Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 chân trời Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật
Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) chân trời sáng tạo Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.
Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 32: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT
I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cảm ứng ở sinh vật là
- khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể.
- khả năng tiếp nhận kích thích từ môi trường bên trong cơ thể.
- khả năng phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.
- khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên ngoài cơ thể.
Câu 2: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật?
- Lá cây bàng rụng vào mùa hè.
- Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh.
- Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời.
- Cây nắp ấm bắt mổi.
Câu 3: Hình dưới chứng minh cho hiện tượng cảm ứng nào ở thực vật?
- Tính hướng đất âm của rễ, hướng sáng dương của thân.
- Tính hướng tiếp xúc.
- Tính hướng hoá.
- Tính hướng nước.
Câu 4: Từ cần điền vào chỗ trống (1) là
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và …(1)… lại các kích thích từ môi trường …(2)… và môi trường bên ngoài của …(3)… sinh vật.
- phản ứng
- bên trong
- cơ thể
- giải phóng
Câu 5: Từ cần điền vào chỗ trống (2) là
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và …(1)… lại các kích thích từ môi trường …(2)… và môi trường bên ngoài của …(3)… sinh vật.
- phản ứng
- bên trong
- cơ thể
- giải phóng
Câu 6: Cho đoạn thông tin sau:
Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) ... kích thích và (2)... lại các kích thích từ (3) ...bên trong và bên ngoài (4) ..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) ... thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) ... thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.
Từ cần điền vào chỗ trống (6) là
- Môi trường
- Cơ thể
- Động vật
- Thực vật
Câu 7: Cho đoạn thông tin sau:
Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) ... kích thích và (2)... lại các kích thích từ (3) ...bên trong và bên ngoài (4) ..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) ... thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) ... thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.
Từ cần điền vào chỗ trống (7) là
- Môi trường
- Cơ thể
- Động vật
- Thực vật
Câu 8: Phản ứng nào sau đây thuộc loại kích thích ánh sáng
- Rễ cây hướng đến nguồn nước
- Run rẩy/toát mồ hôi
- Ngọn cây hướng về phía có ánh sáng
- Cây bám vào giá thể
Câu 9: Trong môi trường không có chất độc hại. Khi trồng cây bên bờ ao thì sau một thời gian, rễ cây sẽ phát triển theo chiều hướng nào sau đây?
- Rễ cây mọc dài về phía bờ ao.
- Rễ cây phát triển đều quanh gốc cây.
- Rễ cây uốn cong về phía ngược bờ ao.
- Rễ cây phát triển ăn sâu xuống dưới lòng đất.
Câu 10: Hai bạn lớp 6A tranh luận về hiện tượng khép lá ở cây xấu hổ (cây trinh nữ) khi có tác động cơ học từ môi trường và hiện tượng khép lá ở cây me vào ban đêm. Bạn thứ nhất cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này là giống nhau, bạn thứ hai lại cho rằng hiện tượng khép lá ở hai loài cây này có bản chất khác nhau. Hãy làm trọng tài cho hai bạn bằng cách chỉ ra tác nhân kích thích của hai hiện tượng ở hai loài cây trên.
- cây xấu hổ - va chạm, cây me - ánh sáng, nhiệt độ
- cây xấu hổ - ánh sáng, nhiệt độ, cây me - va chạm
- cây xấu hổ - va chạm, cây me - giá thể
- cây xấu hổ - con mồi, cây me - ánh sáng, nhiệt độ
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
A |
B |
A |
A |
B |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
D |
C |
A |
A |
A |
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Từ cần điền vào chỗ trống (3) là
Cảm ứng là khả năng tiếp nhận và …(1)… lại các kích thích từ môi trường …(2)… và môi trường bên ngoài của …(3)… sinh vật.
- phản ứng
- bên trong
- cơ thể
- giải phóng
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về đặc điểm cảm ứng ở thực vật?
- Xảy ra nhanh, dễ nhận thấy.
- Xảy ra chậm, khó nhận thấy.
- Xảy ra nhanh, khó nhận thấy.
- Xảy ra chậm, dễ nhận thấy.
Câu 3: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì?
- Các nhận biết.
- Các kích thích.
- Các cảm ứng.
- Các phản ứng.
Câu 4: Các tác nhân của môi trường tác động đến cơ thể sinh vật được gọi là?
- Các phản ứng
- Các cảm ứng
C. Các kích thích - Các nhận biết
Câu 5: Đâu là tác nhân kích thích của hiện tượng tua cuốn của cây cuốn vào giá thể
- Thân cây yếu
- Do ánh sáng không đều
- Do cây thiếu dinh dưỡng
- Do giá thể (cọc, giàn)
Câu 6: Cho đoạn thông tin sau:
Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) ... kích thích và (2)... lại các kích thích từ (3) ...bên trong và bên ngoài (4) ..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) ... thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) ... thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.
Từ cần điền vào chỗ trống (1) là
- Môi trường
- Tiếp nhận
- Thích nghi
- Phản ứng
Câu 7: Cho đoạn thông tin sau:
Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) ... kích thích và (2)... lại các kích thích từ (3) ...bên trong và bên ngoài (4) ..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) ... thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) ... thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.
Từ cần điền vào chỗ trống (2) là
- Môi trường
- Tiếp nhận
- Thích nghi
- Phản ứng
Câu 8: Cho đoạn thông tin sau:
Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) ... kích thích và (2)... lại các kích thích từ (3) ...bên trong và bên ngoài (4) ..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) ... thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) ... thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.
Từ cần điền vào chỗ trống (3) là
- Môi trường
- Tiếp nhận
- Thích nghi
- Phản ứng
Câu 4: Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là
- tính hướng tiếp xúc.
- tính hướng sáng.
- tính hướng hoá.
- tính hướng nước.
Câu 5: Tác nhân làm xuất hiện tượng cảm ứng ở thực vật “Cây me khép lá về sáng sớm và chiều tối” là
- Nhiệt độ, ánh sáng
- Con mồi
- Giá thể
- Va chạm
GỢI Ý ĐÁP ÁN
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Câu 5 |
Đáp án |
C |
B |
B |
C |
D |
Câu hỏi |
Câu 6 |
Câu 7 |
Câu 8 |
Câu 9 |
Câu 10 |
Đáp án |
B |
D |
A |
C |
A |
II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN
ĐỀ 1
Câu 1 ( 6 điểm). Con người đã vận dụng hiện tượng cảm ứng của thực vật vào thực tiễn để làm gì? Lấy ví dụ về cảm ứng ở sinh vật mà em từng thấy. Vì sao rễ cây ở sa mạc thường rất dài?
Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao cảm ứng đóng vai trò quan trọng đối với sinh vật?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Con người đã vận dụng hiện tượng cảm ứng của thực vật vào thực tiễn giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cây trồng. Ví dụ: - Vào mùa đông, cây bàng rụng lá. - Cây phong đổi màu lá thành màu đỏ vào mùa thu Do ở sa mạc thì môi trường khô cạn, các bụi cây ở đó phải phát triển mạnh bộ rễ dài (10m) để có thể đâm sâu xuống đất hút nước và muối khoáng. |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Cảm ứng có vai trò quan trọng đối với sinh vật vì nhờ có cảm ứng, sinh vật có thể trả lời được các kích thích từ môi trường. Điều này đảm bảo cho sinh vật tồn tại, phát triển và thích nghi với sự thay đổi của môi trường. Cảm ứng cũng giúp sinh vật giải quyết các vấn đề và hoạt động sinh học cũng như duy trì sự ổn định và hoạt động các quá trình sinh học khác. Trong một số trường hợp, cảm ứng giúp động vật phát hiện và tránh khỏi tác động của môi trường xung quanh, cũng như giúp chúng tìm kiếm thức ăn và cải thiện khả năng sinh sản. Vì vậy, cảm ứng có tác động trực tiếp đến sự sống và phát triển của sinh vật, và nó đóng vai trò quan trọng trong việc giữ cho sinh vật tồn tại và phát triển thuận lợi. |
4 điểm |
ĐỀ 2
Câu 1 ( 6 điểm). Cảm ứng ở sinh vật là gì? Nêu vai trò của cảm ứng. Nêu một số hình thức cảm ứng ở thực vật.
Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao các loài sống khác nhau có cảm ứng khác nhau?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (6 điểm) |
Cảm ứng ở sinh vật là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường bên trong và bên ngoài cơ thể. Vai trò: Cảm ứng là đặc trưng của cơ thể sống, giúp sinh vật thích nghi với môi trường để tồn tại và phát triển Một số hình thức cảm ứng ở thực vật bao gồm tính hướng sáng, tính hướng nước, tính hướng tiếp xúc, tính hướng hóa,… |
2 điểm 2 điểm 2 điểm |
Câu 2 ( 4 điểm) |
Các loài sống khác nhau có môi trường sống và cách sinh tồn khác nhau nên chúng có các kiểu cảm ứng khác nhau, cảm ứng được phát triển theo nhu cầu của sinh vật tương tác hiệu quả với môi trường xung quanh. |
4 điểm |
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Cho đoạn thông tin sau:
Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) ... kích thích và (2)... lại các kích thích từ (3) ...bên trong và bên ngoài (4) ..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) ... thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) ... thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.
Từ cần điền vào chỗ trống (4) là
- Môi trường
- Tiếp nhận
- Cơ thể
- Phản ứng
Câu 2: Cho đoạn thông tin sau:
Cảm ứng ở sinh vật là khả năng (1) ... kích thích và (2)... lại các kích thích từ (3) ...bên trong và bên ngoài (4) ..., đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển.
Cảm ứng là một đặc trưng cơ bản của cơ thể sống, giúp sinh vật (5)... với điều kiện sống. Cảm ứng ở (6) ... thường diễn ra chậm, khó nhận thấy, hình thức phản ứng kém đa dạng; cảm ứng ở (7) ... thường diễn ra nhanh, dễ nhận thấy, hình thức đa dạng.
Từ cần điền vào chỗ trống (5) là
- Môi trường
- Tiếp nhận
- Thích nghi
- Phản ứng
Câu 3: Mẫu vật trong thí nghiệm chứng minh tính hướng tiếp xúc của thực vật thường là loại cây nào?
- Cây ngô.
- Cây lúa.
- Cây mướp.
- Cây lạc.
Câu 4: Tác nhân làm xuất hiện tượng cảm ứng ở thực vật “Cây nắp ấm bắt con mồi” là
- Nhiệt độ, ánh sáng
- Con mồi
- Giá thể
- Va chạm
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Nêu đặc điểm của cảm ứng ở sinh vật.
Câu 2: Vì sao lá cây xương rồng bị tiêu biến?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
C |
C |
C |
B |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Đặc điểm: Cảm ứng có thể biểu hiện khác nhau ở từng loài, từng cá thể. - Cảm ứng ở thực vật được thực hiện thông qua vận động của các cơ quan và thường diễn ra chậm hơn. - Cảm ứng ở động vật được biểu hiện đa dạng hơn và thường diễn ra nhanh hơn. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Vì xương rồng thường sống ở các vùng đất khô cằn, nóng và nhiều cát như hoang mạc, sa mạc hoặc các vùng nhiệt đới. Cây xương rồng thường mọc thành bụi nhỏ và phủ sát mặt đất, lá cây tiêu biến tạo thành gai để giúp làm giảm sự thoát nước và giúp cây có thể chống chọi với điều kiện sống khắc nghiệt. |
3 điểm |
ĐỀ 2
- Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Hiện tượng cảm ứng “Rễ cây mọc dài về phía có nước” thuộc loại kích thích nào
- Nước
- Ánh sáng
- Trụ bám
- Âm thanh
Câu 2: Hiện tượng cảm ứng “Thân cây mọc cong về phía có ánh sáng” thuộc loại kích thích nào
- Nước
- Ánh sáng
- Trụ bám
- Âm thanh
Câu 3: Dấu hiệu sau: “cây mọc vống lên và lá có màu úa vàng” chứng tỏ cần điều chỉnh yếu tố nào sau đây trong môi trường sống của cây?
- Điều chỉnh tăng lượng nước tưới cho cây
- Điều chỉnh giảm lượng nước tưới cho cây
- Điều chỉnh tăng lượng ánh sáng chiếu tới cây
- Điều chỉnh giảm lượng ánh sáng chiếu tới cây
Câu 4: Tại sao khi côn trùng đậu trên cây gọng vó thì cây gập lông lại giữ con mồi?
- Côn trùng chạm vào cây gọng vó gây ra tác động cơ học, cây phản ứng bằng cách uốn cong các sợi lông.
- Côn trùng chạm vào gây mất nước tại các vị trí tiếp xúc với cây gọng vó, làm cây co lại.
- Côn trùng tiết chất hoá học làm sợi lông của cây sinh trưởng bất thường, làm cong sợi lông.
- Nhiệt độ làm thay đổi sinh trưởng của cây.
- Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1. Nêu đặc điểm của cảm ứng ở sinh vật.
Câu 2. Vì sao cây thường rụng lá vào mùa đông?
GỢI Ý ĐÁP ÁN:
Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi |
Câu 1 |
Câu 2 |
Câu 3 |
Câu 4 |
Đáp án |
A |
B |
C |
A |
Tự luận:
Câu |
Nội dung |
Biểu điểm |
Câu 1 (3 điểm) |
Đặc điểm: Cảm ứng có thể biểu hiện khác nhau ở từng loài, từng cá thể. - Cảm ứng ở thực vật được thực hiện thông qua vận động của các cơ quan và thường diễn ra chậm hơn. - Cảm ứng ở động vật được biểu hiện đa dạng hơn và thường diễn ra nhanh hơn. |
1.5 điểm 1.5 điểm |
Câu 2 (3 điểm) |
Vào mùa đông, lượng mưa giảm kéo theo hàm lượng nước trong đất cũng giảm. Lượng nước mà rễ cây hút được cũng giảm theo. Để đảm bảo đủ lượng nước trong cơ thể, cây rụng lá để giảm bớt quá trình thoát hơi nước. |
3 điểm |
=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 32: Cảm ứng ở sinh vật (2 tiết)