Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 chân trời Bài 37: Sinh sản ở sinh vật

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) chân trời sáng tạo Bài 37: Sinh sản ở sinh vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 37: SINH SẢN Ở SINH VẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sinh sản là một trong những đặc trưng cơ bản và cần thiết cho các sinh vật nhằm

  1. Đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.
  2. Duy trì sự phát triển của sinh vật.
  3. Đáp ứng nhu cầu năng lượng của sinh vật.
  4. Giữ cho cá thể sinh vật tồn tại.

Câu 2: Sinh sản vô tính là

  1. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của các tế bào sinh sản chuyên biệt.
  2. Hình thức sinh sản ở tất cả các loại sinh vật.
  3. Hình thức sinh sản không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái.
  4. Hình thức sinh sản có nhiều hơn một cá thể tham gia.

Câu 3: Chúng ta có thể nhân giống cây khoai tây bằng bộ phận nào của cây?

  1. Rễ
  2. Thân củ
  3. Hạt giống

Câu 4: Bộ phận được khoanh tròn trên củ khoai tây trong hình dưới đây được gọi là gì?

  1. Rễ cây con.
  2. Chồi mầm.
  3. Chổi hoa.
  4. Bao phấn.

Câu 5: Trong sinh sản sinh dưỡng ở thực vật, cây mới được hình thành

  1. từ một phần cơ quan sinh dưỡng của cây.
  2. chỉ từ rễ của cây.
  3. chỉ từ một phần thân của cây.
  4. chỉ từ lá của cây.

Câu 6: Cho các cây sau: mía, lúa, khoai tây, hoa hồng. Dựa vào đặc điểm sinh sản, hãy chỉ ra cây nào có phương thức sinh sản khác với các cây còn lại.

  1. Cây lúa
  2. Cây mía
  3. Khoai tây
  4. Hoa hồng

Câu 7: Những ý nào dưới đây nói về đặc điểm của sinh sản vô tính ở sinh vật?

(1) Cá thể sống đơn lẻ có thể tạo ra cơ thể mới.

(2) Sinh sản vô tính tạo ra cơ thể mới tồn tại tốt ở các môi trường sống luôn thay đổi.

(3) Sinh sản vô tính tạo ra các cá thể mới giống nhau và giống cơ thể ban đầu.

(4) Sinh sản vô tính tạo ra số lượng lớn cơ thể mới trong một thời gian ngắn.

(5) Không có sự tham gia của giao tử đực và giao tử cái.

(6) Sinh sản vô tính tạo ra các cơ thể mới thích nghỉ tốt với môi trường sống ổn định.

  1. (1), (3), (4), 5), (6).
  2. (1), (2), 3), 5).
  3. (1), (2), (4), (6).
  4. (1), (2), (3), (4), 5).

Câu 8: Nối nội dung ở cột A với định nghĩa ở cột B sao cho phù hợp.

  1. 1-A, 2-D, 3-E, 4-C, 5-B.
  2. 1-D, 2-A, 3-B, 4-C, 5-E.
  3. 1-A, 2-B, 3-C, 4-C, 5-D.
  4. 1-D, 2-A, 3-E, 4-C, 5-B.

Câu 9: Vì sao ở động vật, hình thức mang thai và sinh con sẽ giúp con non có tỉ lệ sống sót cao hơn hình thức đẻ trứng?

  1. Vì hợp tử được cung cấp chất dinh dưỡng hạn chế hơn trong trứng, được bảo vệ tốt hơn trước kẻ thù, có điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển,…
  2. Vì hợp tử được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục, được bảo vệ tốt hơn trước kẻ thù, có điều kiện nhiệt độ thay đổi phù hợp với môi trường,…
  3. Vì hợp tử được cung cấp chất dinh dưỡng hạn chế hơn trong trứng, được bảo vệ tốt hơn trước kẻ thù, có điều kiện nhiệt độ thay đổi phù hợp với môi trường,…
  4. Vì hợp tử được cung cấp chất dinh dưỡng liên tục thay vì lượng chất dinh dưỡng hạn chế trong trứng, được bảo vệ tốt hơn trước kẻ thù, có điều kiện nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển,..

Câu 10: Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính chủ yếu là

  1. Tạo ra số lượng lớn cá thể trong một thế hệ
  2. Tạo ra đời con đa dạng và có sức sống cao
  3. Phôi được bảo vệ trong hạt và quả
  4. Phôi được nuôi dưỡng bởi nội nhũ

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

A

C

C

B

A

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

A

A

A

D

B


ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sự thụ phấn là quá trình

  1. Chuyển hạt phấn từ bao phấn sang bầu nhuy.
  2. Chuyển giao tử đực từ bao phấn sang vòi nhuy.
  3. Chuyển hạt phấn từ bao phấn sang đầu nhuy.
  4. Chuyển hạt phấn từ bao phấn sang noãn.

Câu 2: Hoa lưỡng tính là

  1. Hoa có đài, tràng và nhuy hoa.
  2. Hoa có đài, tràng và nhị hoa.
  3. Hoa có nhị và nhuy hoa.
  4. Hoa có đài và tràng hoa.

Câu 3: Thụ tinh là gì?

  1. Là sự kết hợp của giao tử cái với giao tử đực tạo thành hợp tử
  2. Là sự kết hợp giữa con đực và con cái
  3. Là sự kết hợp giữa cơ thể mẹ và cơ thể bố
  4. Là sự kết hợp giữa các loài sinh vật

Câu 4: Sinh sản hữu tính là

  1. Hình thức sinh sản có sự kết hợp yếu tố đực và yếu tố cái tạo nên hợp tử.
  2. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố đực tạo nên hợp tử.
  3. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của 2 yếu tố cái tạo nên hợp tử.
  4. Hình thức sinh sản có sự kết hợp của tế bào đực và tế bào cái tạo nên hợp tử.

Câu 5: Cho một số nhận định sau:

  1. Sinh sản hữu tính tạo hợp tử, hợp tử sẽ phát triển thành cơ thể mới.
  2. Cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ.
  3. Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường.
  4. Sinh sản hữu tính chỉ có ở động vật.
  5. Sinh sản hữu tính ưu việt hơn sinh sản vô tính.

Số mệnh đề đúng là

  1. 5.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 6: Trong sinh sản vô tính, chồi con hình thành được nhìn thấy ở sinh vật nào

dưới đây?

  1. Con người.
  2. Amip.
  3. Thuỷ tức.
  4. Vi khuẩn.

Câu 7: Một trùng giày sinh sản bằng cách tự phân chia thành hai tế bào con. Quá trình này được gọi là

  1. mọc chồi.
  2. tái sinh.
  3. phân đôi.
  4. nhân giống.

Câu 8: Ở sinh vật, quá trình hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái được gọi là

  1. sự thụ tinh.
  2. sự thụ phấn.
  3. tái sản xuất.
  4. hình thành hạt.

Câu 9: Lựa chọn đáp án đúng về quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật.

  1. Hình thành giao tử đực và giao tử cái - Thụ phấn - Thụ tinh - Kết hạt, tạo quả.
  2. Hình thành giao tử đực và giao tử cái - Thụ tinh - Thụ phấn - Kết hạt, tạo quả.
  3. Hình thành giao tử đực và giao tử cái - Thụ phấn - Kết hạt, tạo quả - Thụ tinh.
  4. Hình thành giao tử đực và giao tử cái - Kết hạt, tạo quả - Thụ phấn - Thụ tinh

Câu 10: Bào tử ở thực vật mang bộ nhiễm sắc thể (NST)

  1. lưỡng bội và hình thành cây đơn bội
  2. đơn bội và hình thành cây lưỡng bội
  3. đơn bội và hình thành cây đơn bội
  4. lưỡng bội và hình thành cây lưỡng bội

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

C

A

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

C

C

A

A

D

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Sinh sản hữu tính là gì? Sinh sản hữu tính có đặc điểm gì?

Câu 2 ( 4 điểm). Vì sao sinh sản hữu tính có thể tạo ra sự đa dạng sinh học hơn?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Sinh sản hữu tính là hình thức sinh sản có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành cơ thể mới.

- Đặc điểm:

+ Hai loại giao tử trong sinh sản hữu tính có thể được sinh ra từ một cơ thể (sinh vật lưỡng tính) hoặc từ hai cơ thể khác nhau (sinh vật đơn tính).

+ Trong hình thức sinh sản hữu tính, cơ thể con nhận được chất di truyền từ cả bố và mẹ nên mang đặc điểm của cả bố và mẹ → Sinh sản hữu tính làm tăng khả năng thích nghi của thế hệ sau với sự thay đổi của môi trường sống.

2 điểm

2 điểm

2 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

- Cơ sở của sinh sản hữu tính là sự hình thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (noãn) và sự kết hợp giữa chúng.

- Sinh sản hữu tính làm tăng tính biến dị di truyền ở thế hệ con. Thông qua giảm phân và sự thụ tinh ngẫu nhiên, rất nhiều tổ hợp gen khác nhau sẽ được hình thành từ một số ít bộ gen ban đầu. Mức biến dị di truyền của một quần thể càng lớn thì khả năng thì khả năng thích nghi với môi trường biến động ngày càng cao. Khi môi trường thay đổi hoàn toàn và đột ngột, những cá thể con có mang tổ hợp di truyền biến dị rất khác lạ sẽ dễ thích nghi hơn những cá thể con có kiểu gen đồng nhất và giống hệt bố mẹ.

2 điểm

2 điểm


ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Sinh sản vô tính gì? Sinh sản Vô tính có đặc điểm gì?

Câu 2 ( 4 điểm). Giâm cành, chiết cành, ghép cành được ứng dụng như thế nào?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Sinh sản vô tính là hình thức sinh sảnkhông có sự kết hợp của giao tử đực và giao tử cái, con sinh ra giống nhau và giống cơ thể mẹ.

- Đặc điểm:

+ Chỉ có một cá thể tham gia sinh sản.

+ Tạo ra số lượng cá thể mới trong thời gian ngắn.

+ Trong hình thức sinh sản vô tính, cơ thể con chỉ nhận được chất di truyền từ cơ thể mẹ nên giống nhau và giống mẹ → Tạo ra thế hệ con thích nghi với điều kiện môi trường ổn định.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

- Giâm cành: Nhân nhanh giống cây trồng có khả năng ra rễ nhanh như mía, sắn, hoa hồng, khoai lang,…

- Chiết cành: Nhân nhanh giống cây trồng, rút ngắn thời gian sinh trưởng để nhanh cho thu hoạch. Thường áp dụng đối với các cây ăn quả lâu năm, có khả năng ra rễ chậm hơn như chanh, cam, bưởi,…

- Ghép cành: Tạo ra cây trồng mang đặc điểm của hai hay nhiều loài khác nhau. Ghép cành thường được áp dụng đối với một số cây ăn quả, cây cảnh.

1.3 điểm

1.3 điểm

1.3 điểm

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Các hình thức sinh sản ở thực vật gồm có:

  1. Sinh sản bằng rễ và bằng thân và bằng lá
  2. Sinh sản bằng hạt và bằng chồi
  3. Sinh sản sinh dưỡng và sinh sản bào tử
  4. Sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính

Câu 2: Sinh sản vô tính ở thực vật là cây non được sinh ra mang đặc tính

  1. giống cây mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
  2. giống cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
  3. giống và khác cây mẹ, không có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái
  4. giống cây bố mẹ, có sự kết hợp giữa giao tử đực và giao tử cái

Câu 3:  Khi nói về ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô, phát biểu nào sau đây sai?

  1. Tạo ra các giống cây mới có năng suất cao hơn cây mẹ
  2. Phục chế được các giống cây quý
  3. Duy trì các tính trạng tốt của cây mẹ
  4. Nhân nhanh số lượng cây giống lớn

Câu 4: Nối tên sinh vật ở cột A với các hình thức sinh sản tương ứng ở cột B.

  1. 1-E, 2-G, 3-D, 4-C, 5-B, 6-A.
  2. 1-E, 2-D, 3-G, 4-A, 5-B, 6-C.
  3. 1-G, 2-E, 3-D, 4-A, 5-B, 6-C.
  4. 1-E, 2-G, 3-D, 4-A, 5-B, 6-C.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật và động vật.

Câu 2: Xung quanh em có động vật nào đẻ con, động vật nào đẻ trứng?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

D

A

A

D

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Sinh sản hữu tính ở thực vật diễn ra với các sự kiện liên tiếp xảy ra: sự thụ phấn, thụ tinh, hình thành quả và hạt.

- Quá trình sinh sản hữu tính ở động vật gồm 3 giai đoạn: hình thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng); thụ tinh tạo thành hợp tử; phát triển phôi và hình thành cơ thể mới.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Động vật đẻ con: chó, mèo, lợn, người,...

- Động vật đẻ trứng: gà, chim, vịt, ngỗng,...

1.5 điểm

1.5 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nói đến hình thức sinh sản trinh sinh, chỉ ra phát biểu sai: 

  1. Chỉ sinh ra những cá thể mang giới tính đực
  2. Xảy ra ở động vật bậc thấp
  3. Không có quá trình giảm phân
  4. Không cần sự tham gia của giao tử đực

Câu 2: Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản:

  1. Chỉ cần giao tử cái.
  2. Có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái.
  3. Không có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái
  4. Cần 2 cá thể.

Câu 3: Hiện tượng nào dưới đây không phải là sinh sản ở sinh vật?

  1. Đuôi mới của thằn lằn hình thành sau khi bị đứt. 
  2. Củ khoai lang mọc mầm. 
  3. Măng mọc lên ở những bụi tre.
  4. Em bé được sinh ra sau 9 tháng 10 ngày mẹ mang thai. 

Câu 4: Quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật diễn ra lần lượt theo các giai đoạn nào?

  1. Tạo giao tử → Thụ tinh →Thụ phấn → Hình thành quả và hạt.
  2. Tạo giao tử →Thụ phấn →Thụ tinh → Hình thành quả và hạt.
  3. Tạo quả và hạt → Thụ phấn→ Thụ tinh →Hình thành giao tử.
  4. Tạo quả và hạt → Thụ tinh → Thụ phấn →Hình thành giao tử.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Nêu khái niệm và phân loại sinh sản.

Câu 2. Lấy ví dụ về hoa đơn tính và hoa lưỡng tính.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

C

A

B

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

- Khái niệm: Sinh sản là quá trình tạo ra những cá thể mới, đảm bảo sự phát triển liên tục của loài.

- Phân loại: Trong tự nhiên,có hai hình thức sinh sản ở sinh vật là sinh sản vô tính và sinh sản hữu tính.

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

- Hoa đơn tính: hoa mướp, hoa bí, hoa ngô,…

- Hoa lưỡng tính: hoa cải, hoa bưởi, hoa cam,...

1.5 điểm

1.5 điểm

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay