Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần vật lí bài 9: Sự truyền âm

Giáo án bài 9: Sự truyền âm sách KHTN 7 cánh diều – Phần vật lí. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của KHTN 7 cánh diều – Phần vật lí. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem: => Giáo án khoa học tự nhiên 7 cánh diều (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án KHTN 7 cánh diều – Phần vật lí bài 9: Sự truyền âm

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 cánh diều theo công văn mới nhất

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

BÀI 9. SỰ TRUYỀN ÂM

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức:

Học xong bài này, HS có thể:

  • Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm như gảy đàn, gõ vào thanh kim loại,…) để chứng tỏ sóng âm có thể truyền được trong chất rắn, lỏng, khí.
  • Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
  1. Năng lực

- Năng lực chung:

  • Tự chủ và học tập: vận dụng một cách linh hoạt những kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.
  • Giao tiếp và hợp tác: biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề của bài học. Biết chủ động và gương mẫu hoàn thành phần việc được giao, góp ý điều chỉnh thúc đẩy hoạt động chung ; khiêm tốn học hỏi các thành viên trong nhóm.

- Năng lực riêng:

  • Nhận thức khoa học tự nhiên: Hiểu được sóng âm là sự lan truyền các dao động phát ra từ nguồn âm đến tai ta; thực hiện được thí nghiệm chứng minh sóng âm có thể truyền trong môi trường chất rắn, chất lỏng, chất khí; Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
  • Tìm hiểu khoa học tự nhiên: Tiến hành được thí nghiệm taoh sóng âm và sự truyền âm trong chất rắn, chất lỏng, chất khí.
  • Vận dụng kiến thức kĩ năng đã học: Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
  1. Phẩm chất:
  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.
  • Cẩn thận và thực hiện an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
  • Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên:

- SGK, SGV, Giáo án.

- Tranh vẽ, hình ảnh minh họa có liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Các dụng cụ thí nghiệm trong bài học.

- 2 bộ từ khóa cho trò chơi mở đầu.

- Đồ chơi điện thoại cốc giấy.

  1. Đối với học sinh:

- Sách giáo khoa

- Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập (nếu cần) theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS trước khi vào bài học mới.
  3. Nội dung: GV cho HS chơi trò chơi “Điện thoại cốc giấy”.
  4. Sản phẩm học tập: Đáp án cho trò chơi.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: chuyển giao nhiệm vụ

- GV nêu luật chơi và cách chơi: HS giơ tay xung chơi trò chơi. Trò chơi cần 2 đội, mỗi đội có 4 thành viên: 2 HS có vai trò đọc từ khóa vào một đầu dây, 2 HS còn lại lắng nghe âm thanh từ đầu dây bên kia và đoán từ khóa. Hai đội oẳn tù xì, đội thắng được chơi trước.

Lưu ý:

- Không được nói quá to, nếu các bạn HS khác trong lớp nghe được đáp án sẽ không được tính điểm từ khóa đó.

- Bộ từ khóa gợi ý:

  • Bộ 1: Sóng âm, âm thanh, rung động, màng nhĩ.
  • Bộ 2: Nguồn âm, dao động, truyền âm, giao thoa.

Bước 2 +3: Thực hiện nhiệm vụ, báo cáo, thảo luận

- HS lắng nghe luật chơi, cách chơi và hoạt động nhóm để chơi trò chơi.

Bước 4: Kết luận, nhận xét:

- GV nhận xét, đánh giá và dẫn dắt vào bài: Thông qua trò chơi vừa rồi ta có thể thấy âm thanh không chỉ truyền trong không khí mà nó còn truyền được trong chất rắn (là chiếc cốc nhựa). Liệu âm thanh có truyền được trong chất lỏng không? Bản chất của âm thanh là gì, chúng ta cùng nhau đi tìm hiểu Chủ để 5: Âm thanh - Bài 9: Sự truyền âm

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu về sự truyền âm trong không khí.

  1. Mục tiêu:
  • Thực hiện thí nghiệm tạo sóng âm (như gảy đàn, gõ vào thành kim loại,…) để chứng tỏ sóng âm có thể truyền được trong chất khí.
  • Giải thích được sự truyền sóng âm trong không khí.
  1. Nội dung: GV giảng giải, phân tích, yêu cầu HS đọc sgk, thảo luận, trả lời câu hỏi.
  2. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS cho các yêu cầu và câu hỏi của GV.
  3. Tổ chức thực hiện :

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1. GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS hoạt động nhóm 4 thực hiện yêu cầu sau:

+ Làm thí nghiệm dùng búa cao su gõ 3 lần vào nhanh của âm thoa. Quan sát hiện tượng.

+ Em có nghe thấy âm thanh do âm thoa phát ra không?

+ Quan sát bằng mắt thường, khi phát ra âm thanh thì âm thoa bị rung động hay đứng im một chỗ.

 

- Hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi 1 sgk trang 55.

 

 

-GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát hình 9.4 và 9.5 đồng thời nghiên cứu thông tin trong sgk, giải thích sự truyền âm thanh trong không khí diễn ra như thế nào?

 

 

 

- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân đọc phần em có biết sgk trang 55 và nêu biện pháp để bảo vệ tai.

 

Bước 2. HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi.

Bước 3. Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- Đại diện 2- 3 HS đứng dậy trình bày câu trả lời

- HS khác nhận xét, đánh giá, bổ sung

Bước 4. Đánh giá kết quả thực hiện

- GV đánh giá, nhận xét, kết luận, chuyển sang nội dung mới.

I. Sự truyền sóng âm trong không khí

1. Tạo sóng âm

Trả lời phần làm việc nhóm:

- Em có thể nghe được âm thanh phát ra từ chiếc âm thoa.

- Khi phát ra âm, các nhánh âm thoa đều rung động.

 

Kết luận:

- Vật phát ra âm được gọi là nguồn âm.

- Dao động là sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng.

=> Âm thanh (sóng âm) phát ra từ các vật dao động có thể truyền qua không khí đến tai người nghe.

- Trả lời câu hỏi 1 sgk trang 55:

Vị trí A là vị trí cân bằng

2. Sự truyền âm trong không khí

- Khi âm thoa dao động, cả hai nhánh của âm thành luận phiên cùng di chuyển lại gần và ra xa nhau.

- Khi di chuyển ra xa nhau, mỗi nhánh âm thoa đẩy lớp không khí ở mặt bên ngoài của chúng làm cho lớp không khí đó bị nén ( lớp không khí giữa chúng bị giãn ra)

- Khi di chuyển lại gần nhau, hai nhánh âm thoa làm giãn lớp không khí ở các mặt bên ngoài (lớp không khí giữa chứng bị nén lại.

- Quá trình dao động của hai nhánh âm thoa, khiến lớp không khí xung quanh bị giãn nén liên lục và truyền cho các lớp khí xung quanh.

- Trả lời phần em có biết

+ Các biện pháp bảo vệ tai:

l   Không để dị vật lọt vào trong tai.

l   Không ngoáy tai quá sâu.

l   Không nên nghe nhạc quá lớn.

l   Bảo vệ thính giác trong môi trường có độ ồn cao.

l   Thường xuyên kiểm tra thính giác.

l   Không sử dụng thuốc tùy tiện.

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
  • Trọn bộ word + Powerpoint: 600k/học kì - 650k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Khoa học tự nhiên 7 cánh diều theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 7 - SÁCH CÁNH DIỀU

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD PHẦN 1: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Giáo án KHTN 7 cánh diều bài 1: Nguyên tử
Giáo án KHTN 7 cánh diều bài 2: Nguyên tố hóa học

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

GIÁO ÁN WORD PHẦN 3: VẬT SỐNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 10: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

II. GIÁO ÁN POWERPOINT KHOA HỌC TỰ NHIÊN 7 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN 1: CHẤT VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA CHẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: NGUYÊN TỬ. NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần hóa học bài 2: Nguyên tố hóa học

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC

GIÁO ÁN POWERPOINT PHẦN 3: VẬT SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở SINH VẬT

Giáo án điện tử KHTN 7 cánh diều – Phần sinh học bài 22: Các yếu tố ảnh hưởng đến hô hấp tế bào

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 10: SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở SINH VẬT

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay