Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 chân trời Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật

Dưới đây là bộ đề kiểm tra 15 phút Khoa học tự nhiên 7 (Sinh học) chân trời sáng tạo Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật. Bộ đề nhiều câu hỏi hay, cả tự luận và trắc nghiệm giúp giáo viên tham khảo tốt hơn. Tài liệu là bản word, có thể tải về và điều chỉnh.

Xem: => Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 chân trời sáng tạo (có đáp án)

ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT – BÀI 30: TRAO ĐỔI NƯỚC VÀ CÁC CHẤT DINH DƯỠNG Ở ĐỘNG VẬT

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các chất nào sau đây được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết?

  1. Nước, CO, kháng thể.
  2. CO, các chất thải, nước.
  3. CO, hormone, chất dinh dưỡng.
  4. Nước, hormone, kháng thể.

Câu 2: Quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn của động vật diễn ra ở?

  1. Hệ tuần hoàn
  2. Hệ hô hấp
  3. Hệ tiêu hóa
  4. Tất cả các phương án trên.

Câu 3: Các chất dinh dưỡng được biến đổi trong hệ tiêu hóa sẽ được hấp thụ vào cơ thể người qua

  1. Máu
  2. Thành dạ dày
  3. Dịch tiêu hóa

Câu 4: Trong cơ thể người, nơi hấp thụ nhiều nước nhất là

  1. Ruột non.
  2. Ruột già.
  3. Tim.
  4. Da.

Câu 5: Nước tiểu được tạo ra nhờ quá trình

  1. Lọc các cặn bã ở thận.
  2. Lọc máu ở thận.
  3. Tiêu hóa ở ruột già.
  4. Tiêu hóa ở ruột non.

Câu 6: Trong thức ăn, những chất dinh dưỡng nào cần được biến đổi thành các chất đơn giản hơn để cơ thể dễ hấp thụ

  1. Protein, lipid, vitamin.
  2. Cacbohyđrate, protein, lipid.
  3. Nước, muối khoáng, vitamin.
  4. Vitamin, Cacbohyđrate, muối khoáng.

Câu 7: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về vòng tuần hoàn lớn

  1. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu khí CO2và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất bài tiết và khí O2trở về tim.
  2. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu chứa khí CO2và các chất bài tiết đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận máu giàu khí O2và các chất dinh dưỡng trở về tim.
  3. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu O2và các chất bài tiết đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất dinh dưỡng và khí CO2trở về tim.
  4. Vòng tuần hoàn lớn đưa máu giàu O2và các chất dinh dưỡng đến các cơ quan để nuôi dưỡng cơ thể, nhận các chất bài tiết và khí CO2trở về tim.

Câu 8: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ thể người?

  1. 60 - 75%.
  2. 75 - 80%.
  3. 85 - 90%
  4. 55 - 60%.

Câu 9: Người trưởng thành cần cung cấp trung bình bao nhiêu lít nước mỗi ngày?

A.1,5- 2L

B.0,5 - 1L.

C.2- 2,5L.

  1. 2,5 - 3L.

Câu 10: Rửa tay trước khi ăn có tác dụng

  1. Nâng cao hiệu suất thu nhận và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
  2. Giúp tay sạch sẽ, có thể cầm thức ăn.
  3. Loại bỏ vi trùng gây bệnh còn bám dinh trên tay, tránh nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
  4. Tiêu diệt vi sinh vật gây bệnh và kí sinh trùng gây ô nhiễm trong thức ăn, nước uống.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

B

C

A

B

B

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

B

A

C


ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hệ tuần hoàn là

  1. Hệ cơ quan thực hiện việc hấp thu các chất trong cơ thể động vật.
  2. Hệ cơ quan thực hiện việc đào thải các chất trong cơ thể động vật.
  3. Hệ cơ quan thực hiện việc tiêu hóa các chất trong cơ thể động vật.
  4. Hệ cơ quan thực hiện việc vận chuyển các chất trong cơ thể động vật.

Câu 2: Ở người, các chất được vận chuyển theo bao nhiêu vòng tuần hoàn

  1. 4.
  2. 3.
  3. 2.
  4. 1.

Câu 3: Nhận định nào sau đây là không đúng?

  1. Khitế bào khí khổng hút nhiều nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.
  2. Khi tế bào khí khổng mất nước thì khí khổng mở rộng, làm tăng cường thoát hơi nước.
  3. Khí khổng của thực vật thường mở rộng khi được chiếu sáng.
  4. Cả A, B, C

Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng về động vật đơn bào?

  1. Động vật đơn bào (trùng roi, trùng giày,…) chưa có hệ vận chuyển, các chất trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể.
  2. Động vật đơn bào (trùng roi, trùng giày,…) chưa có hệ vận chuyển, các chất trao đổi trực tiếp với môi trường qua hệ tuần hoàn.
  3. Động vật đơn bào (trùng roi, trùng giày,…) chưa có hệ vận chuyển, các chất trao đổi trực tiếp với môi trường qua hệ hô hấp.
  4. Động vật đơn bào (trùng roi, trùng giày,…) chưa có hệ vận chuyển, các chất trao đổi trực tiếp với môi trường qua hệ bài tiết.

Câu 5: Nhận định nào sau đây là không đúng về đặc điểm của vòng tuần hoàn lớn?

  1. Vận chuyển máu mang các chất dinh dưỡng và oxygen từ tâm thất trái theo động mạch đi đến các cơ quan trong cơ thể, ở đây diễn ra quá trình trao đổi chất.
  2. Chất thải theo máu tới các cơ quan bài tiết rồi thải ra ngoài.
  3. Khí carbon dioxide từ các cơ quan của cơ thể theo tĩnh mạch đổ vào tâm nhĩ phải.
  4. Vận chuyển máu mang khí carbon dioxide từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi đến phổi, ở đây diễn ra quá trình trao đổi khí.

Câu 6: Để cơ thể sinh trưởng và phát triển tốt cần

  1. Ăn nhiều chất xơ, chất đạm, hạn chế ăn tinh bột đường.
  2. Ăn uống đủ chất, đa dạng về loại thức ăn và đảm bảo vệ sinh ăn uống
  3. Ăn nhiều thịt, hạn chế ăn rau xanh.
  4. Ăn những món mình thích và ngon.

Câu 7: Hành động nào sau đây làm mất nước cơ thể?

  1. Luyện tập thể thao trước khi thi đấu
  2. Ăn các loại trái cây như cam, quýt, thanh long,...
  3. Uống sinh tố cùng bạn bè
  4. Ăn các loại món có nhiều rau, củ

Câu 8: Trong trường hợp nào sau đây con người cần phải truyền nước?

  1. Khi bị sốt cao hoặc bị tiêu chảy.
  2. Khi bị sốt cao hoặc đau dạ dày.
  3. Khi bị sốt cao hoặc làm việc mệt nhọc.
  4. Khi bị tiêu chảy hoặc làm việc mệt nhọc.

Câu 9: Tạo không khí thoải mái khi ăn có tác dụng

  1. Giúp bảo vệ răng, tránh sâu răng.
  2. Thức ăn có hình thức và hương vị ngon hơn.
  3. Nâng cao hiệu suất thu nhận và hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn.
  4. Đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể.

Câu 10: Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần về nhu cầu nước của các loài sau đây bò, mèo, lợn, thằn lằn, lạc đà

  1. Bò, lợn, mèo, thằn lằn, lạc đà.
  2. Thằn lằn, mèo, lợn, bò, lạc đà.
  3. Thằn lằn, mèo, lợn, lạc đà, bò.
  4. Bò, thằn lằn, mèo, lợn, lạc đà

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

D

C

B

A

D

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

A

A

C

A

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1 ( 6 điểm). Trình bày con đường thu nhận và tiêu hóa thức ăn trong ống tiêu hóa ở người 

Câu 2 ( 4 điểm). Tại sao chất xơ quan trọng trong việc duy trì sự hấp thụ nước và chất dinh dưỡng trong hệ tiêu hóa của động vật?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Con người thu nhận thức ăn từ môi trường bên ngoài chủ yếu thông qua hoạt động ăn và uống.

- Các chất dinh dưỡng có trong thức ăn như carbohydrate, protein, lipid,… cần được biến đổi thành các chất đơn giản mà cơ thể có thể hấp thụ được nhờ hoạt động tiêu hóa trong ống tiêu hóa. Sau đó, các chất dinh dưỡng đơn giản này sẽ được hấp thụ vào máu.

- Các chất cặn bã còn lại không được cơ thể hấp thụ sẽ được thải ra ngoài dưới dạng phân qua hậu môn.

3 điểm

3 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

- Giúp duy trì độ ẩm: Chất xơ có khả năng hấp thụ nước, giúp duy trì sự ẩm ướt trong ống tiêu hóa, giúp quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng diễn ra hiệu quả.

- Kích thích co bóp: Chất xơ kích thích ruột co bóp, giúp thức ăn di chuyển qua hệ tiêu hóa một cách hiệu quả hơn.

- Hỗ trợ vi khuẩn có lợi: Chất xơ là nguồn dinh dưỡng quan trọng cho vi khuẩn có lợi trong ruột, giúp duy trì sự cân bằng vi khuẩn đường ruột cần thiết cho sức khỏe.

- Giúp đào thải độc tố: Chất xơ có khả năng hút và loại bỏ độc tố, sản phẩm cặn từ đường ruột, giúp tăng cường quá trình thanh lọc cơ thể.

- Điều tiết đường huyết: Một số loại chất xơ có khả năng ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ đường huyết, giúp duy trì sự ổn định của đường huyết trong cơ thể.

0.8 điểm

0.8 điểm

0.8 điểm

0.8 điểm

0.8 điểm


ĐỀ 2

Câu 1 ( 6 điểm). Các chất dinh dưỡng ở động vật được vận chuyển như thế nào?

Câu 2 ( 4 điểm). Giữa vận động viên và nhân viên văn phòng, đối tượng nào có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn? Vì sao?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(6 điểm)

- Ở động vật đơn bào chưa có hệ vận chuyển, các chất được trao đổi trực tiếp với môi trường qua thành cơ thể.

- Ở động vật đa bào, việc vận chuyển các chất trong cơ thể là do hệ tuần hoàn thực hiện: Các chất dinh dưỡng lấy từ hệ tiêu hóa và O2 lấy từ phổi được sử dụng để thực hiện quá trình trao đổi chất. Đồng thời, quá trình trao đổi chất tạo ra các sản phẩm thải, những chất này được vận chuyển tới phổi và cơ quan bài tiết để thải ra ngoài.

- Ở người, các chất được vận chuyển theo 2 vòng tuần hoàn:

+ Vòng tuần hoàn nhỏ vận chuyển máu đỏ thẫm(máu nghèo O2) từ tâm thất phải theo động mạch phổi đi tới phổi.Tại phổi, diễn ra quá trình trao đổi khí, máu nhận O2 và thải ra CO2 trở thành máu đỏ tươi theo tĩnh mạch phổi và trở về tâm nhĩ trái của tim.

+ Vòng tuần hoàn lớn vận chuyển máu đỏ tươi (máu giàu O2) mang chất dinh dưỡng và O2 từ tâm thất trái tới các tế bào của cơ thể để thực hiện quá trình trao đổi chất. Tại các tế bào, máu nhận các chất bài tiết và CO2 trở thành máu đỏ thẫm và trở về tâm nhĩ phải của tim.

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

( 4 điểm)

Vận động viên có nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Vì vận động viên phải hoạt động nhiều, liên tục, trải qua các bài luyện tập khắc nghiệt, quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra nhanh chóng nên nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Còn nhân viên văn phòng thường không vận động nhiều, quá trình chuyển hóa năng lượng cũng diễn ra chậm hơn nên nhu cầu dinh dưỡng thấp hơn.  

4 điểm

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các tế bào và cơ quan trong cơ thể động vật được nuôi dưỡng bởi

  1. Chất dinh dưỡng
  2. Oxygen.
  3. Cả A và B đều đúng.
  4. Cả A và B đều sai.

Câu 2: Con đường trao đổi nước ở động vật và người là

  1. Nước từ thức ăn, nước uống → Ống tiêu hoá → Hấp thụ vào máu → Các tế bào và cơ quan → Bài tiết ra khỏi cơ thể.
  2. Nước từ nước uống → Hấp thụ vào máu → Ống tiêu hoá → Các tế bào và cơ quan → Bài tiết ra khỏi cơ thể.
  3. Nước từ thức ăn, nước uống → Ống tiêu hoá → Hấp thụ vào máu → Bài tiết ra khỏi cơ thể.
  4. Nước từ nước uống → Ống tiêu hoá → Hấp thụ vào máu → Bài tiết ra khỏi cơ thể.

Câu 3: Cơ quan nào trong ống tiêu hoá ở người là nơi thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn

  1. Dạ dày.   
  2. Miệng.
  3. Ruột non.  
  4. Ruột già.  

Câu 4: Điền vào chỗ trống sau

“(1) …………. có thể tự tổng hợp chất hữu cơ cần thiết bằng cách quang hợp khi có ánh sáng.

(2) ………….. không thể tổng hợp chất hữu cơ mà phải lấy chất hữu cơ có sẵn trong thức ăn làm nguyên liệu tổng hợp chất cần thiết cho cơ thể.

Hãy điền vào chỗ trống để hoàn thiện các dữ kiện trên.”

  1. (1) Thực vật, (2) Động vật.
  2. (1) Động vật, (2) Thực vật.
  3. (1) Thực vật, (2) Nguyên sinh vật.
  4. (1) Động vật, (2) Nguyên sinh vật.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày con đường trao đổi nước ở động vật.

Câu 2: Nêu một số tác nhân gây hại cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa.

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

B

A

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Con đường trao đổi nước ở động vật và người gồm 3 giai đoạn: lấy vào, sử dụng, thải ra.

- Lấy vào: Đa số động vật và người lấy nước vào cơ thể qua thức ăn và nước uống. Sau khi được lấy vào cơ thể, nước được hấp thụ trực tiếp ở các bộ phận thuộc ống tiêu hóa (chủ yếu là ruột già) vào máu rồi vận chuyển tới các tế bào và các cơ quan trong cơ thể.

- Sử dụng: Ở tế bào và các cơ quan trong cơ thể, nước được sử dụng trong trao đổi chất và các hoạt động sống.

- Thải ra: Một lượng nước từ trong cơ thể sẽ được thải ra ngoài chủ yếu qua nước tiểu và mồ hôi.

1 điểm

1 điểm

1 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Một số tác nhân gây hại cho các cơ quan trong hệ tiêu hóa: vi khuẩn, nấm trong thức ăn ôi thiu có thể gây ngộ độc thực phẩm; ấu trùng giun sán vào cơ thể thông qua thức ăn, nước uống có thể kí sinh trong ruột gây tắc ống mật, ống ruột và sử dụng một phần chất dinh dưỡng của cơ thể;…

3 điểm

 

ĐỀ 2

  1. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Con đường trao đổi nước ở động vật và người bao gồm mấy giai đoạn?

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3.
  4. 4.

Câu 2: Sự sắp xếp hợp lý các hoạt động của con đường trao đổi chất dinh dưỡng trong ống tiêu hóa ở động vật là

  1. Ăn, tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng, thải phân.
  2. Ăn, hấp thụ chất dinh dưỡng, tiêu hóa, thải phân.
  3. Ăn, tiêu hóa, thải phân, hấp thụ chất dinh dưỡng.
  4. Ăn, thải phân, tiêu hóa, hấp thụ chất dinh dưỡng.

Câu 3: Hệ tuần hoàn nhận những chất nào từ hệ hô hấp và hệ tiêu hoá

  1. Carbon dioxide và các chất thải.
  2. Carbon dioxide và các chất dinh dưỡng.
  3. Oxygen và các chất dinh dưỡng.
  4. Oxygen và các chất khoáng.

Câu 4: Quá trình tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá ở người không được thực hiện thông qua hoạt động

  1. Thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn.
  2. Đưa chất dinh dưỡng đến các tế bào, cơ quan trong cơ thể.
  3. Tiêu hoá thức ăn và hấp thụ chất dinh dưỡng.
  4. Thải phân.
  5. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1. Hệ tuần hoàn vận chuyển các chất như thế nào?

Câu 2. Vì sao cần bổ sung nước mỗi ngày?

GỢI Ý ĐÁP ÁN:

Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

A

C

Tự luận:

Câu

Nội dung

Biểu điểm

Câu 1

(3 điểm)

Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể động vật nhờ sự vận chuyển máu:

- Hệ tuần hoàn nhận khí oxygen từ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa đến cung cấp cho các hoạt động của các cơ quan, đồng thời, carbon dioxide và những sản phẩm thải được vận chuyển đến phổi và cơ quan bài tiết.

- Ngoài ra, hệ tuần hoàn còn vận chuyển các kháng thể, vitamin, muối khoáng,…

1.5 điểm

1.5 điểm

Câu 2

(3 điểm)

Vì nước luôn có sự đào thải ra ngoài cơ thể nên việc bổ sung nước là rất quan trọng. Theo khuyến nghị năm 2012 của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trẻ em ở tuổi vị thành niên cần 40 mL nước/1 kg thể trọng mỗi ngày.

3 điểm

=> Giáo án KHTN 7 chân trời bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật (5 tiết)

Thông tin tải tài liệu:

Phía trên chỉ là 1 phần, tài liệu khi tải về là file word, có nhiều hơn + đầy đủ đáp án. Xem và tải: Đề kiểm tra 15 phút Sinh học 7 chân trời sáng tạo - Tại đây

Tài liệu khác

Tài liệu của bạn

Tài liệu mới cập nhật

Tài liệu môn khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay