxygen kết hợp với hemoglobin (Hb) thấp ® số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxygen cho hoạt động của con người.

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ở người, khi hít vào, không khí lần lượt đi qua

  1. Khoang mũi, hầu, khí quản, phế quản, phổi, phế nang, các tế bào trong cơ thể.
  2. Khoang mũi, khí quản, phế quản, phổi, phế nang, các tế bào trong cơ thể.
  3. Khoang mũi, hầu, phế quản, phế nang, phổi, khí quản, các tế bào trong cơ thể.
  4. Khoang mũi, khí quản, phế quản, phế nnag, phổi, các tế bào trong cơ thể.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về quá trình trao đổi khí ở thực vật

  1. Các loại cây khác nhau thì có mật độ khí khổng khác nhau.
  2. Khí khổng không đóng và mở hoàn toàn.
  3. Khí khổng phân bố nhiều ở mặt dưới của lá là đặc điểm tiến hóa thích nghi của nhiều loại thực vật (chủ yếu là cây hai lá mầm).
  4. Các loại cây khác nhau thì có cấu tạo khí khổng khác nhau.

Câu 3: Vai trò của khí carbon dioxide đối với cơ thể sống là

  1. Thực vật sử dụng carbon dioxide là nguyên liệu cho quá trình quang hợp để tổng hợp nên chất hữu cơ.
  2. khí carbon dioxide là nguồn thức ăn quan trọng của các động vật khác.
  3. Carbon dioxide cũng có vai trò quan trọng trong việc duy trì sự sống của các cơ thể sống.
  4. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 4: Nhận xét nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp và hô hấp?

  1. Đây là các quá trình trái ngược nhau, không liên quan với nhau.
  2. Đây là các quá trình liên tiếp và thống nhất với nhau.
  3. Đây là các quá trình có nguyên liệu giống nhau nhưng kết quả khác nhau.
  4. Đây là các quá trình ngược nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu cấu tạo và chức năng của khí khổng.

Câu 2: Trình bày sự trao đổi khí ở người.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

D

A

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Cấu tạo của khí khổng: Mỗi khí khổng có hai tế bào hình hạt đậu áp sát vào nhau, thành trong dày, thành ngoài mỏng tạo nên một khe hở (lỗ khí) giữa hai tế bào hạt đậu giúp các khí di chuyển ra, vào.

- Vai trò của khí khổng đối với cây:

+ Giúp thực hiện quá trình trao đổi khí giữa cây với môi trường chủ yếu là khí oxygen và khí carbon dioxide.

+ Giúp cây thực hiện quá trình thoát hơi nước.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Khi hít vào, không khí đi qua khoang mũi tới hầu, khí quản, phế quản để vào phổi. Tại phổi, khi hít vào, O2 khuếch tán từ phế nang vào máu đến cung cấp cho các tế bào trong cơ thể.

- Tại các tế bào, CO2 được chuyển vào máu đến phổi, sau đó sẽ khuếch tán vào phế nang và được đưa ra ngoài môi trường qua động tác thở ra.

1.5 điểm

1.5 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Mỗi khí khổng gồm mấy tế bào

  1. 2.
  2. 3.
  3. 4.
  4. 5.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật

  1. Khí oxygen khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí carbon dioxide khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
  2. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá.
  3. Khí carbon dioxide khuếch tán từ ngoài môi trường qua khí khổng vào lá, khí oxygen khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.
  4. Khí oxygen và khí carbon dioxide đều khuếch tán từ trong lá qua khí khổng ra môi trường.

Câu 3: Cơ quan hô hấp của động vật trên cạn nào sau đây trao đổi khí hiệu quả nhất

  1. Phổi và da của ếch nhái.
  2. Da của giun đất.
  3. Phổi của chim.
  4. Phổi của bò sát.

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về hệ cơ quan mà quá trình trao đổi khí diễn ra ở người?

  1. Ở người, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường được thực hiện thông qua hệ cơ quan hệ tuần hoàn.
  2. Ở người, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường được thực hiện thông qua hệ cơ quan hệ thần kinh.
  3. Ở người, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường được thực hiện thông qua hệ cơ quan hệ hô hấp.
  4. Ở người, trao đổi khí oxygen và carbon dioxide giữa cơ thể với môi trường được thực hiện thông qua hệ cơ quan hệ tiêu hóa.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Trao đổi khí là gì? Trao đổi khí ở động vật và thực vật diễn ra nhờ quá trình nào?

Câu 2. Ở người, sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường ngoài được thực hiện thông qua hoạt động nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

A

C

C

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Trao đổi khí là sự trao đổi khí oxygen và khí carbon dioxide giữa cơ thể sinh vật với môi trường ngoài.

- Ở động vật, trao đổi khí diễn ra trong quá trình hô hấp.

- Ở thực vật, trao đổi khí được thực hiện trong cả quá trình quang hợp và hô hấp.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Ở người, sự trao đổi khí carbon dioxide và oxygen giữa cơ thể và môi trường ngoài được thực hiện thông qua hoạt động hít vào, thở ra: Khi hít vào, khí oxygen trong không khí được dẫn vào phổi đến các phế nang. Tại các phế nang, khí oxygen khuếch tán vào mạch máu và được vận chuyển đi khắp cơ thể; khí carbon dioxide từ máu sẽ khuếch tán vào phế nang và thải ra môi trường qua hoạt động thở ra.

3 điểm

=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 27: Trao đổi khí ở sinh vật (4 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay